Tuy chúng ta vẫn biết tầm quan trọng của việc uống nước nhưng đối với nhiều người, thói quen này không có sẵn trong danh sách những việc phải làm.
Điều đáng nói ở đây, mất nước không chỉ khiến bạn cảm thấy khát – một triệu chứng phổ biến, mà còn âm thầm biểu hiện bằng những cách mà bạn ít ngờ tới nhất. Trong những ngày giao mùa thế này, chúng ta cần phải quan sát và lắng nghe cơ thể nhiều hơn.
Lượng nước mỗi người cần là khác nhau
Có thể bạn đã nghe quy tắc 8 cốc nước mỗi ngày nhưng lượng nước mỗi người nên uống là khác nhau. Ngoài việc cung cấp đủ nước, duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm cấp nước như trái cây và rau quả cũng quan trọng không kém để bổ sung chất lỏng đã mất.
Tiến sĩ Seth Smith, Phó giáo sư lâm sàng tại Khoa Chỉnh hình và Phục hồi chức năng của Đại học Florida cho biết: t.rẻ e.m và người lớn t.uổi có xu hướng cần nhiều nước hơn để giữ nước. Những người đang dùng một số loại thuốc, có t.iền sử bệnh tim mạch, hoặc gần đây đã mắc bệnh do vi-rút cũng cần uống nhiều hơn. Một người nặng khoảng 68kg – 70kg có khoảng 5 lít nước trong cơ thể và nếu hoạt động nhiều, có thể mất tới 2 lít nước qua mồ hôi trong quá trình tập luyện.
Hầu hết mọi người có thể chịu được sự sụt giảm 3-4% tổng lượng nước trong cơ thể mà không gặp khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn sẽ cảm thấy khát nước khi mất khoảng 5-8% và kéo theo đó là mệt mỏi, chóng mặt nhẹ.
Trong khi đó, mất hơn 10% tổng lượng nước cơ thể có thể gây suy giảm thể chất và tinh thần; t.ử v.ong sẽ xảy ra khi con số lên đến 15 đến 25%. Dó đó để tránh mất nước trong một thời gian dài, việc lắng nghe các tín hiệu của cơ thể là vô cùng quan trọng.
Khô môi
Đây là một cách khác mà cơ thể cho bạn biết rằng nó cần nhiều nước hơn. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho môi cũng chỉ là giải pháp tạm thời chống nứt nẻ môi là chính, chủ yếu là nên dùng trong những ngày trời lạnh nhiệt độ xuống thấp. Trên thực tế, cơ thể bạn không thể tạo đủ nước bọt nếu không có đủ chất lỏng. Nếu hơi thở bạn có mùi, có thể do khô miệng.
Da khô
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và cũng giống như bất kỳ cơ quan khác, nó cần được cung cấp đủ lượng m.áu để hoạt động. Nếu bạn nhận thấy da của mình khô hơn bình thường, đừng chỉ biết tìm đến kem dưỡng ẩm hay nghĩ rằng đắp mặt nạ cấp ẩm là êm chuyện. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn không có đủ tổng lượng nước trong cơ thể và nên bổ sung nhiều nước hơn vào chế độ ăn uống của mình.
Nước tiểu sẫm màu và tuần suất bài tiết thấp
Tổng lượng nước trong cơ thể bạn càng nhiều, nước tiểu của bạn càng trong. Nếu nó có màu đậm hơn, điều đó có nghĩa là nó đậm đặc hơn. Nước giúp thận loại bỏ chất thải ra khỏi m.áu dưới dạng nước tiểu. Nếu thận của bạn không nhận đủ nước để mang chất thải ra khỏi cơ thể, thì đơn giản là bạn sẽ không đi tiểu thường xuyên. Khi bạn ở trong tình trạng mất nước trong một thời gian dài, các chất khoáng, chất thải kết dính với nhau tạo ra sỏi thận. Không chỉ hệ thống thận của bạn phụ thuộc vào nước để hoạt động, mà tất cả các hệ thống chính trong cơ thể bạn đều cần, bao gồm tim, não và phổi.
Táo bón
Giống như hệ thống thận, hệ thống tiêu hóa cần nhiều nước để hoạt động trơn tru. Nước cho phép thức ăn di chuyển qua ruột, đồng thời giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Táo bón là dấu hiệu cho thấy không có đủ chất lỏng để vận chuyển chất thải ra ngoài cơ thể.
Huyết áp thấp
Hơn một nửa lượng m.áu trong cơ thể là huyết tương – phần chất lỏng của m.áu và được tạo thành từ nước, protein và muối. Nếu không có đủ nước trong huyết tương của bạn, m.áu sẽ trở nên cô đặc hơn và sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các cơ quan cần nó.
Các cơ bị co cứng
Khi bạn mất nước, m.áu của bạn trở nên cô đặc hơn và vì vậy tổng thể tích m.áu trong cơ thể sẽ giảm xuống. Khi bạn không cung cấp đủ nước, cơ thể buộc phải cân nhắc xem bộ phận nào cần m.áu nhất? Trái tim tất nhiên sẽ giành phần thắng so với các cơ bắp và vì vậy những cơn co cứng cơ bắt đầu xuất hiện.
Mệt mỏi
Đôi khi mệt mỏi không đơn thuần là thiếu ngủ hay làm việc căng thẳng, mà còn xuất phát từ nguyên nhân sâu xa. Tất cả mọi thứ từ trạng thái uể oải vào giữa buổi chiều đến mệt mỏi quá mức đều có thể do mất nước. Khi bạn không có đủ nước trong cơ thể, huyết áp giảm, lưu lượng m.áu đến não chậm lại và nhịp tim tăng lên… và những điều này góp phần khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
Nhức đầu
Nếu não của bạn không nhận đủ chất lỏng để hoạt động bình thường, một loạt các triệu chứng sẽ xuất hiện sau đó và đau đầu/đau nửa đầu là phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy lâng lâng, chóng mặt, mất dần ý thức, mắt mờ và thậm chí là ngất xỉu thì cơ thể đang thiếu nước trầm trọng.
Bác sĩ Nhi khoa mách 5 bí quyết chăm sóc khi trẻ bị ốm lúc giao mùa
Sự thay đổi khí hậu một cách thất thường và đột ngột làm hệ miễn dịch của nhiều trẻ trở nên “mong manh” hơn, từ đó tạo điều kiện cho virus gây bệnh dễ dàng phát triển và lan truyền.
Trên trang cá nhân của Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2 đã đưa ra những chỉ dẫn chi tiết về cách chăm sóc khi trẻ bị ốm trong thời điểm giao mùa.
Cũng theo BS. Hoàng Quốc Tưởng, trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm kèm theo sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm,… Tuy nhiên hầu hết đều là các bệnh lành tính và ít gây biến chứng nếu biết cách chăm sóc trẻ.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2
Chích ngừa cúm đầy đủ
Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp và có những biến chứng khá nặng nề. Do vậy, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm chính là tiêm phòng. Chích ngừa vắc-xin cúm cho t.rẻ e.m giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm.
Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96-97%. Trẻ đã tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ các biến chứng nặng của cúm, thời gian bị bệnh ngắn hơn trẻ chưa tiêm ngừa. Theo đó, để đối phó với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, nên chích ngừa vắc ngừa xin cúm vào khoảng tháng 10, 11 hàng năm.
Song, với những trẻ dưới 6 tháng được nhận miễn dịch từ mẹ, nên nếu mẹ có chích ngừa cúm trước hoặc trong mang thai mà cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Còn với những trẻ trên 6 tháng hoàn toàn có thể chích ngừa.
Đừng bất chấp tìm mọi cách hạ sốt ngay tức thì
Khi trẻ sốt, nhiều cha mẹ lo sợ các biến chứng do sốt gây ra nên đã cố bất chấp tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì thế, điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
Lúc này, thuốc hạ sốt an toàn có thành phần Paracetamol với liều 10 -15 mg/kg/ 1 lần uống, uống cách 4 – 6h, một ngày có thể uống tối đa 5 lần. Ví dụ trẻ nặng 5 – 8kg uong 1 goi Hapacol 80/lần; trẻ nặng 10 – 15kg uong 1 goi Hapacol 150/lần; trẻ nặng 16 – 25kg uong 1 goi Hapacol 250/lần.
Điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. (Ảnh: Internet)
Bình tĩnh khi con ho
Ngoài sốt, ho nhiều khi cũng không phải là một dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường mặc định con bị viêm phổi khi chúng có biểu hiện ho.
Điều này không đúng. Bởi, nguyên nhân ho thường gặp ở t.rẻ e.m là viêm hô hấp trên do virus. Do đó, triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2,3 của bệnh và kéo dài từ 10 – 14 ngày. Ho là cách phòng vệ của cơ thể trong việc cố tống xuất những thứ như đàm nhớt, vật chất vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Bởi thế, ho thật sự không đáng lo. Ho chỉ thực sự đáng lo khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng t.uổi hoặc ho đi kèm với sốt cao, bỏ bú, thở mệt, thở nhanh, thở co lõm, thở rít.
Để làm giảm cơn ho cho trẻ, đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể dùng muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi con ngủ sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
Đối với trẻ dưới 12 tháng việc uống các loại siro ho hay mật ong không được khuyến cáo.
Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng phương pháp waterpik giúp đường thở thông thoáng, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy là việc không được khuyến cáo
Khi trẻ bị tiêu lỏng và ói, bố mẹ cần quan sát tính chất phân của trẻ để tìm ra nguyên nhân.
Theo đó, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy không được khuyến cáo.
Nếu phân đục như nước vo gạo, phân có nhầy m.áu, hoặc trẻ có mất nước nhiều, li bì hoặc ói liên tục dù không ăn uống gì. Lúc này nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay đừng chần chừ.
Bên cạnh đó, nếu con chỉ ói và tiêu lỏng ít, hãy bình tĩnh bù nước cho con. Mẹ có thể sử dụng gói bù nước cho trẻ. Đồng thời vẫn tiếp tục cho trẻ ăn uống chậm từng chút một.
Lúc này, việc bố mẹ cần nỗ lực là làm sao cho trẻ uống được nhiều nước để tránh mất nước. Tình trạng ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 – 7 ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. (Ảnh: Internet)
Cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài các biện pháp chữa trị kể trên, trong quá trình chăm sóc trẻ bị ốm vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc cân bằng các yếu tố dinh dưỡng thông qua mỗi bữa ăn hàng ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. Vì lẽ đó, bố mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất, trong đó đạm là cấu thành các tế bào miễn dịch, còn các vi chất là chất xúc tác quan trọng cho nhiều phản ứng sinh học, đáp ứng miễn dịch.
Kẽm và sắt là hai vi chất vô cùng quan trọng nên bố mẹ chú ý chọn thực phẩm có giàu sắt và kẽm.
Thịt bò, thịt gà, cá, trứng và hải sản là thực phẩm giàu kẽm và sắt mà các bố mẹ có thể lựa chọn cho con. Ngoài ra trái cây có màu vàng, cam, đỏ như cam, bưởi, cà rốt, ổi, cà chua cung cấp những chất chống oxy hoá quan trọng như vitamin C và vitamin A cũng nên được chú trọng.
Trong giai đoạn này, các bệnh thường sẽ kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên điều bố mẹ cần là bình tình theo dõi các biểu hiện của con để có thể giúp con hạn chế phải điều trị thuốc một cách không cần thiết mà vẫn an toàn vượt qua những cơn bệnh lúc giao mùa này!
Bài viết được tham khảo bởi ý kiến của BS. Hoàng Quốc Tưởng (Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2).