Chuyên trang Everyday Health mới đây dẫn một nghiên cứu mới cho hay chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần, làm giảm nguy cơ trầm cảm ở nữ giới.
Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tinh thần, làm giảm nguy cơ trầm cảm ở nữ giới – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu được các nhà khoa học Hàn Quốc tiến hành trên 5.807 phụ nữ có độ t.uổi trung bình là 47. Trong số đó có 2.949 người ở t.uổi t.iền mãn kinh và 2.858 người trong độ t.uổi mãn kinh.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất xơ sẽ ít có triệu chứng trầm cảm hơn. Đặc biệt, sau khi điều chỉnh các biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn tình trạng hôn nhân, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe… các nhà khoa học nhận thấy phụ nữ t.iền mãn kinh vẫn có nguy cơ trầm cảm thấp hơn nếu ăn đủ chất xơ, nhưng không có sự khác biệt đáng kể ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh.
PGS-TS Kim Jung-ha của Đại học Chung-ang (Seoul, Hàn Quốc), tác giả nghiên cứu, cho biết: “Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra lượng chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày có thể điều chỉnh sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó thúc đẩy sức khỏe não bộ bằng những ảnh hưởng lên chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào so sánh sự khác nhau giữa hai nhóm phụ nữ t.iền mãn kinh và mãn kinh”.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố đầy đủ trên Tạp chí Menopause: The Journal of the North American Menopause Society .
10 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Dù chưa có loại thuốc điều trị thực sự hiệu quả nào, song các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Reading, Anh mới đây đã chỉ ra 10 yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer (chứng sa sút trí nhớ).
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Theo nghiên cứu, trình độ học vấn càng cao, não bộ càng phát triển và càng nặng. Vì vậy, nếu như não bộ bị giảm 1/3 trọng lượng do sa sút trí nhớ, thì ngược lại một bộ não nặng hơn ngược sẽ tăng khả năng chống lại nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Hoạt động nhận thức
Giữ cho bộ não hoạt động cũng có thể giúp chống lại chứng sa sút trí tuệ. Các hoạt động như trò chơi ô chữ hoặc câu đố kích thích não bộ và có thể tăng cường kết nối giữa các tế bào não. Sự kết nối này bị phá vỡ khi bị sa sút trí tuệ. Do đó, chúng ta phải tiếp tục giữ cho bộ não của mình hoạt động, ngay cả khi về già. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc kích thích não bộ thực sự làm giảm nguy cơ phát triển Alzheimer.
Tăng huyết áp
Từ lâu các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa một trái tim khỏe mạnh và một bộ não khỏe mạnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đồng thời cho thấy, huyết áp cao ở t.uổi trung niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Tỷ lệ mắc bệnh tim ở những người cao huyết áp cao hơn ảnh hưởng đến việc cung cấp m.áu và chất dinh dưỡng lên não. Do đó, lượng m.áu cung cấp cho não giảm có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Hạ huyết áp thế đứng
Nghiên cứu này cho thấy không chỉ cao huyết áp, mà hạ huyết áp tư thế đứng cũng là một yếu tố nguy cơ. Hạ huyết áp tư thế đứng có nghĩa là huyết áp hạ bất thường khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm.
Do cơ thể không thể duy trì đủ lượng m.áu cung cấp cho não trong quá trình thay đổi tư thế, lâu ngày có thể gây suy nhược ảnh hưởng đến hoạt động của não do não thiếu oxy, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bệnh tiểu đường có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bởi vì căn bệnh này khiến cơ thể chúng ta không thể điều tiết insulin một cách thích hợp, có sự thay đổi trong cách các tế bào não giao tiếp và cách thức hoạt động trí nhớ, hai chức năng bị gián đoạn do bệnh Alzheimer.
Chấn thương đầu
Những chấn thương ở đầu trong quá khứ là một yếu tố nguy cơ. Có bằng chứng rõ ràng rằng chấn thương đó, chẳng hạn như chấn động, có thể góp phần phát triển chứng sa sút trí tuệ. Mối liên kết này được quan sát lần đầu tiên vào năm 1928.
Tuy nhiên, không chắc chắn liệu chấn thương đầu duy nhất hay lặp đi lặp lại là yếu tố góp phần. Nhưng rõ ràng tổn thương não do chấn thương đầu tương tự như tổn thương do sa sút trí tuệ. Cơ hội phát triển chứng mất trí nhớ sau này cũng tăng lên.
Sự tăng homocysteine m.áu (hyperhomocysteinemia)
Homocysteine là một axit amin tự nhiên có liên quan đến việc sản xuất các cơ chế bảo vệ của cơ thể, bao gồm các chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào. Mức homocysteine tăng cao trong m.áu của những người bị sa sút trí tuệ được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1998. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy mức độ cao của homocysteine làm tổn thương các tế bào não bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất năng lượng của não bộ. Tăng tiêu thụ folate và vitamin B12 có thể làm giảm mức homocysteine và do đó giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Trầm cảm
Những người bị bệnh Alzheimer thường bị trầm cảm, mặc dù không biết liệu trầm cảm có phải là nguyên nhân gốc rễ của bệnh Alzheimer hay chỉ là một triệu chứng. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, trầm cảm thực sự là một yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng các giai đoạn trầm cảm, đặc biệt là mười năm trước khi bắt đầu sa sút trí tuệ và nguy cơ cao hơn.
Trầm cảm làm tăng mức độ hóa chất có hại trong não. Sự mất cân bằng của các hóa chất này có thể dẫn đến mất tế bào não, làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
Căng thẳng
Cuối cùng, căng thẳng đã được xác định là một yếu tố nguy cơ. Về lâu dài, căng thẳng tấn công các tế bào miễn dịch của cơ thể, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hormone cortisol góp phần gây ra căng thẳng và có thể có tác động đến trí nhớ. Do đó, giảm căng thẳng và nồng độ cortisol có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ./.