Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa cấp cứu và can thiệp thành công cho một nữ bệnh nhân 47 t.uổi, quê tỉnh An Giang, tạm trú tại H.Long Thành bị đột quỵ nặng.
Bác sĩ xem phim chụp của bệnh nhân
BS CKII Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, bệnh nhân làm nghề phụ hồ, đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng bị liệt nửa người trái, kèm nói đớ. Sau khi đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành cấp cứu, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tối 23-1.
Mặc dù bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, không có chi phí tạm ứng nhưng các bác sĩ vẫn quyết định can thiệp kỹ thuật cao để cứu sống bệnh nhân. Bởi với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian là vàng, là sự sống. Nếu chậm trễ vì bất kỳ lý do nào đó, bệnh nhân sẽ mất đi cơ hội được trở lại cuộc sống bình thường và có nguy cơ bị tàn phế, thậm chí t.ử v.ong.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị tắc một đoạn mạch m.áu não khá lớn. Do đó, các bác sĩ đã can thiệp bằng thuốc tiêu huyết khối và lấy huyết khối bằng dụng cụ để tái thông mạch m.áu cho bệnh nhân. Đến nay, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, có thể tiếp tục công việc và cuộc sống sau khi xuất viện.
Đề phòng tai nạn thương tích cho người cao t.uổi
Theo khuyến cáo từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, vào thời điểm cuối năm, tình trạng người cao t.uổi bị tai nạn thương tích có xu hướng gia tăng.
Bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng (Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai) khám bệnh cho một người cao t.uổi tự té gãy một phần xương đùi. Ảnh: Đăng Tùng
Một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn thương tích cho người cao t.uổi là do thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh, khiến người cao t.uổi dễ bị đau nhức xương khớp, cảm cúm, tăng huyết áp đột ngột… dễ dẫn đến bị té ngã làm gãy tay, chân, đột quỵ, bỏng, thậm chí té giếng nhưng không được phát hiện kịp thời do ở nhà một mình trong thời gian dài (con cháu đi làm xa, làm tăng ca, bận việc cuối năm…) dẫn đến t.ử v.ong.
* Dễ gặp nguy hiểm khi té ngã
Theo Ban đại diện Hội Người cao t.uổi tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 200 ngàn người cao t.uổi (từ 60 t.uổi trở lên), do t.uổi cao, sức khỏe suy giảm nên trong quá trình sinh hoạt tại nhà, người cao t.uổi dễ gặp các chấn thương nặng khi té, ngã. Các tình huống người cao t.uổi gặp tai nạn thương tích tại nhà đều có thể xảy ra ở bất kỳ gia đình nào, cả các khu đô thị (đặc thù chật hẹp, nhà nhiều tầng) lẫn khu vực nông thôn (nhiều giếng đào, đất đỏ trơn trượt khi ẩm ướt).
Chiều 11-11, tại ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3 (H.Trảng Bom) đã xảy ra sự cố khiến cụ ông Đ.N.A. (73 t.uổi) t.ử v.ong dưới giếng sâu khoảng 15m. Theo người nhà của ông A., do các con đi làm nên ông A. thường ở nhà một mình và bơm nước giếng sử dụng, có khả năng do ông sửa máy bơm nên bị té xuống giếng. Khi sự cố xảy ra không có ai ở nhà nên khi phát hiện đã quá muộn.
Hiện nay, tại Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng (Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai), số bệnh nhân là người cao t.uổi bị tai nạn thương tích chiếm 15-20% số bệnh nhân nội trú của khoa. Trung bình mỗi ngày có từ 3-4 ca người cao t.uổi bị tai nạn thương tích nhập viện nội trú do tự té ngã dẫn đến gãy chân, gãy tay, bỏng, gãy xương đùi phải phẫu thuật, thậm chí phải thay khớp háng.
Như ông N.T.K. (75 t.uổi, ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) vừa phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vì bị gãy tay do trong lúc tưới cây trong sân nhà bị trượt té. Hoặc cụ bà N.T.S. (85 t.uổi, ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) trong lúc đi lại trong nhà bị trượt té, gãy liên mấu chuyển xương đùi khiến việc đi lại khó khăn, mọi sinh hoạt hằng ngày phải nhờ người thân hỗ trợ.
* Chú ý phòng tránh tai nạn thương tích cho người cao t.uổi
BS CKII Đặng Hà Hữu Phước, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai khuyến cáo, với gia đình có người cao t.uổi, người thân cần lưu ý, xem chừng các hoạt động của người cao t.uổi. Trên sàn nhà phải hạn chế tối đa những thứ có thể gây trượt ngã như đồ chơi, các loại thảm sàn trơn. Ngoài ra, trong nhà phải có đủ ánh sáng, nhất là ban đêm cần bật một số đèn tại các vị trí cầu thang, bồn nước rửa mặt để người cao t.uổi tiện di chuyển.
Bên cạnh đó, BS Phước khuyến cáo, người cao t.uổi nên mang dép mềm khi đi trong nhà để tránh trơn trượt, dép đi bên ngoài phải có độ bám cao, không để dấu hằn lên chân. Đặc biệt người nhà cần chủ động đưa người cao t.uổi có bệnh nền (huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…) thường xuyên đi thăm khám, kịp thời phát hiện tình trạng bệnh diễn tiến bệnh để có biện pháp xử lý. Tránh trường hợp do đau tay chân, chóng mặt mà người cao t.uổi bị trượt ngã, gây thương tích không đáng có.
BS Phước nói thêm: “Đối với nhà tắm, nhà vệ sinh, chú ý phải có các loại tay vịn, sàn gạch có độ nhám cao. Nhất là phải mở được cửa từ bên ngoài, để người nhà phát hiện và xử lý kịp thời khi người cao t.uổi bị té ngã bên trong đó. Đảm bảo kịp cấp cứu trong “thời gian vàng” khi chẳng may xảy ra các sự cố va đ.ập, gãy xương”.
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) khuyến cáo, với các hộ có ao, hồ trong khuôn viên nhà cần phải có rào chắn, tuyệt đối không cho người cao t.uổi đi ra các khu vực trên mà không có người thân đi cùng. Riêng với những gia đình có giếng đào, cần đúc các tấm đan bê tông đậy kín miệng giếng, không nên dùng các vật liệu nhẹ (tôn, ván gỗ ép…) để đậy, hạn chế người cao t.uổi, t.rẻ e.m di chuyển gần khu vực miệng giếng, đề phòng té ngã.