Thông tin từ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp bị nhồi m.áu cơ tim có biến chứng ngừng tuần hoàn hô hấp.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ, 66 t.uổi, vào Khoa Nội Tim mạch với triệu chứng đau ngực sau xương ức từng cơn, đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
Khi vừa vào khoa, bệnh nhân đột ngột mất ý thức, môi tím, ngừng tim, ngừng thở, điện tim ghi nhận hình ảnh rung thất. Bệnh nhân được chẩn đoán ngừng tuần hoàn hô hấp và được kịp thời hồi sức tim phổi với ép tim, sốc điện ngoài lồng ngực nhiều lần, đặt nội khí quản và bóp bóng kèm sử dụng thuốc tăng co bóp và vận mạch.
Sau khi đã hồi phục nhịp tim trở lại, xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp biến chứng ngừng tuần hoàn hô hấp, các bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến phòng chụp và can thiệp tim mạch (DSA).
Kết quả chụp động mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn đoạn đầu động mạch liên thất trước, đã được can thiệp thành công với 1 stent. Sau can thiệp, dòng chảy động mạch vành tái thông tốt. Sau can thiệp động mạch vành, huyết động dần ổn định và được giảm dần liều thuốc vận mạch.
Siêu âm tim cấp cứu tại giường cho thấy chức năng tim còn bảo tồn, chưa ghi nhận hình ảnh rối loạn vận động thành tim. Sau 6 ngày điều trị tích cực tại Đơn vị Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân hiện đã tỉnh táo hơn, gọi hỏi biết, thực hiện đúng theo y lệnh. Đã ngừng được các thuốc tăng co bóp vận mạch và chuyển ra phòng ngoài.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nữ, 90 t.uổi, khởi phát triệu chứng tại nhà với đau ngực sau xương ức.
Ngay khi đến bệnh viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện rung thất, ngưng tim, ngưng thở, đã được các nhân viên y tế tiến hành hồi sức tim phổi, ép tim, sốc điện ngoài lồng ngực, đặt máy tạo nhịp tạm thời và chụp can thiệp động mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy: Bệnh nhân bị hẹp nặng cả 3 nhánh động mạch vành, tắc hoàn toàn ở đoạn giữa động mạch vành phải. Bệnh nhân đã được can thiệp đặt stent động mạch vành phải (động mạch thủ phạm).
Sau can thiệp, huyết động dần ổn định, được giảm dần liều thuốc vận mạch. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không đau ngực, không có các biểu hiện thần kinh khu trú.
Theo các bác sĩ, nhồi m.áu cơ tim xảy ra khi tắc nghẽn đột ngột mạch m.áu nuôi dưỡng tim. Cơ chế chủ yếu là do sự không ổn định và nứt ra của các mảng xơ vữa, trên cơ sở đó huyết khối hình thành gây lấp toàn bộ lòng mạch. Đây là bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, trong đó có khoảng một nửa số bệnh nhân t.ử v.ong trước khi nhập viện.
Tình trạng ngừng tuần hoàn hô hấp kéo dài có thể gây tổn thương không hồi phục các cơ quan quan trọng như tim, não, gan, thận… Do vậy, kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nhanh, không sai sót giúp duy trì đủ lượng m.áu tối thiểu cung cấp cho các tạng.
Bên cạnh đó, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh bệnh mạch vành với kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống, điệu trị dự phòng với thuốc (aspirin, statin, ức chế men chuyển…) và tiến hành can thiệp động mạch vành kịp thời khi có chỉ định giúp phòng ngừa các biến cố hội chứng vành cấp, nhồi m.áu cơ tim và các biến chứng của bệnh.
Sự hồi phục kỳ diệu của người đàn ông từng ngưng tim, ngưng thở
Người đàn ông 39 t.uổi đã ngưng tim, ngưng thở tại nhà. Sau 15 phút được hồi sức tim phổi nâng cao, anh đã vượt ‘cửa tử’ và tỉnh táo kỳ diệu sau 4 ngày hôn mê phải thở máy.
Sau lần “chết đi, sống lại”, anh T. khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á và tránh xa khói thuốc (hút thụ động) – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 14-11, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống thành công một trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoại viện. Đó là bệnh nhân V.N.N.T. (39 t.uổi, ngụ quận 5, TP.HCM ), có t.iền căn hen suyễn từ nhỏ, thường xuyên hút t.huốc l.á và sử dụng thuốc giãn phế quản.
Cách đây hai tuần, anh T. lên cơn khó thở dữ dội, cảm giác như có vật gì chẹn ngang cổ họng khiến anh không thể hít thở được và ngã gục xuống giường vài phút sau đó. Người vợ nhanh chóng chuyển anh T. đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng người tím ngắt, mắt trợn ngược.
Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, các bác sĩ ghi nhận đây là 1 trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp, bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp = 0. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, tỉ lệ bệnh nhân sống sót trong trường hợp này chỉ khoảng 5-10% (bao gồm cả di chứng do c.hết não).
Lập tức, toàn bộ êkip được điều động để cấp cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ Quách Bảo Đằng – trưởng tua trực và bác sĩ Nguyễn Xuân Việt đã trực tiếp thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Toàn bộ êkip tiếp tục thay phiên nhau xoa bóp tim và hồi sức nâng cao. Sau 15 phút tích cực điều trị, anh T. có nhịp tim trở lại. Cả êkip vỡ òa vui sướng tuy nhiên vẫn còn 1 chặng đường dài phía trước để bệnh nhân có thể phục hồi.
Anh T. được chuyển lên khoa hô hấp. Sau 4 ngày điều trị, anh đã tỉnh táo, dần hồi phục và được xuất viện vào ngày 13-1. Đến nay hầu như mọi hoạt động của anh T. đã về lại bình thường, không có di chứng.
Trong buổi xuất viện, anh T. tâm sự: “Sau lần “chết đi sống lại”, tôi khuyên những bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp, hen suyễn như tôi không nên hút thuốc, tránh xa khu vực có khói thuốc vì chúng cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau hai tuần nằm viện, tôi cũng bỏ t.huốc l.á hẳn, thấy người mập và khỏe hẳn lên. Hi vọng mọi người cố gắng tập thể dục và đừng hút t.huốc l.á nữa”.