Nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương đùi và xương mu cô giáo mầm non đã được bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị sốc n.hiễm t.rùng, t.ử v.ong.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đang chia sẻ thông tin về trường hợp t.ử v.ong thương tâm của một giáo viên mầm non là cô N.P.N. (25 t.uổi, ngụ tại quận 6, TPHCM). Phía gia đình cho rằng, cái c.hết của bệnh nhân chứa nhiều uẩn khúc vì chỉ mổ xương đùi nhưng lại m.ất m.ạng. Bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị, khi gia đình cho rằng bác sĩ đã phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, bệnh nhân đã t.ử v.ong nhưng vẫn bắt đóng tạm ứng viện phí để lọc m.áu… khiến gia đình bức xúc.
Nữ giáo viên mầm non không may gặp tai nạn giao thông, bị đa chấn thương nặng
Liên quan đến ca bệnh trên, phóng viên Dân trí đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Nhân Dân 115 để tìm hiểu vụ việc. Thông tin từ BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, ngày 9/12/2020, chị N.P.N. không may gặp tai nạn giao thông phải chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng rất nặng.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị đa chấn thương, trong đó có vết thương lóc da diện rộng vùng đùi phải. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn bị gãy, biến chứng phức tạp 1/3 xương đùi phải; gãy xương mu…
Sau khi được xử trí cấp cứu truyền dịch, giảm đau, kháng sinh bệnh nhân được xuyên đinh kéo tạ xương đùi phải. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân bị tăng đường m.áu, tăng men gan, các bác sĩ xác định đây là trường hợp bệnh rất nặng. Ban giám đốc đã chỉ đạo tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa, tìm phương án cứu chữa tối ưu cho người bệnh.
Sau hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương đùi phải. Tuy nhiên, tình trạng vết thương diễn biến không thuận lợi, bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng. Các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp cắt lọc vết thương, hút dịch bằng áp lực âm tại vết thương, theo dõi liên tục… nhưng tình trạng n.hiễm t.rùng không cải thiện.
Hơn 1 tháng sau khi bệnh nhân nhập viện, bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa những diễn tiến bệnh trở nặng. Ngày 11/1, các bác sĩ buộc phải thay đổi phương án, tháo bỏ phương tiện kết hợp xương bên trong chuyển sang kết hợp xương bên ngoài với hy vọng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân được tốt hơn, đẩy lùi nguy cơ n.hiễm t.rùng.
Sự ra đi của cô giáo khi t.uổi đời còn quá trẻ đã để lại nỗi đau lớn đối với gia đình và cả các bác sĩ
Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhân diễn tiến nặng rơi vào sốc n.hiễm t.rùng, suy đa cơ quan. Bệnh viện đã hồi sức tích cực, tiến hành lọc m.áu liên tục nhưng tình trạng sốc, suy đa cơ quan không cải thiện. Bệnh viện đã giải thích cho thân nhân người bệnh về tình trạng nguy cấp trên, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.
Liên quan đến những bức xúc của gia đình người bệnh, BS Trần Văn Sóng chia sẻ: “Chúng tôi cũng rất buồn khi không thể cứu được bệnh nhân của mình và đồng cảm với nỗi đau của gia đình. Tuy nhiên, đây là một trường hợp bệnh rất nặng với diễn tiến sốc n.hiễm t.rùng, suy đa cơ quan, dù Ban giám đốc đã chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa song bệnh diễn tiến quá nặng bệnh nhân không thể phục hồi”.
Về thông tin bác sĩ phẫu thuật để lấy lại dụng cụ kết hợp xương, BS Sóng cho biết: “Trong mọi quá trình can thiệp, điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi đều giải thích chi tiết cho gia đình. Việc phẫu thuật vào ngày 11/1 là giải pháp để thay đổi phương án chuyển từ kết hợp xương bên trong sang kết hợp xương bên ngoài chứ không phải mổ để lấy lại dụng cụ. Phương án lọc m.áu được chỉ định là những nỗ lực với hy vọng “còn nước còn tát” để cứu chữa cho người bệnh nhằm đẩy lùi tình trạng n.hiễm t.rùng chứ không phải bệnh nhân đã t.ử v.ong chúng tôi vẫn tiến hành lọc m.áu”.
Được biết, sau khi cô giáo trẻ qua đời, phía bệnh viện đã nhiều lần đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau mất người thân.
Cứu sống bệnh nhân 23 t.uổi “thập tử nhất sinh”
Bỏ qua mọi thủ tục hành chính – đó là yêu cầu của Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) đối với bệnh nhân L.V.S (SN 1997, ngụ Hậu Giang), trong tình trạng “thập tử nhất sinh”, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Ngày 24/12, BVĐKTƯCT cho biết, các BS của BV vừa cứu sống nam bệnh nhân 23 t.uổi bị sốc n.hiễm t.rùng từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan đặc biệt nguy kịch. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không có bảo hiểm y tế, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không có khả năng chi trả bất cứ khoản chi phí nào.
Trước đó, bệnh nhân S. được BV địa phương chuyển đến BVĐKTƯCT trong tình trạng suy hô hấp cực nặng, mạch nhanh, huyết áp thấp, sốt cao…
Bệnh nhân S. được lọc m.áu liên tục.
Sau 2 giờ điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân tiến triển không khả quan tình trạng khó thở ngày càng nặng, đe dọa tính mạng nên các BS phải đặt nội khí quản cấp cứu, gắn máy thở thông số cao đồng thời dùng t.huốc a.n t.hần, giãn cơ truyền tĩnh mạch liên tục nhằm ổn định hô hấp cho bệnh nhân.
Qua hội chẩn nhiều chuyên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc n.hiễm t.rùng từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan viêm phổi nặng biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở người lớn), tiên lượng t.ử v.ong cao. Bệnh nhân nguy kịch, được chỉ định lọc m.áu liên tục tại giường để cấp cứu song song với việc sử dụng kháng sinh phổ rộng.
Tuy nhiên chi phí phí lọc m.áu có thể lên đến 40 triệu/ngày trong khi bệnh nhân lại không có BHYT, không có khả năng chi trả viện phí. Gia đình bệnh nhân rất khó khăn, S. là lao động chính, hằng ngày đi bơm cát thuê nuôi gia đình và chăm mẹ sóc mẹ bị suy thận mạn phải lọc thận định kỳ.
Sức khỏe bệnh nhân S. hiện đã hồi phục.
Bi kịch hơn, ngay lúc S. vào viện trong cơn “thập tử nhất sinh” thì mẹ của bệnh nhân này cũng phải phải nhập viện tại Khoa Nội thận – Thận nhân tạo BVĐKTƯCT để chạy thận. Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân khánh kiệt, khó khăn chồng chất khó khăn.
Trước hoàn cảnh này, Ban Giám đốc BVĐKTƯCT yêu cầu các ê kíp khẩn cấp cứu người trước, viện phí sẽ tìm hướng xử lý sau. Trong quá trình thực hiện lọc m.áu cấp cứu sau đó, bệnh nhân liên tục giảm tiểu cầu, vàng da toàn thân và hôn mê sâu khiến việc lọc m.áu vô cùng khó khăn.
Các BS ê kíp lọc m.áu phải vừa truyền tiểu cầu, hồng cầu vừa lọc m.áu với chế độ theo dõi liên tục nhằm đảm bảo hiệu quả lọc m.áu tốt nhất cho bệnh nhân.
Mất 2 ngày lọc m.áu liên tục, bệnh nhân mới dần tỉnh táo, huyết áp ổn định dần, ngưng được các thuốc vận mạch và máy trợ thở. Một ngày sau đó, bệnh nhân rút ống trợ thở thành công, tỉnh táo, giao tiếp tốt.
Hiện, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, hồi phục tốt, sinh hoạt gần như bình thường trong niềm phấn khởi của ê kip BS bởi cứu sống bệnh nhân này cũng như cứu cả gia đình bệnh nhân vốn rất khó khăn. Sức khỏe mẹ của bệnh nhân đã bình phục, cải thiện nhiều.
Theo BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn BVĐKTƯCT, đến nay, chi phí điều trị của bệnh nhân S đã lên gần 100 triệu đồng. Ban Giám đốc BV giao Phòng Công tác xã hội vận động nhà hảo tâm và trích kinh phí từ Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện để hỗ trợ bệnh nhân.