Dưa chuột chứa đầy tinh chất có lợi cho da nhưng cần ghi nhớ 3 điều “cấm kỵ” khi ăn loại quả này

Không muốn làm mất đi những chất dinh dưỡng tuyệt vời có trong dưa chuột thì bạn phải thuộc nằm lòng những điều “tối kỵ” sau đây.

Dưa chuột được rất nhiều người yêu thích, nhất là trong những ngày trời hanh khô, khó chịu. Với đặc tính thanh mát, giải nhiệt nên dưa chuột dù có ăn sống hay trộn chung với những loại thực phẩm cũng đều rất ngon miệng. Hơn thế, trong dưa chuột còn chứa axit hyaluronic nên giúp làn da của bạn trở nên sáng khỏe, hồng hào hơn.

Tuy nhiên, khi thưởng thức loại thực phẩm này, bạn không nên mắc phải một trong những điều “cấm kỵ” sau!

1. Không ăn dưa chuột đun nóng

Trước tiên, hãy nhớ rằng dưa chuột chỉ nên ăn sống chứ tuyệt đối không phù hợp để mang đi chiên xào hay đun nóng dưới bất kỳ hình thức nào. Hành động này có thể phá hủy rất nhiều chất dinh dưỡng có trong dưa chuột, thậm chí còn mang đến nhiều tác hại cho cơ thể.

Thêm nữa, bạn cũng cần chú ý dưa chuột ăn sống thì nên gọt sạch vỏ. Bởi phần vỏ bên ngoài có thể tiếp xúc với nhiều môi trường vi khuẩn gây hại nên nếu ăn cả vỏ sẽ rất dễ làm mầm bệnh có cơ hội xâm chiếm cơ thể.

dua chuot chua day tinh chat co loi cho da nhung can ghi nho 3 dieu cam ky khi an loai qua nay a06 5546593

2. Không ăn dưa chuột nếu mắc bệnh về dạ dày, thận

Mặc dù dưa chuột phù hợp với mọi lứa t.uổi nhưng nó lại không phải loại thực phẩm tốt dành cho người mắc bệnh về dạ dày, thận. Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh nên ăn nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, từ đó dễ gây hại thận. Đặc biệt, người bị lạnh bụng, có bệnh về dạ dày cũng không nên ăn dưa chuột lúc đói để tránh làm cơn đau thêm trầm trọng.

dua chuot chua day tinh chat co loi cho da nhung can ghi nho 3 dieu cam ky khi an loai qua nay ae5 5546593

3. Không ăn dưa chuột chung với thực phẩm giàu vitamin C

Khi ăn dưa chuột, tốt nhất thì bạn không nên ăn kèm với một số thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao như cà chua, bông cải xanh… Do trong dưa chuột có chứa một loại enzyme dễ gây p.hân h.ủy vitamin C nên khiến nguồn chất thu nạp vào cơ thể bị thiếu hụt.

dua chuot chua day tinh chat co loi cho da nhung can ghi nho 3 dieu cam ky khi an loai qua nay d8b 5546593

Một hôi, hai đau: Dấu hiệu kêu cứu của dạ dày

Dạ dày gặp vấn đề thường có một số biểu hiện rõ ràng nên bạn cần lưu ý để chữa trị sớm.

Với mức sống ngày càng nâng cao, đời sống vật chất của chúng ta cũng được cải thiện rất nhiều và thay đổi lớn nhất chính là chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, dạ dày của nhiều người bị ảnh hưởng do không có thực đơn lành mạnh cho các bữa trong ngày.

Không giống một số cơ quan khác, dạ dày khi trục trặc thường có nhiều cảnh báo. Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, hãy đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh:

Một hôi

mot hoi hai dau dau hieu keu cuu cua da day 353 5545253

Ảnh minh họa: Health

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh về dạ dày. Khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ khó tiêu. Đồng thời, vi khuẩn tiết mùi hôi tỏa ra qua đường miệng.

Do đó, nếu mùi hôi miệng lâu ngày không thể cải thiện bằng cách đ.ánh răng, súc miệng thì bạn cần cảnh giác với các bệnh lý về dạ dày.

Hai đau

– Đau khi nuốt

Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu, khối u trong dạ dày còn nhỏ và có xu hướng to dần. Vì vậy, tngười bệnh thường cảm thấy nghẹn và đau khi nuốt thức ăn. Khi nhai, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu sau xương ức, thậm chí có cảm giác vướng dị vật.

mot hoi hai dau dau hieu keu cuu cua da day 977 5545253

Ảnh minh họa: Virinchi

– Đau bụng

Nhiều bệnh về dạ dày có thể gây ra đau bụng (thượng vị, vùng bụng giữa và phía trên bên trái).

Đau do viêm loét dạ dày thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 1 giờ và có thể thuyên giảm khi ăn. Một số người bị viêm loét dạ dày ác tính còn bị chướng bụng.

Những cơn đau do ung thư dạ dày gây ra không có tính chất đều đặn. Nếu không được chữa trị kịp thời, cơn đau sẽ ngày càng rõ rệt và không thể chịu được, nếu ăn uống thì cơn đau sẽ tăng lên.

Các triệu chứng khác của bệnh dạ dày:

– Nấc nhiều

Ăn no và thỉnh thoảng bị nấc cụt là chuyện bình thường. Nhưng nếu thường xuyên bị nấc sau bữa ăn, bạn nên cảnh giác với chứng khó tiêu, đầy hơi trong đường tiêu hóa hoặc tích tụ quá nhiều dịch.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải cảnh giác các tế bào ung thư trong dạ dày ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, gây ra những cơn nấc cụt.

– Buồn nôn và nôn

Môn vị nằm ở cuối dạ dày tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị là bộ phận như van giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn được chuyển xuống ruột non.

Khi dạ dày có vấn đề dễ gây ra biến chứng tắc nghẽn môn vị. Biểu hiện của bệnh này là nôn mửa. Chất nôn ra phần lớn là thức ăn đọng lại trong dạ dày quá lâu nên có mùi chua.

– Phân đen nhiều hơn

Việc phân đột ngột chuyển sang màu đen thường là cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Khối u dạ dày chèn ép các mô, xung huyết dạ dày xuất hiện sẽ khiến phân có màu đen.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *