7 triệu chứng cận thị dễ nhận biết nhất

Cận thị là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Điều may mắn là các triệu chứng của cận thị khá dễ nhận biết. Do đó, chúng ta có thể sớm kiểm soát và cải thiện thị lực.

7 trieu chung can thi de nhan biet nhat 3fd 5546038

1. Tầm nhìn bị thu ngắn là triệu chứng của cận thị điển hình nhất

Đúng như tên gọi của nó, cận thị chính là tình trạng mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần, các vật ở khoảng cách xa sẽ bị mờ, thiếu độ nét. Bạn có thể đọc sách báo, nhưng lại không đọc rõ các biển hiệu ở trên đường. Bạn có thể xem điện thoại, nhưng khi ngồi xem tivi lại thấy các hình ảnh bị mờ nhòe. Tầm nhìn bị thu ngắn là triệu chứng của cận thị điển hình nhất và cũng dễ nhận biết nhất.

2. Thường xuyên nheo mắt hoặc nhắm 1 mắt để nhìn

Đây là triệu chứng của cận thị xảy ra khá vô thức. Bạn thường nheo mắt để cố gắng nhìn rõ một vật nào đó. Cận thị chính là tình trạng đường kính trước sau của nhãn cầu bị kéo giãn, khiến cho hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán, gây mờ. Nheo mắt chính là phản xạ tự nhiên nhằm điều chỉnh lại đường kính đó, giúp bạn nhìn rõ hơn.

7 trieu chung can thi de nhan biet nhat 8d7 5546038

Nheo mắt là triệu chứng của cận thị xảy ra trong vô thức. (Ảnh Internet).

Trong trường hợp, chỉ có 1 mắt bị cận thị thì triệu chứng của cận thị có thể là bạn nhắm một mắt khi tập trung nhìn vật nào đó. Nguyên nhân là do tầm nhìn của 2 mắt khác nhau nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ 2 mắt.

3. Thường xuyên chớp mắt, dụi mắt

Vì nhìn các vật đều bị mờ, không rõ nét, cảm giác như có 1 màn mỏng chắn trước mắt. Do đó, chúng ta thường vô thức chớp và dụi mắt với hi vọng bức màn mỏng đó biến mất, giúp chúng ta nhìn mọi vật rõ hơn.

Đây là triệu chứng của cận thị gây ra bởi sự “nhầm lẫn” của não bộ. Điều này cũng cảnh báo bạn đã bị tật khúc xạ là cận thị.

4. Mỏi mắt

Khi nhìn mọi thứ không rõ nét, mắt chúng ta phải cố gắng căng ra, điều tiết lại, nhìn tập trung hơn. Đồng nghĩa với việc mắt làm việc vất vả hơn. Đây chính là lý do những người bị cận thị rất dễ bị mỏi mắt.

5. Nhức đầu

Khi nhìn nhận một vật nào đó, tế bào cảm thụ ở mắt sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh. Các tín hiệu này thông qua hệ thần kinh thị giác sẽ được truyền lên não để phân tích và tạo ra hình ảnh. Ở người bị cận thị não bộ sẽ gặp khó khăn và vất vả hơn để phân tích hình ảnh.

Do đó, nếu phải nhìn tập trung, hoặc tham gia các hoạt động cần nhìn lâu và nhiều, người cận thị sẽ cảm thấy bị đau nhức đầu.

7 trieu chung can thi de nhan biet nhat 9d3 5546038

Nhức đầu cũng là một triệu chứng của cận thị điển hình, đặc biệt là khi mắt phải làm việc căng thẳng. (Ảnh Internet)

6. Mắt dễ bị nhạy cảm với ánh sáng

Triệu chứng của cận thị này khá dễ nhận biết. Khi ở trong vùng ánh sáng mạnh, hoặc nhìn trực tiếp và nguồn sáng, bạn sẽ bị nhức mắt và chảy nước mắt sống.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy đau đầu và buồn nôn. Bạn có xu hướng sợ ánh sáng ban ngày. Màn hình điện thoại và máy tính cũng khiến bạn chói và nhức mắt, khiến bạn chỉnh độ sáng về mức thấp hơn so với trước.

Vì mắt bạn có thể dễ nhạy cảm với ánh sáng hoặc rất yếu, do đó bạn cần biết Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị hiệu quả.

7. Khó nhìn trong bóng tối

Mắt có khả năng điều tiết và thích nghi rất tốt với những thay đổi trong môi trường sáng – tối. Tuy nhiên, khi bị cận thị, khả năng này của mắt cũng bị suy giảm nhanh chóng. Bạn sẽ cảm thấy gặp khó khăn khi hoạt động trong lúc trời tối hoặc chạng vạng. Chẳng hạn như khó lái xe ban đêm, khó nhìn và tìm đồ vật, khó định hướng được trong phòng tối như rạp chiếu phim.

Tuy nhiên khó nhìn trong bóng tối cũng có thể là triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể, chứng mù đêm hoặc các tình trạng về mắt khác. Do đó, để xác định chính xác vấn đề của mắt, bạn cần tới bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám.

Các nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực cho người cận thị

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị. Thực hiện đúng các nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực giúp đôi mắt của bạn sáng khoẻ hơn.

Đừng bỏ qua chúng nếu bạn mong muốn giảm độ cận thị cho đôi mắt của mình.

cac nguyen tac an uong giup cai thien thi luc cho nguoi can thi 4fc 5515255

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị. Trong đó chế độ ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân chính. Việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu khiến hoạt động thị lực bị suy giảm. Dưới đây là cácnguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực không thể bỏ qua dành cho người bị cận thị.

Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng B.Lein cho biết: Một chế độ ăn uống thừa đường, canxi, protein nhưng thiếu vitamin và khoáng chất khiến cận thị nặng hơn. Do đó để cải thiện thị lực của mình bạn cần thực hiện đúng các nguyên tắc ăn uống theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Tham khảo ngay một số nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực.

1. Bổ sung Vitamin A là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực

Vitamin A là dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực ở mức bình thường. Bổ sung vitamin là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực ở người bị cận vô cùng hiệu quả.

Cơ thể được cung cấp đủ vitamin A giúp cho quá trình tái sinh rhodopsin diễn ra nhanh chóng và đầy đủ hơn. Điều này giúp cho đôi mắt của bạn dễ dàng thích nghi với bóng tối, hạn chế tối đa chứng quáng gà.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đầy đủ vitamin A còn có tác dụng điều trị bệnh khô mắt. Đồng thời ngăn cản nguy cơ gây bệnh mềm giác mạc, loét giác mạc, nếp nhăn giác mạc và các triệu chứng khác ở người cận thị.

cac nguyen tac an uong giup cai thien thi luc cho nguoi can thi e83 5515255

Bổ sung vitamin A là nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực – Ảnh: Internet

Bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như: Gan động vật, dầu gan cá, trứng cá, trứng gà…

Các loại rau củ có màu cam hoặc xanh đậm như: cà rốt, rau bina, tỏi tây, khoai lang đỏ, bí ngô và ớt xanh… Các dưỡng chất trong thực phẩm khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.

2. Bổ sung vitamin B2 tốt cho mắt

Ở những người bị thiếu vitamin B2 thường xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như ngứa, rát b.ỏng m.ắt, sợ ánh sáng. Chảy nước mắt liên tục, viêm bờ mi, sung huyết. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị viêm kết mạc kết tụ quanh rìa.

Bổ sung đầy đủ vitamin B2 cho cơ thể là nguyên tắc ăn uống cần thiết giúp tăng cường thị lực. Bởi vitamin B2 giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắc tố ở võng mạc. Đây là dưỡng chất giúp mắt thích nghi với ánh sáng, tránh được các triệu chứng nhức mỏi, viêm mắt khó chịu.

Bên cạnh đó, vitamin B2 còn có tác dụng chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: Viêm giác mạc chấm nông, viêm kết mạc. Hoại tử và loét sâu do vi khuẩn. Chứng quáng gà và đục thủy tinh thể.

Vitamin B2 có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt, trứng, sữa, tim động vật… Do đó bạn cần bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện cận thị.

3. Nhóm thực phẩm giàu Lutein và zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là 2 loại hoạt chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng hỗ trợ tầm nhìn, bảo vệ mắt khỏi tác động của tia sáng xanh. Giảm thiểu các tổn thương cấu trúc, biểu mô thị giác.

Trong tự nhiên có tới 600 carotenoid. Tuy nhiên chỉ có hai loại là Lutein và Zeaxanthin có nồng độ cao ở võng mạc và điểm vàng mắt người.

Hai loại sắc tố có tác dụng hấp thu năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời. Ngăn chặn các tia hoại tử gây hại cho mắt. Thanh lọc ánh sáng xanh từ màn hình điện tử, hạn chế suy giảm thị lực do cận thị.

Cơ thể được bổ sung đầy đủ Lutein và Zeaxanthin giúp đôi mắt nhìn sự vật dễ dàng, rõ nét hơn. Bên cạnh đó nó có tác dụng chống mỏi mắt, giảm thiểu nguy cơ tăng độ do cận thị. Lutein và zeaxanthin có nhiều trong các loại rau củ như bí ngô, rau chân vịt, củ cải xanh, ngô, cà rốt, trứng, đậu xanh…

cac nguyen tac an uong giup cai thien thi luc cho nguoi can thi 1bc 5515255

Rau bina, thực phẩm giàu Lutein và zeaxanthin tốt cho mắt – Ảnh: Internet

4. Nguyên tắc bổ sung Crom và kẽm có lợi cho mắt

Người bị bệnh cận thị thường thiếu Crom và Kẽm. Để tăng cường thị lực bạn cần bổ sung hai loại khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Crom có khả năng chống tăng độ cận thị. Nó thường có trong các loại thực phẩm như: Gan bò, lòng đỏ trứng, men bia, bột mì thô, gạo lứt và đường đỏ, nước nho, nấm các loại…

Kẽm có tác dụng tăng cường thị lực vào ban đêm. Chống lại các nguy cơ gây bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng theo t.uổi tác. Võng mạc mắt là bộ phận chứa hàm lượng kẽm cao. Do đó bạn cần bổ sung thêm khoáng chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Cá biển, các loại hải sản như sò, hàu biển và gan, trứng là các loại thực phẩm giàu kẽm bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra sữa bột, bột ca cao, trà, rong biển, bột yến mạch, thịt bò… cũng là thực phẩm giàu kẽm. Điểm danh Những loại thực phẩm giàu kẽm và lợi ích của kẽm đối với sức khỏe con người.

5. Rau xanh và trái cây tươi là thực phẩm cần bổ sung tốt cho mắt

Các loại rau, củ và trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong hoa quả có tác dụng làm giảm tác hại của tia sáng và oxy. Bảo vệ thủy tinh thể, trì hoãn sự xuất hiện của chứng đục thủy tinh thể ở người bệnh.

Bổ sung vitamin C là cần thiết trong nguyên tắc ăn uống giúp cải thiện thị lực. Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong các loại trái cây tươi như táo gai, dâu tây, kiwi, hoa quả họ cam, quýt và rau củ có màu đỏ như ớt chuông, cà chua….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *