Đeo kính là phương án điều chỉnh thị lực phổ biến nhất của đa số trường hợp mắc bệnh cận thị. Vậy nhưng, có một số trường hợp lần đầu đeo kính hoặc lâu ngày chưa thay đổi khiến đôi kính của bạn không còn phù hợp.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp nữa.
Theo các chuyên gia y tế, việc đeo kính không phù hợp không chỉ không giúp ích trong việc điều chỉnh thị lực mà còn gây hại cho tình trạng cận thị của mắt. Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp mà phó giáo sư chuyên khoa mắt Reena Garg, công tác tại trường Y Mount Sinai, Hoa Kỳ chỉ ra:
1. Dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp: Nhìn không rõ mọi vật
Theo phó giáo sư Reena Garg, đôi mắt có cơ chế hoạt động giống với ống kính máy ảnh. Nó cũng có tiêu cự hoạt động khi bạn nhìn mọi vật ở xa; dù cho vật thể đó ở gần hoặc ở khoảng cách rất xa. Do đó, việc không nhìn rõ mọi vật ở xa là do mắt có tật khúc xạ chứ không phải do khoảng cách quá xa.
Và khi bạn đeo kính để giúp điều chỉnh khả năng nhìn mọi vật ở xa mà vẫn không nhìn rõ thì đó là dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp. Chiếc kính khi đeo vào không khiến bạn cải thiện tầm nhìn thì đó chính là vấn đề, nó có thể làm cho mắt bạn phải hoạt động tích cực hơn. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mắt.
6 dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp – Ảnh: eyeluxoptometry
2. Bạn bị nhức đầu khi đeo kính cận
Việc đeo kính cận mà khiến mắt bị mỏi hoặc nhức đầu thì rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy kính không phù hợp. Nếu là lần đầu tiên đeo kính, bạn hãy theo dõi tình trạng mỏi mắt và nhức đầu trong vài ngày. Để khắc phục tình trạng đó, bạn có thể cho mắt nghỉ ngơi xem nguyên do có phải do kính cận mang tới hay không.
“Khi bạn đọc sách hoặc làm việc với máy tính, mắt của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Và mắt kính bị sai độ sẽ khiến mắt làm việc nặng nề hơn nữa”, phó giáo sư Garg chia sẻ. Nếu bạn đeo kính lâu ngày và thấy mỏi mắt gây nhức đầu, thì nên cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng 20-30 giây. Sau đó, hãy khám lại mắt và đo lại độ cận thích hợp.
3. Bạn nheo mắt khi đeo kính
Thường những người có bệnh khiến mắt không nhìn rõ thường phải nheo mắt để nhìn một vật ở khoảng cách hơi xa. Nhất là người bị cận thị, nếu không đeo kính họ phải nheo mắt tích cực để có thể nhìn mọi thứ. Còn nếu bạn đang đeo kính cận mà vẫn phải nheo mắt, rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy kính không phù hợp.
Nheo mắt về lâu dài có thể gây nên một tật xấu ở mắt, nó còn khiến người bệnh cảm thấy nhức đầu. Do đó, nên đi thay đôi kính mới cho phù hợp với bạn sớm nhất.
Việc đeo kính cận mà khiến người bệnh nheo mắt thì rõ ràng đây là dấu hiệu cho thấy kính không phù hợp – Ảnh: medicalnewstoday
4. Lóa mắt khi nhìn vào đèn xe khi đi đường
Phó giáo sư Garg cho biết, ánh sáng của đèn xe chiếu vào mắt sẽ đè nặng lên mắt, nhất là khi bạn đeo một đôi kính không phù hợp. Khi bạn tham gia giao thông và nhìn vào đèn của phương tiện đối diện mà cảm thấy bị lóa, thì bạn nên đổi một đôi kính mới. Hãy yêu cầu tiệm kính mắt cung cấp cho bạn một đôi kính có khả năng chống lóa tốt nhất.
Ánh sáng của đèn xe chiếu vào mắt sẽ đè nặng lên mắt, nhất là khi bạn đeo một đôi kính không phù hợp – Ảnh: essilorindia
5. Thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn khi đeo kính
Buồn nôn khi đeo kính chứng tỏ đôi kính cận của bạn không phù hợp. “Khi một mắt bị yếu hơn so với mắt còn lại, não bộ sẽ có hai hình ảnh khác nhau khiến bạn cảm thấy chóng mặt và buồn nôn”, phó giáo sư Garg cho hay.
Do đó, bạn cần có một đôi kính cận phù hợp để điều chỉnh đồng nhất hai mắt, tránh tình trạng một mắt bị yếu hơn.
6. Hơn 1 năm bạn chưa đổi kính mới
Nếu bạn bị cận thị và đeo kính thường xuyên, bạn nên kiểm tra lại độ cận mỗi năm một lần. Nếu độ cận vẫn ổn, bạn không cần đổi kính mới. Nhưng nếu thị lực đang tiến triển theo chiều hướng xấu, bạn nên điều chỉnh kính mỗi năm một lần để đảm bảo hạn chế các biến chứng do cận thị tiến triển.
7 điều cần thực hiện để phòng tránh biến chứng cận thị
Tuân thủ các phương án điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh chính là chìa khóa vàng trong việc phòng tránh biến chứng cận thị.
Nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ chuyên khoa mắt cho hay, nếu sự tiến triển của cận thị có thể giảm xuống 50% thì tỷ lệ mắc các biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh này có thể giảm đi đáng kể. Do đó, việc điều trị ngăn sự tiến triển của bệnh chính là chìa khóa để phòng tránh biến chứng cận thị.
Rõ ràng, các biến chứng của cận thị thường xảy ra khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, đó là lí do chúng ta nên áp dụng mọi phương án điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Dưới đây là những cách để có thể kiểm soát cận thị cũng như giúp phòng tránh biến chứng cận thị hiệu quả nhất hiện nay:
Việc điều trị ngăn sự tiến triển của bệnh chính là chìa khóa để phòng tránh biến chứng cận thị – Ảnh: optometrytimes
1. Cải thiện tầm nhìn
Rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng nếu bác sĩ chỉ định phải đeo kính hầu hết thời gian trong ngày, con họ sẽ bị lệ thuộc vào kính khiến trẻ bị cận thị nặng hơn. Do đó, nhiều người đã quyết định không cho trẻ đeo kính hoặc đeo ít hơn so với chỉ định.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng việc không điều chỉnh tầm nhìn cho trẻ có thể khiến tình trạng cận thị trở nên trầm trọng hơn. Việc trẻ bị cận thị giai đoạn nặng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Do đó, việc đầu tiên giúp phòng tránh biến chứng cận thị chính là tuân thủ theo chỉ định sử dụng kính cận thị của bác sĩ.
2. Phòng tránh biến chứng cận thị thông qua các hoạt động ngoài trời
Phòng tránh biến chứng cận thị thông qua các hoạt động ngoài trời – Ảnh: health.harvard
Có khá nhiều các nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng, thời gian ở ngoài trời nhiều hơn giúp làm giảm sự tiến triển xấu của bệnh cận thị. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa mắt luôn khuyến khích t.rẻ e.m nên có thời gian hoạt động, vui chơi ngoài trời ít nhất 2 tiếng mỗi ngày.
Lý do tại sao việc hoạt động ngoài trời lại giúp phòng tránh biến chứng cận thị? Đó là do hoạt động ngoài trời giúp giảm béo phì, tăng sản xuất vitamin D và các trò chơi ngoài trời có liên quan mật thiết đến chỉ số dopamine trong cơ thể. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ cung cấp độ sáng tốt hơn ở trong nhà. Từ đó giúp người bị cận thị kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
3. Dùng atropine liều thấp
Dung dịch nhỏ mắt Atropine 0,1% đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của bệnh cận thị. Một số nghiên cứu còn cho thấy atropine liều thấp giúp giảm mức độ tiến triển của bệnh lên đến 90%.
Thông thường, Atropine 0,1% được kê dưới dạng nhỏ mắt mỗi ngày, thường được dùng trước khi đi ngủ. Hiện cơ chế hoạt động của atropine vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy nó an toàn.
4. Orthokeratology
Orthokeratology còn được gọi là liệu pháp khúc xạ giác mạc (CRT), giúp tạo hình giác mạc một cách nhẹ nhàng. Đây là một thủ thuật mà thấu kính áp tròng được người bệnh đeo vào mắt và ngủ qua đêm.
Điều trị cận thị bằng Orthokeratology cũng là cách giúp phòng tránh biến chứng cận thị hiệu quả – Ảnh: firsteyecaredfw
Các thấy kính này được gọi là thấu kính hình học ngược, chúng giúp làm phẳng giác mạc ở khu vực trung tâm; làm giác mạc dốc ra ngoại vi. Từ đó, gây ra sự thay đổi hình dạng của giác mạc, làm giảm độ mờ viễn thị ngoại vi và tạo ra độ mờ cận thị có thể làm chậm sự tiến triển của cận thị.
Hiện nay, phương án này cũng rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Không ai có thể phủ nhận tác dụng ngăn ngừa cận thị tiến triển của nó. Đây cũng là cách giúp phòng tránh biến chứng cận thị hiệu quả.
5. Kính áp tròng mềm đa tiêu điểm
Theo một nghiên cứu ở t.rẻ e.m Hồng Kông năm 2014, t.rẻ e.m đeo kính đa tròng mềm giảm tình trạng tiến triển cận thị 25% và độ giãn dài trục ít hơn 31% so với trẻ đeo kính một tròng trong 2 năm.
Kính đa tiêu cự hội tụ ánh sáng ở phía trước võng mạc ngoại vi và trên võng mạc trung tâm, giúp mọi người có tầm nhìn rõ ràng hơn.
6. Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho mắt
Ngoài việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp ích trong việc phòng tránh biến chứng cận thị nguy hiểm. Việc mắt phải hoạt động tích cực trong thời gian dài cộng với tình trạng cận thị nặng sẽ gia tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp ích trong việc phòng tránh biến chứng cận thị nguy hiểm – Ảnh: allaboutvision
Do đó, người bệnh cận thị cần cân bằng thời gian làm việc của mắt với những khoảng thời gian nhỏ để mắt nghỉ ngơi. Ngoài ra, nên áp dụng các bài tập cho mắt để giúp tăng cường sức khỏe của mắt mỗi ngày.
7. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe về mắt nói riêng. Do đó, để phòng tránh biến chứng cận thị, người bệnh cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nên đa dạng các món ăn giàu vitamin và các loại đồ ăn lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi. Ngoài ra, người mắc bệnh cận thị nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều omega-3 tốt cho mắt, chẳng hạn như cá hồi hoặc cá ngừ.