Đeo kính sai độ cận và những tác hại khôn lường

Bị cận thị sẽ khiến bạn phải đeo kính thường xuyên nhưng không phải ai cũng đang đeo chiếc kính cận chuẩn độ. Vậy thế nào là đeo kính cận sai độ và việc này sẽ gây ra những tác hại như thế nào? Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây!

deo kinh sai do can va nhung tac hai khon luong ef9 5547746

1. Những lí do gây ra việc đeo kính sai độ cận

Nguyên nhân chính của việc đeo kính sai độcận chính là vì độ cận của mắt có thể thay đổi theo thời gian. Việc bạn chăm sóc mắt cận hàng ngày đúng cách hay không sẽ quyết định đến độ tăng/giảm diop.

Ngoài ra, độ cận còn thay đổi do nhiều nguyên nhân khác như:

– Do thể trạng yếu khiến mắt dễ cận nặng hơn. Khi đeo kính cận sai độ, mắt phải điều tiết nhiều hơn, vì thế hệ thần kinh trung ương phải hoạt động nhiều hơn để nhìn rõ mọi vật. Vì vậy, những người có các bệnh liên quan đến thần kinh, khi đeo kính cận quá dày sẽ cảm thấy nhức mắt.

– Vì một lý do nào đó, bác sĩ nhãn khoa đã đo sai độ cận của bạn, khiến chiếc kính cận ngay từ khi được cắt ra cho lần sử dụng đầu tiên đã bị sai độ cận (mắt kính và mắt thường không khớp với nhau).

– Do kính cận ban đầu chuẩn, nhưng người dùng đeo kính sai như kéo lên trán, trễ xuống mũi… rồi không điều chính về như cũ… làm số đo mắt bị thay đổi.

Một số câu hỏi trước khi đeo kính mà người cận thị thường thắc mắc như: Bị cận thị có đeo kính thường xuyên được không? Những lưu ý khi đeo kính cho những người mắc cận thị.

deo kinh sai do can va nhung tac hai khon luong 714 5547746

Đeo kính cận sai cách làm độ cận của mắt lệch đi so với kính – Ảnh Internet

– Do mắt đã tăng độ cận nhưng không thay kính mới, dẫn đến độ cận của mắt thật và kính không khớp nhau, kính cận hiện tại lúc này đã thành sai độ cận.

– Khi sử dụng kính kém chất lượng hoặc đeo kính quá chặt cũng gây ra tình trạng đeo kính sai độ ảnh hưởng tới mắt. Chất lượng kính kém không thể giúp mắt nhìn chuẩn, lâu ngày mắt sẽ trở nên yếu đi. Còn khi kính cận quá chặt sẽ liên tục chèn ép vào thái dương gây ra tình trạng nhức mắt, số độ của mắt cũng tăng dần lên, trong khi số đo trên kính không thay đổi.

2. Bạn có đang đeo kính sai độ cận hay không?

Đây có lẽ là thắc mắc của bất cứ ai bị cận thị. Để kiểm tra xem mình có đang đeo kính cận đúng hay chưa, bạn hãy để ý xem mình có bị những biểu hiện sau đây không:

Trước hết là những cảm nhận ở mắt: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu về thị giác như nhìn mờ, cho dù bạn đang đeo kính. Bạn sẽ liên tục thấy khó chịu ở mắt, thỉnh thoảng phải tháo kính ra để dụi vì nhức mỏi.

Hình ảnh mà mắt nhìn thấy trong kính đôi lúc méo mó hay lệch hình, nhìn một ra hai,…

Tiếp đến, khi đọc sách hoặc xem tivi, bạn phải để sách hay tivi gần lại rất nhiều, đôi khi lại để ra quá xa.

Cuối cùng, dấu hiệu nặng nhất khi đeo kính cận sai độ trong thời gian dài là cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, thậm chí buồn nôn hoặc xây xẩm mặt mày, nhất là trong trường hợp đọc sách, báo chăm chú quá lâu. Nếu như đang gặp phải những tình trạng này, có thể khẳng định, bạn đang đeo kính cận sai độ.

deo kinh sai do can va nhung tac hai khon luong 6c6 5547746

Muốn biết bản thân có đeo kính sai độ cận hay không, cần kiểm tra các dấu hiệu tại mắt khi đeo kính – Ảnh Internet

3. Những tác hại khôn lường vì đeo kính cận sai độ

– Nhược thị là biến chứng nguy hiểm khi đeo kính cận sai độ:

Việc đeo kính cận sai độ sẽ khiến người bị cận thị dễ dàng suy giảm thị lực hơn nữa, vì lúc này, mắt luôn phải điều tiết để nhìn rõ được qua lớp kính. Người cận thị sẽ cảm thấy mờ, mỏi và đau nhức mắt rất nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhược thị.

– Tình trạng dại mắt:

Khi bạn đọc sách hoặc nhìn cúi xuống, chiếc kính của bạn có thể bị trễ xuống hoặc được kéo xuống so với vị trí chuẩn. Đây tuy là trường hợp số đo kính cận rất khớp với số đo độ cận của mắt thực, tuy nhiên cách đeo sai đã khiến con số này không còn chính xác. Nếu tiếp tục sử dụng kính như vậy, lâu ngày mắt cận sẽ càng bị sụp xuống, không còn tự nhiên, gây ra hiện tượng dại mắt.

– Mắt xấu do nhãn cầu phồng lên:

Trên thực tế, cũng có rất nhiều bạn cận từ 1 độ trở lên, có kính với độ cận chuẩn, nhưng lại xấu khi đeo kính. Với những trường hợp này, mắt bạn sẽ phải cố gắng điều tiết để nhìn rõ những vật xung quanh, nhãn cầu phồng lên, mắt sẽ trở nên xấu hơn.

– Mắt nhanh chóng bị tăng độ, suy giảm thị lực, thậm chí gây mất thị lực:

Khi đeo kính cận sai độ, mắt sẽ tăng độ bất thường không kiểm soát được. Đối với những trường hợp đeo kính thấp hơn độ cận thực tế, mắt sẽ cần làm việc, điều tiết liên tục để đạt trạng thái hoạt động tối đ. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy mắt bị yếu đi.

Không chỉ suy giảm thị lực nhanh chóng, tác hại nghiêm trọng nhất của việc đeo kính cận sai độ là gây ra mất thị lực.

Người mắc tật khúc xạ về mắt như cận thị cần biết 7 điều cần thực hiện để phòng tránh biến chứng cận thị hiệu quả.

deo kinh sai do can va nhung tac hai khon luong 6b2 5547746

Người đeo kính cận thị sai độ sẽ liên tục cảm thấy nhức đầu, buồn nôn – Ảnh Internet

– Học tập, làm việc không hiệu quả:

Đeo kính cận sai độ sẽ khiến người cận liên tục cảm thấy nhức đầu, buồn nôn nên không thể tập trung học tập và lao động.

4. Hướng dẫn cách đeo kính cận đúng

Để không đeo kính sai độ cận, người bị cận thị nên khám mắt từ ba đến sáu tháng một lần đều đặn tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở nhãn khoa… uy tín để kịp thời điều chỉnh kính, đưa ra những biện pháp chăm sóc mắt phù hợp cho từng thời điểm.

Những loại kính được sử dụng cần từ những thương hiệu uy tín, có đầy đủ các tính năng cơ bản: không bị loang nước (do hơi thở mùa đông, do mưa hay sương…), có tác dụng ngăn cản ánh sáng xanh từ những thiết bị điện tử, tia UV, chống phản quang, chống trầy xước, chống bám vân tay hay bụi bẩn.

Chú ý không đeo kính quá chặt vì chiếc kính cận quá chặt, kính bị gãy, hỏng, cong lệch gọng không nên cố đeo.

deo kinh sai do can va nhung tac hai khon luong 36b 5547746

Sử dụng kính cận sai độ sẽ làm mắt dần dần trở nên yếu đi – Ảnh Internet

Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, hợp lý cho người bị cận thị. Mỗi người nên học tập và làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ. Khi làm việc liên tục với máy tính hay đọc sách quá lâu, cần cho mắt được nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa 20 feets (tương đương 6m) sau 20 mỗi phút làm việc.

Không tin vào những chỉ dẫn chữa cận sai lệch truyền miệng hoặc lan truyền trên mạng, những cách chữa vô căn cứ này gây phản tác dụng lên đôi mắt, khiến mắt trở nên yếu hơn, dễ bị tăng độ cận hơn.

8 dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay

Một số dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, khô, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng… cho thấy mắt không khoẻ mạnh. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay bởi rất có thể nó là triệu chứng của tật khúc xạ, thoái hoá điểm vàng hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 6ae 5540482

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, vì thế nó cần phải được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều người gặp các vấn đề cho thấy đôi mắt không khoẻ mạnh nhưng vẫn chủ quan không đi khám dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu dưới đây bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

Đôi mắt không khỏe mạnh khiến bạn bị suy giảm thị lực, nhìn không rõ các vật ở xa, xuất hiện quầng sáng mờ hoặc mắc chứng sợ ánh sáng. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu không muốn thị lực trở nên tồi tệ hơn.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 421 5540482

Nhìn mờ là dấu hiệu của đôi mắt không khỏe mạnh – Ảnh: Internet

1. Thị lực nhìn gần bị mờ

Khi thị lực nhìn gần bị mờ rất có thể đó là dấu hiệu của tật viễn thị. Viễn thị là tật khúc xạ gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào vật ở gần. Do đó, khi nhìn đôi mắt chỉ tập trung vào các vật thể xa mắt với khoảng cách một cánh tay.

Viễn thị khiến người bệnh khó tập trung vào các công việc đòi hỏi phải nhìn gần như vẽ, khâu vá, viết, làm việc trên máy tính. Đây là dấu hiệu của mắt bị lão hoá, thường xảy ra ở độ t.uổi từ 40 – 65. Khi có dấu hiệu bị viễn thị, cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị hợp lý.

2. Mắt nhìn xa bị mờ

Để biết mình có cần đến gặp bác sĩ để khám mắt hay không, bạn hãy xác định xem có phải các vật nhìn xa sẽ bị mờ? Nếu xác định chính xác là khi nhìn các vật ở khoảng cách xa thấy bị mờ nhưng với các vật ở gần thì rõ nét, có thể bạn đã bị mắc tật cận thị.

Cận thị là tật khúc xạ phát triển mạnh khi trẻ bước vào độ t.uổi dậy thì. Tuy nhiên, bất cứ độ t.uổi nào cũng có thể bị cận thị. Trong thực tế, thì rất khó xác định được khoảng cách biểu hiện cho tình trạng cận thị.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể xác định bệnh khi đọc sách ở khoảng cách gần hơn 20cm. Với t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học, trẻ sẽ rất khó để nhìn chữ trên bảng nếu ngồi ở cuối lớp. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng ngồi gần ti vi hoặc cúi sát khi làm bài tập. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu này bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay để phát hiện bệnh sớm.

3. Dấu hiệu của loạn thị

Đây là trường hợp thường xảy ra khi bạn gặp khó khăn trong cả việc nhìn xa và gần. Thay vì khó nhìn các vật ở khoảng cách xa, bạn cũng khó tập trung vào các vật ở gần. Đó là dấu hiệu của tật loạn thị, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Nếu phát hiện dấu hiệu của loạn thị, bạn có thể tìm hiểu cụ thể qua bài viết Loạn thị biểu hiện ra sao?

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay e07 5540482

Khó khăn ngay cả khi nhìn xa và nhìn gần là tình trạng loạn thị đang xảy ra – Ảnh Internet

4. Khó khăn khi nhìn trong bóng tối

Người bị cận thị thường gặp khó khăn khi nhìn ban đêm. Nhất là khi lái xe, ngắm sao trời hoặc gặp khó khăn trong việc định hướng khi ở phòng tối. Ngoài cận thị, một số bệnh về mắt khác cũng có dấu hiệu này. Một trong các loại bệnh có dấu hiệu khó nhìn vào ban đêm chính là đục thủy tinh thể. Do đó, nếu bạn thấy có dấu hiệu nhìn mờ vào ban đêm cần đến gặp bác sĩ ngay.

5. Khó thích nghi với sự thay đổi ánh sáng

Người bị cận thị thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tầm nhìn khi ánh sáng thay đổi. Thời gian thích nghi với sự thay đổi trong môi trường sáng, tối có thể gia tăng theo t.uổi tác. Tuy nhiên, khi mắt bạn đặc biệt gặp khó khăn khi điều chỉnh, thì đó là dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh. Bạn cần phải đeo kính hoặc kính sát tròng để điều chỉnh. Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

6. Nhạy cảm với ánh sáng tăng

Nếu có các dấu hiệu nhức mắt, nheo mắt, hoặc nhắm mắt khi gặp ánh sáng mạnh. Điều này cho thấy mắt bạn đang có độ nhạy cảm với ánh sáng cao. Lúc này, bạn nên hẹn gặp với các bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh.

Bởi rất có thể mắt của bạn đang gặp vấn đề về thị lực. Có thể là cận thị hoặc tật khúc xạ khác, tốt hơn hết là bạn nên được kiểm tra mắt toàn diện. Nhất là khi sự thay đổi quá đột ngột và rõ ràng.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 9e0 5540482

Nhạy cảm với ánh sáng là lúc bạn nên khám mắt để kiểm tra tình trạng này – Ảnh Internet

7. Nhìn thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng

Nếu bạn nhìn thấy các vòng tròn xung quanh nguồn sáng như bóng đèn nghĩa là đôi mắt của bạn đang không khỏe mạnh. Mặc dù đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của các tật khúc xạ, trong đó có cận thị. Lúc này bạn cần hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác nhất.

8. Thị lực mờ, nheo mắt, đau nhức, là dấu hiệu mắt không khỏe mạnh

Nhận biết hình ảnh mờ, thiếu độ sắc nét hoặc không thấy các chi tiết nhỏ khi nhìn gần hoặc xa. Đây là dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, thị lực kém cũng được thể hiện ở việc bạn thường phải nheo mắt để nhìn rõ một vật nào đó. Rất có thể đó là dấu hiệu của cận thị.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc đến gặp bác sĩ khi nhìn một vật thành hai vật. Nguyên nhân gây ra dấu hiệu này có thể là do cơ hoặc các dây thần kinh. Nó cũng là kết quả của một tật nào đó của mắt và được chữa bằng cách đeo kính. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh chính xác nhất bạn cần đến khám bác sĩ nhanh nhất có thể.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu không muốn tình trạng thị lực trở nên tồi tệ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *