Vệ sinh tay là một cách quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nếu không có xà phòng và nước thì nước rửa tay khô là lựa chọn ưu tiên.
Che mẹ cần hướng dẫn trẻ nhỏ cách sử dụng nước rửa tay khô để không làm tổn thương mắt.
Máy phân phát nước rửa tay khô đã xuất hiện ở các trung tâm thương mại, trường học, nơi làm việc và trên các phương tiện giao thông công cộng để giúp mọi người khử trùng tay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một hậu quả được ghi nhận ở Pháp là những chấn thương do hóa chất ở t.rẻ e.m, do vô tình để dung dịch vệ sinh vào mắt.
Số trường hợp t.rẻ e.m vô tình để mắt tiếp xúc với các hóa chất độc hại nhiều hơn gấp 7 lần do sử dụng nước rửa tay khô tính từ ngày 1/4/2020 đến ngày 24/8/2020 so với cùng kỳ năm 2019 – theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Chất độc Pháp. Tương tự, trong cùng khoảng thời gian này, 16 t.rẻ e.m được đưa vào bệnh viện nhãn khoa nhi ở Paris vì mắt của chúng bị dính nước rửa tay, trong khi chỉ có một b.é t.rai nhập viện với lý do tương tự vào năm 2019. Hai trường hợp nặng phải phẫu thuật để cấy ghép mô vào giác mạc.
Các ca bệnh đều được xác nhận là trẻ dưới 4 t.uổi. Các nhà nghiên cứu Pháp cho biết lý do khiến trẻ nhỏ bị nhập viện có thể là do máy đựng nước rửa tay khô thường có chiều cao 1 mét. Mặc dù đây là mức chỉ ngang độ cao của hông với hầu hết người lớn, nhưng đây là chiều cao ngang tầm mắt đối với trẻ nhỏ.
Tiến sĩ Kathryn Colby từ khoa Nhãn khoa của Trường Y Grossman tại Đại học New York cho biết: “Với việc sử dụng rộng rãi nước rửa tay ở nơi công cộng như hiện nay, không có gì bất ngờ khi trẻ nhỏ sẽ bị thu hút bởi những dụng cụ phân phối này”.
Theo cơ sở dữ liệu của Pháp, nước rửa tay chỉ chiếm 1,3% tổng số vụ tiếp xúc với hóa chất vào mắt ở t.rẻ e.m vào năm 2019. Con số đó là 9,9% vào năm 2020 và may mắn thay, các trường hợp chỉ bị tổn thương nhẹ.
Nhiều loại nước rửa tay có nồng độ ethanol cao, có thể tổn thương và làm c.hết các tế bào ở giác mạc.
Theo CNN, các bác sĩ ở Ấn Độ đã ghi nhận chi tiết về trường hợp hai trẻ vô tình nhỏ nước rửa tay vào mắt, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Một trẻ 4 t.uổi không thể mở mắt nhìn trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, trong khi một trẻ 5 t.uổi bị hỏng mí mắt. Cả hai trẻ đều hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị bằng nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt, nhưng bác sĩ cho biết cần phải xem xét những mối nguy hiểm tiềm ẩn của nước rửa tay ở những nơi công cộng và trường học.
Do đo, các bác sĩ đề nghị phụ huynh và giới chức địa phương chú ý các điểm sau:
– Khuyến khích rửa tay bằng xà phòng và nước thay vì nước rửa tay khô.
– Dạy trẻ cách sử dụng nước rửa tay khô.
– Có dụng cụ đựng nước rửa tay riêng biệt tại các cửa hàng và trung tâm thương mại cho t.rẻ e.m, tốt nhất là ở độ cao thấp hơn khuôn mặt của trẻ.
– Đặt các biển cảnh báo bên cạnh máy đựng nước rửa tay khô.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ cần đảm bảo rằng trong trường hợp trẻ bị dính nước rửa tay khô vào mắt, các bé phải cấp cứu nhanh nhất có thể để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, giảm thiểu hậu quả lâu dài của chấn thương hóa chất đối với mắt.
Cả gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư m.áu, món ăn ấm nóng, ngon lành này chính là nguyên nhân
Loại thực phẩm này tuy không có hại nhưng sản phẩm mà gia đình trên sử dụng lại bị tẩm formaldehyde hay thường gọi là formol.
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng của Trung Quốc là Sohu, Aboluowang… đã đưa tin về một gia đình có 4 người tại nước này (không rõ danh tính) lần lượt bị phát hiện mắc ung thư m.áu.
Ngay khi đọc được thông tin này, hẳn không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết vì lý do gì mà đồng loạt cả một gia đình cùng phát hiện mắc bệnh. Sau khi bác sĩ tìm hiểu, nguyên nhân gây bệnh được kết luận là do một món ăn trong bếp.
Theo báo cáo, gia đình 4 người trên khá khó khăn về kinh tế nên bố mẹ phải đi làm từ sáng đến tối mịt, không có thời gian nấu nướng. Cả nhà họ quyết định tích trữ mì trong nhà, đặc biệt họ thường lựa chọn loại mì không có nhãn mác rõ ràng để giá thành rẻ.
Một gia đình Trung Quốc 4 người bị chẩn đoán mắc ung thư m.áu (Minh họa).
Ăn nhiều mì, hay bún tuy không có hại nhưng loại mì mà gia đình trên sử dụng lại là mỳ kém chất lượng, bị tẩm formaldehyde hay thường gọi là formol. Trước đó, tại Trung Quốc đã có một số cơ sở bị phanh phui việc bổ sung formaldehyde khi sản xuất mì, bún để kéo dài thời gian sử dụng, tăng độ dai, giòn, tăng độ sáng của sợi mì, bún.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc WHO từng phân loại formol thuộc nhóm chất gây ung thư cho con người còn formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người.
Ăn mì tẩm formaldehyde là một trong những lý do khiến gia đình trên đến gần hơn với ung thư.
Formol là chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Chính vì vậy, người tiêu dùng khi mua mì, bún thường thấy sợi mì quá trắng và quá dai thì nên cảnh giác.
Với trường hợp của gia đình 4 người trên, bác sĩ cho biết ăn mì tẩm formaldehyde là một trong những lý do khiến họ đến gần hơn với ung thư.
Làm sao để có thể phân biệt mì có chứa formaldehyde hay không?
Theo các chuyên gia, chúng ta có thể phân biệt bún, mì tẩm Formaldehyde bằng một số tiêu chí sau đây:
1. Sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì. Mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn.
2. Thông thường, mì tươi hay bún tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày, nếu ở nhiệt độ phòng tốt nhất là ăn trong ngày nếu không sẽ có vị chua và hư hỏng. Nếu mì của bạn đã được tẩm formaldehyde thì có thể kéo dài đến 3-4 ngày.
3. Mì, bún sạch nên mua ở những nơi uy tín hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Mì không rõ nơi sản xuất, không có nhãn mác rất dễ bị tẩm formaldehyde.
4. Màu sắc khác nhau: Không nên mua sợi mì, bún quá trắng và trong. Bún bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh.
Ngoài bún, mì kém chất lượng, chúng ta còn có thể tiếp xúc với formaldehyde qua con đường nào?
1. Một số loại quần áo
Formaldehyde thường được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, đặc biệt là quần áo t.rẻ e.m để chống nhăn, chống co rút, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu. Vì vậy, khi mua quần áo t.rẻ e.m, phụ huynh nên chọn những nhãn hiệu thời trang uy tín, càng ít in hoạ tiết càng tốt. Trước khi cho con mặc đồ mới cần phải giặt sạch và phơi khô.
2. Ốp điện thoại kém chất lượng
Đài CCTV (Trung Quốc) từng thực hiện một thí nghiệm trên 3 chiếc ốp điện thoại theo từng loại chất liệu: nhựa, silicone và da… Khi nhiệt độ trong cabin thí nghiệm được tăng lên 45 độ C, những chiếc ốp điện thoại này đã phát ra một loại một khí rất độc, đó chính là formaldehyde.
3. Bát giả sứ kém chất lượng
Bát giả sứ có thành phần chính là nhựa melamine, chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị p.hân h.ủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde.
4. Sơn móng tay
Cơ quan Bảo vệ Môi trường thuộc bang California, Mỹ đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các loại sơn móng tay trong khu vực. Kết quả là 12 trong số 25 sản phẩm được kiểm tra có chứa formaldehyde.