Nấm mốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Vậy ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có nguy hiểm không? Loại thực phẩm nào dễ bị nấm mốc?
Nấm mốc là một loại bào tử cực nhỏ sống trên thực vật hoặc động vật. Khi bào tử gặp môi trường ẩm ướt, nhất là khi thức ăn không được bảo quản đúng cách chúng sẽ phát triển thành nấm mốc, gây hư thối thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có nguy hiểm không?
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, ngộ độc thực phẩm do nấm mốc hoàn toàn có thể gây nguy hại cho cơ thể của bạn. Một số loại nấm mốc khiến cơ thể bị dị ứng đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp. Một số loại khác sẽ sản sinh ra độc tố, khi bạn ăn phải rất dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có thể xảy ra ở dạng cấp tính. Nhưng phần lớn là ngộ độc mãn tính do cơ thể tích lũy dần lượng nhỏ độc tố do nấm mốc tiết ra. Lâu dần có thể dẫn đến những bệnh hiểm nghèo như: Ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins….
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người – Ảnh: Internet
Với trường hợp ngộ độc nhẹ do chỉ sử dụng thực phẩm với lượng nhỏ, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy, nhức đầu…
2. Các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc có thể gây ngộ độc
Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc có thể gặp phải khi bạn ăn những loại thức ăn dưới đây.
2.1. Bánh chưng bị chua, mốc
Khi ăn bánh chưng đã bị chua hoặc xuất hiện mốc meo sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể. Nó có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do nấm mốc mãn tính. Nguyên nhân là do bánh chưng có độ ẩm cao, giàu dưỡng chất. Đây là môi trường thích hợp khiến thực phẩm dễ lên men, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Một số chủng nấm như glucoza, mantoza tạo thành acid gluconic, acid fumatic,… khiến bánh bị chua. Các loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và Penicillium có thể tiết ra độc tố, gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, để tránh ngộ độc, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ bánh chưng có dấu hiệu bị hỏng.
2.2. Mứt hoa quả, đồ ăn ngọt
Mứt hoa quả, bánh kẹo ngọt hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do nấm mốc. Thực phẩm để lâu trong điều kiện bảo quản kém khiến nấm mốc phát triển. Chúng làm thay đổi màu sắc, mùi vị của thức ăn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Do đó, nếu bánh ngọt, mứt hoa quả bị chảy nước, biến đổi màu bạn cần vứt bỏ ngay.
Mứt hoa quả hết hạn sử dụng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do nấm mốc – Ảnh: Internet
2.3. Các loại ngũ cốc, lương thực dạng hạt
Các loại hạt như đậu nành, lạc, hạt điều, ngô, gạo,… rất dễ bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Ăn phải ngũ cốc bị hỏng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Không ít trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc khi ngăn ngũ cốc quá hạn.
Một trong những vi nấm gây nguy hiểm nhất chính là độc tố Aflatoxin có trong gạo, ngô, lạc… bị ẩm mốc. Ngoài gây ngộ độc cấp tính, nó còn tích lũy trong cơ thể dẫn đến ung thư. Độc tố Aflatoxin rất khó phân giải bởi hóa chất hay nhiệt độ cao. Tốt hơn hết bạn không nên sử dụng thực phẩm, ngũ cốc bị ẩm mốc làm thức ăn.
3. Cách xử lý và phòng tránh ngộ độc do nấm mốc
Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, việc đầu tiên bạn cần làm là ngưng sử dụng thức ăn đó. Giữ lại thức ăn thừa, chất nôn, nước tiểu… để xét nghiệm và cấp cứu kịp thời.
Có thể xử trí cấp cứu tại nhà bằng cách cho người bị ngộ độc nôn hết các thức ăn đã ăn. Điều này sẽ hạn chế phần nào sự hấp thu chất độc ở ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn thương quá nặng.
Có thể cho người bệnh nôn bằng cách móc họng. Sau đó đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện ngay lập tức để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, bạn cần bảo quản đồ ăn đúng cách. Để thực phẩm khô ở nơi thoáng mát. Cân nhắc việc bảo quản thực phẩm ở ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh tùy loại.
Bỏ thức ăn bị nấm mốc để phòng tránh ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet
Khi phát hiện màu sắc, hình dáng, mùi vị của thực phẩm bị biến đổi. Nó có sự khác biệt so với đặc trưng của món ăn, hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần loại bỏ. Việc rửa, chế biến lại các loại thực phẩm đã bị nấm mốc hoàn toàn không khả thi. Bởi độc tốc của nấm mốc trong thức ăn không bị phân giải hoàn toàn bởi nhiệt độ hoặc nước.
Cuối năm là thời điểm mua sắm, tiêu dùng thực phẩm tăng cao. Vì thế, để tránh bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc bạn cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo quản, chế biến hợp lý, ngăn chặn hoàn toàn các nguy cơ có thể xảy ra. Đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc để được điều trị kịp thời.
Đau khớp gối ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
Bệnh đau khớp khiến người bệnh đau đớn cảm thấy sống không bằng c.hết, ăn không ngon, ngủ không yên, không làm ăn gì được… và nhiều người không muốn đi chữa vì tốn kém và chỉ đỡ một thời gian lại mắc lại khi trời ẩm ướt, lạnh giá. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn uống, người bệnh sẽ đỡ đau rất nhiều.
Đau khớp kiêng ăn gì?
Thời tiết chuyển mùa nên thay đổi thất thường, nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhiều: sáng trời lạnh, trưa nắng gắt… khiến người mắc bệnh xương khớp rất khổ sở vì phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng và vận động các khớp rất khó khăn.
Bệnh khớp làm cho người bệnh sống không bằng c.hết, ăn không ngon, ngủ không yên, không làm ăn gì được, cầm nắm đồ đạc khó khăn mà phát khóc… Nhưng người bệnh không dám chữa triệt để vì hầu hết các phương pháp y học cổ truyền như: Châm cứu, cẩy chỉ, giác hơi, cứu ngải, đắp thuốc, uống thuốc, chiếu đèn, kéo giãn, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, tiêm thuốc… mà bệnh chỉ giảm chứ không khỏi, và mỗi khi trái gió trở trời, mùa đông lạnh giá bệnh lại tái phát.
Trời lạnh, mưa ẩm rất nhiều người khổ sở vì bệnh khớp. Ảnh minh họa.
Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào, ngoài dùng thuốc chữa bệnh, người bệnh khớp cần chú ý kiêng khem khi ăn uống. Cụ thể những người bị đau khớp chú ý kiêng kị những món sau:
1. Bắp ngô: Bắp ngô có chứa các hoạt chất gây ra dị ứng dưới dạng viêm khớp do đó người bệnh cần chú ý
2. Thực phẩm chứa nhiều muối: Muối làm ngăn cản sự hấp thu canxi trong xương từ đó gây ra loãng xương.
3. Thịt đỏ: Thịt đỏ có chứa lượng đạm rất cao khiến tình trạng viêm trong cơ thể càng trở nên nặng hơn
4. Thực phẩm chứa cholesterol cao: Các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á, cà phê…khiến tình trạng đau đầu gối tồi tệ hơn, xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa
5. Thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic: Những thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic như quả mận, củ cải đường, việt quất
6. Đồ ăn ngọt
7. Xúc xích và dăm bông: Người mắc chứng đau khớp gối cần tuyệt đối không nên sử dụng vì chúng khiến hàm lượng lipit có trong m.áu tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng không tốt đối với người bệnh xương khớp, khiến cơn đau càng trở nên dữ dội hơn.
Rau củ quả rất tốt cho người đau khớp. Ảnh minh họa.
Những món ăn tốt cho người đau khớp
Bên cạnh các món kiêng ăn thì cần ăn uống những món sau:
1. Các loại rau lá xanh và trái cây: Một số loại rau nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh như cải bó xôi, rau cần, rau cải, súp lơ… có tác dụng cải thiện triệu chứng sưng đầu gối của người bệnh.
2. Cá: Nên ăn các loại cá biển thường xuyên như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá tuyết…giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm đau và giảm cứng khớp vào buổi sáng ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
3. Hành tây: Hành tây chứa thành phần quercetin có tính kháng viêm mạnh giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, giảm khó chịu do hiện tượng đau khớp gối gây ra.
4. Nước cam: Những người được cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết ít bị những cơn đau liên quan tới thoái hóa khớp gối h.ành h.ạ.
5. Gừng và nghệ.
Đuôi lợn hầm Ý dĩ là dược thiện cho người đau khớp. Ảnh minh họa.
Dược thiện cho người đau nhức xương khớp
Một số món ăn dược thiện hỗ trợ cho người bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp ăn trong khi uống thuốc Đông y, Tây y đạt hiệu quả nhanh hơn:
Gà ác chưng táo Tàu
Gà ác 1 con, Táo tàu đen 10 quả, Hoài sơn 15g, Câu kỷ tử 10g, Y dĩ 15g, Hành tím 2 củ, gia vị vừa đủ.
Làm gà sạch, bỏ bộ lòng.
Hành tím bóc vỏ nướng chín; ý dĩ ngâm nở rửa sạch; các vị khác rửa sạch để ráo.
Đặt gà ác vào thố, cho các vị thuốc vào, đổ nước vừa đủ, chưng cách thủy khoảng 1,5 giờ thì nêm nếm lại gia vị, thả hành tím vào, chưng thêm 30 phút nữa.
Lấy thịt gà ra, rắc hạt tiêu, ăn nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn 7-10 ngày. Tác dụng: kiện tỳ bổ thận, chữa xương khớp tê, đau nhức.
Người đau khớp rất cần bồi bổ bằng các dược thiện. Ảnh minh họa.
Gà hầm đương quy
Gà 1 con nhỏ, Đương quy 15g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Thăng ma 8g, Mộc qua 12g, Ý dĩ 12g, Hành lá, Gừng, Rượu trắng, bột gia vị vừa đủ.
Gà làm sạch, bỏ bộ lòng. Tất cả các vị thuốc cho vào bát to cùng với hành giã nhuyễn, gừng cắt sợi, bột gia vị vào trộn đều, thêm ít rượu, tất cả cho vào bụng gà, may kín lại, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm khoảng 2 giờ.
Bắc ra thả hành lá đã cắt khúc, rắc tiêu, ăn nóng. Cách ngày ăn 1 lần, liên tục 7 lần. Tác dụng: chữa suy nhược cơ thể, cảm nhiễm phong hàn thấp khí, xương khớp đau nhức.
Đuôi lợn hầm ý dĩ
Đuôi lợn 1 cái, Táo tàu 5 quả, Ý dĩ 30g, Tục đoạn 20g, Đỗ trọng 20g, Hành lá, bột gia vị, tiêu bột, dầu ăn một ít.
Ý dĩ, tục đoạn, đỗ trọng rửa sạch cho vào nồi, đổ 800ml nước sắc còn 400ml, lấy nước thuốc này để nấu canh.
Đuôi lợn cạo lông rửa sạch, chặt khúc. Hành lá rửa sạch, cắt khúc.
Đun dầu nóng, thả cọng hành phi thơm, cho tiếp gừng đã thái sợi xào chung rồi cho đuôi lợn vào trộn đều. Khi những miếng đuôi lợn săn lại thì đổ thêm ít nước, bột gia vị xào tiếp. Khi đuôi lợn thấm đều, đổ 400ml nước thuốc đã sắc vào nấu hầm khoảng 1 giờ thì cho Táo tàu vào hầm chung.
Thịt, táo chín mềm thì nêm nếm lại, rắc hành lá, tiêu bột vào, ăn nóng. Ăn liên tục 7-10 ngày. Tác dụng: chữa tỳ thận hư, đau nhức các xương khớp, vận động khó khăn.
Cháo ớt thịt dê
Ớt cay 25g, thịt dê chín 100g, ít mỡ lợn, hành gừng hạt tiêu, bột gia vị vừa đủ, gạo tẻ 100g.
Thịt dê và ớt cắt nhỏ. Gạo đã vo sạch cho vào nồi nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi cho thịt dê, ớt cùng các gia vị khác nấu thành cháo, cho tiếp mỡ lợn, gừng, hành, bột gia vị, tiêu bột là được.
Món này ăn trong ngày. Tác dụng: ôn trung, trừ hàn, khai vị, giúp ăn uống tốt, trừ xương khớp tay chân đau nhức.
Cháo cá trê, đậu đen
Cá trê 400g, gạo nếp 200g, đậu đen xanh lòng 200g, ý dĩ 20g, trần bì 1 miếng; bột gia vị, hành tím 4 – 5 củ, mùi ta, tiêu bột vừa đủ.
Đậu đen ngâm qua đêm cho nở, rửa sạch. Cá trê rửa sạch để ráo. Trần bì ngâm nước 15 phút, rửa sạch bỏ lớp trắng. Gạo nếp, ý dĩ vo sạch. Hành tím nướng chín bóc vỏ sạch.
Gạo nếp, cá, đậu đen, trần bì, ý dĩ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo. Khi đậu và gạo nếp chín nhừ thì thêm bột gia vị và củ hành tím đã nướng chín vào; nấu thêm khoảng 10 phút, nếm vừa miệng là được.
Trước khi ăn cháo rắc bột tiêu và rau mùi ta cắt nhỏ vào bát. Tác dụng: bồi bổ cơ thể, thông huyết, chữa tay chân nhức mỏi, hoa mắt ù tai chóng mặt.
Canh ba ba đỗ trọng
Thịt ba ba 100g, đỗ trọng 15g, ít bột gia vị. Đỗ trọng nấu kỹ lấy nước cốt; ba ba làm sạch, bỏ ruột cho vào nồi, đổ nước đun 5 phút vớt ra, lọc lấy thịt rồi cho vào nồi cùng đỗ trọng nấu chín nhừ, nêm bột gia vị. Ăn kèm trong bữa cơm. Tác dụng: bổ gan thận, cường tráng x.ương c.ốt, chữa chân tay, lưng đau mỏi do gan thận yếu.