Cuộc sống của con người hiện đại áp lực tương đối cao, râu và tóc dễ bị bạc trắng rất sớm, thận yếu, xương khớp đau mỏi. Đây là nhóm người rất thích hợp để ăn vừng đen.
Vừng đen vốn là thực phẩm hàng đầu trong ngăn bếp
Vừng đen từ xưa đã được Đông y đ.ánh giá và công nhận là vị thuốc bổ thận tráng dương, đen tóc rất tốt.
Đông y cho rằng vừng đen có tác dụng bổ gan thận, dưỡng tinh khí huyết, dưỡng ẩm đường ruột, nhuận tràng, thường được dùng để chữa hoa mắt, chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, râu tóc bạc sớm do khí huyết trong gan thận không đủ.
Ngoài ra, vừng đen còn có tác dụng bổ gan thận và dưỡng huyết, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón và khô da do âm dịch thiếu hụt.
Dưới đây là một bài thuốc với vừng đen được các chuyên gia Đông y khuyến khích sử dụng.
Bánh vừng đen mã thầy nổi tiếng bổ thận, làm đen tóc, giúp răng, xương chắc khỏe
Nguyên liệu:
100 gam hạt vừng đen.
100 gam đường phèn.
140 gam bột củ mã thầy.
15 gam bột gạo nếp.
Mã thầy
Cách làm:
Đun sôi một nồi nước cho tan đường phèn, sau đó để nguội.
Giã hạt vừng đen thành bột vừng đen, trộn đều bột gạo nếp, thêm khoảng 150ml nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Sau khi nước đường nguội thì cho bột mã thầy vào khuấy đều.
Trộn đều vừng và hỗn hợp bột mã thầy cho đều.
Chia thành 1/8 dàn lên trên khay hấp rồi hấp 3 phút. Sau đó lấy 1/8 đổ tiếp lên trên và hấp thêm 3 phút, cứ tiếp tục như vậy lớp cuối hấp lâu hơn, khoảng 6- 8 phút. Làm như một chiếc bánh nhiều lớp.
Sau khi hấp chín, bạn vớt ra để nguội, thái miếng vừa ăn.
Cuộc sống của con người hiện đại áp lực tương đối cao, râu và tóc dễ bị bạc trắng rất sớm. Đây là nhóm người rất thích hợp để ăn hạt vừng đen.
Mùa thu và mùa đông là mùa tốt nhất để bổ sung món này vì có thể bổ sung năng lượng và giúp tích trữ năng lượng, tác dụng bổ âm tương đối tốt.
Hạt vừng đen có tính chất dịu nhẹ và phù hợp với mọi lứa t.uổi.
Bài viết này của chuyên gia Đông y Dương Chí Mẫn, bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông, và là phó chủ tịch bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông, TQ.
Lựa chọn thực phẩm giúp cơ thể khỏe trong mùa đông
Mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, khiến cơ thể khó thích nghi, những người có sức đề kháng kém dễ mắc cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
Ảnh minh họa
Bên cạnh việc tập luyện, mặc quần áo ấm thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông.
Các thực phẩm giàu protein là những thực phẩm hàng đầu giúp cơ thể tăng nhiệt, chống rét, tăng sức đề kháng tốt hơn so với thực phẩm chứa tinh bột hoặc chất béo.
Thực phẩm giàu iốt có trong rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến, hạt hướng dương, vừng đen là nguyên liệu chính tổng hợp hormon tuyến giáp, có thể thúc đẩy protein, carbonhydrat, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng sinh ra nhiệt giữ ấm cơ thể.
Trong mùa đông, quá trình chuyển hóa các vitamin cũng diễn ra nhanh hơn, do đó cần bổ sung kịp thời chúng qua các loại thực phẩm: Gan động vật, cà rốt, rau màu xanh đậm, các loại hạt, cá biển, các sản phẩm từ đậu nành…
Ngoài ra, thực phẩm có lợi cho cơ thể trong mùa đông còn có: Bí đỏ chứa nhiều vitamin A cùng các nguyên tố vi lượng; cải xanh giàu sắt, canxi, kali, vitamin C; giá đỗ chứa nhiều protein, sắt; rau diếp tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật cho cơ thể…
Còn theo đông y, các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng cũng có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Mùa đông thường đi tiểu nhiều, ăn đồ chua như cam, quýt có thể giảm bớt tiểu tiện. Còn những chất dạng kiềm chứa trong thực phẩm vị đắng có tác dụng tiêu viêm. Thực phẩm có vị ngọt có tác dụng bồi bổ, ngừa co giật…
Khi chế biến thực phẩm có thể thêm các gia vị để giữ ấm. Nên xào lẫn các loại rau gia vị, hành, tỏi trong thức ăn, bởi những loại thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, chuyển hóa trong cơ thể.