Tắm không đúng thời điểm, quên lau khô người, kiêng tắm không đúng lúc… có thể khiến gặp không ít rắc rối, thậm chí là nguy hiểm
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Thống Nhất (TP HCM), đột tử sau khi tắm có thể xảy ra khi kết hợp 2 yếu tố: một là bản thân người bệnh đã có vấn đề tim mạch, ví dụ bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành…; hai là thời điểm và cách tắm khiến người đó gặp lạnh đột ngột.
Nên tắm lúc nào?
Những hôm thời tiết trở lạnh, anh Nguyễn Văn B. (47 t.uổi; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) đã chuyển sang tắm vào sáng sớm trước khi đi làm vì nghe người ta đồn “tắm đêm dễ đột quỵ”, trong khi chỉ khoảng hơn 18 giờ là anh B. đã đi làm về đến nhà. Kết quả là sau vài ngày tắm lúc sáng sớm, anh B. bị cảm lạnh, đã thế còn hay bị nhức đầu sau khi tắm.
Theo BS Anh Vũ, cơ thể bị lạnh có thể do các nguyên nhân như khi tắm đã dội đột ngột nước lạnh vào cơ thể hoặc mới tắm xong, người còn ướt, mặc chưa đủ ấm đã đi ra ngoài trời lạnh. Điều này dẫn đến hiện tượng co mạch, làm tăng huyết áp. Tùy vào bệnh mắc phải, vị trí các mạch m.áu bị co… có thể dẫn đến nhồi m.áu cơ tim hay đột quỵ. Các trường hợp nhẹ hơn, người bệnh có thể thấy nhức đầu, chính là do tăng huyết áp.
Có thể đổ bệnh nếu tắm không đúng cách. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Những người đi về muộn sau một bữa “nhậu” cũng cần chú ý điều này, khi người đang say thường cảm thấy nóng bức, nếu tắm lúc này sẽ rất dễ nhiễm lạnh. Tắm nước lạnh xong, đi ngủ mở quạt hay máy lạnh rất dễ dẫn đến co mạch, tăng huyết áp nhưng vì đã “say xỉn” nên ngủ mê mệt không nhận biết cơn tăng huyết áp, dẫn đến việc sẽ không được trợ giúp kịp thời khi xảy ra những nguy cơ này.
“Tắm vào buổi sáng quá sớm cũng chưa chắc hay, vì nhiều khi thời tiết vào giờ “trước khi đi làm”, tức 5-6 giờ sáng, còn lạnh hơn lúc chiều tối. Quan trọng là nên tắm lúc nhiệt độ trong ngày dễ chịu nhất, ở miền Nam là khoảng 16-17 giờ. Nếu đi làm về trễ hơn, 19-20 giờ tắm cũng không sao, vì miền Nam không có thời điểm nào quá lạnh, đừng tắm quá trễ, gần giờ đi ngủ là được. Tắm buổi trưa cũng không phải là ý hay vì sau khi ăn trưa, cơ thể cần nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn, việc tắm sau khi ăn có thể khiến các quá trình sinh học của cơ thể không được thuận lợi” – BS Vũ khuyến cáo.
Ai cần kiêng tắm?
Các quan điểm sai lầm về chuyện tắm ở người bệnh, sản phụ đôi khi cũng gây nên rắc rối. Theo BS chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc BV Từ Dũ (TP HCM), việc vệ sinh cơ thể đúng cách sẽ giúp sản phụ phòng tránh được nhiều nguy cơ. Cuộc sinh khiến sản phụ đổ nhiều mồ hôi. Sau đó khi cho con bú, mồ hôi ra càng nhiều.
Trong môi trường quanh năm nóng bức như ở TP HCM, không tắm gội nhiều ngày sẽ khiến sản phụ khó chịu, ảnh hưởng đến việc phục hồi sau sinh, ngoài ra em bé còn có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh từ mẹ.
“Sau sinh, không nên kiêng tắm mà chỉ cần tránh tắm bằng nước lạnh, tắm nhanh đừng dầm nước lâu, không ngâm mình trong bồn, phòng tắm cần kín gió. Nếu sản phụ còn đau sau cuộc sinh, người nhà nên giúp đỡ” – BS Hải khuyên.
T.rẻ e.m cũng là đối tượng hay bị bắt kiêng tắm khi đang bệnh, nhất là các căn bệnh để lại sang thương trên da như thủy đậu, tay chân miệng… Nhưng theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), việc kiêng tắm không có ích gì mà ngược lại khiến bé thêm ngứa ngáy vì mồ hôi đọng lâu ngày trên da. Trong bệnh thủy đậu, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ còn làm tăng nguy cơ các vết bóng nước bị n.hiễm t.rùng. Trẻ bị sốt vì các bệnh khác cũng không nên kiêng tắm.
Theo BS Khanh, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc tắm bằng nước ấm (cha mẹ dùng tay để thử, thấy nước không nóng cũng không lạnh là vừa), không tắm lâu và nhanh chóng làm khô người khi tắm xong.
Nên mang đủ “đồ nghề” vào phòng tắm
Một số người có phòng tắm bên trong phòng riêng có thói quen tắm xong rồi mới ra kiếm quần áo mặc vào, hay vừa bước ra ngoài làm việc khác vừa lau khô tóc… Các BS nhấn mạnh rằng điều này là không nên. Hãy tập thói quen mang theo khăn tắm và quần áo sạch vào phòng tắm. Tắm xong, lau thật khô mình, đầu tóc, mặc quần áo đủ ấm rồi mới bước ra ngoài. Điều này đặc biệt cần thiết với các đối tượng dễ nhiễm lạnh như người cao t.uổi, người đang có bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ… trong những ngày trời lạnh.
Mùa lạnh, không chỉ có bệnh hô hấp
Thời tiết thay đổi dịp cuối năm có thể ảnh hưởng đến nhiều nhóm bệnh khác nhau, phiền toái và nguy hiểm không kém bệnh hô hấp
Bác sĩ (BS) Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Thống Nhất, nhìn nhận người mắc bệnh tim mạch dễ gặp rắc rối khi thời tiết thay đổi.
Giữ ấm toàn thân
Sau cả tuần vừa lo việc nhà vừa chăm sóc đứa cháu bị bệnh, bà Trần Nguyệt H. (61 t.uổi; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) khổ sở vì những cơn đau buốt đầu, nhất là những hôm trở lạnh, mua thuốc uống không hết. Thấy mẹ mệt mỏi và than đau đầu dù đã uống thuốc mà không giảm, người con trai đưa đi khám thì mới phát hiện bà bị tăng huyết áp. Nguyên nhân là do những ngày căng thẳng cộng với thời tiết thay đổi thất thường, chưa kể mức huyết áp của bà H. đã hơi cao trước đó.
Theo BS Anh Vũ, nếu như trong mùa hè, nguy cơ đến từ việc sốc nhiệt khi đi nắng lâu hay thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà mát mẻ sang bên ngoài nắng gắt… thì trong mùa lạnh, nguy cơ cũng đến từ sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ ấm áp sang lạnh hoặc nhiễm lạnh do ở ngoài thời tiết lạnh, mưa quá lâu.
“Cơ thể phản ứng với nhiệt độ lạnh bằng cách co mạch để giữ thân nhiệt, dẫn đến tăng huyết áp. Ở người lớn t.uổi hoặc có mức huyết áp hơi cao, huyết áp sẽ càng tăng gây mệt mỏi, nhức đầu. Nếu đã thật sự mắc bệnh cao huyết áp hay bệnh động mạch vành mà không kiểm soát tốt, hiện tượng co mạch đột ngột thậm chí có thể dẫn đến nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ” – BS Trương Quang Anh Vũ cảnh báo.
BS Anh Vũ tư vấn để phòng tránh những rắc rối nói trên, người có bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác cần uống thuốc đều đặn theo toa, tái khám định kỳ, nhớ mang theo thuốc những khi đi du lịch, công tác xa… Chú ý giữ ấm trong những ngày trời trở lạnh. Nếu gặp mưa giữa thời tiết lạnh thì nên ở trong nhà hoặc tìm nơi trú mưa nếu lỡ ở ngoài đường.
Người có t.uổi hoặc có t.iền sử cao huyết áp nên đo huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện kịp thời những khi huyết áp cao. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Những cơn đau khớp cũng h.ành h.ạ nhiều người trong những ngày trời lạnh. Theo BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, thời tiết lạnh thường kích thích phản ứng viêm, khiến những người bị bệnh khớp hay bị “hành” mỗi dịp cuối năm. Thậm chí với những người bệnh quá nặng, ở những nơi thời tiết quá lạnh, BS còn khuyên họ tạm đến nhà người thân ở vùng ấm áp hơn nếu điều kiện cho phép.
Còn ở những nơi thời tiết không quá lạnh, cách tốt nhất là nhanh chóng tái khám nếu bệnh trở nặng để được BS kê toa, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp. Cố gắng giữ ấm, không phải chỉ giữ ấm vùng khớp bị đau mà nên giữ ấm toàn thân.
Không nghe nhạc buồn
Nhóm bệnh tâm lý – tâm thần cũng có thể bị ảnh hưởng trong những ngày trời trở lạnh, đặc biệt là ở những nơi có mùa đông rõ ràng hoặc thời tiết ảnh hưởng bởi mưa bão. BS chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh Phòng khám Bệnh viện ĐH Y Dược 1, khuyên những người sẵn có các bất ổn về tinh thần, đặc biệt là nhóm bệnh trầm cảm, nên hết sức lưu tâm khi thấy mình đột nhiên trầm xuống, hay lo âu hơn… trong những ngày thời tiết u ám. Nên đi khám sớm nếu cảm thấy mình khó kiểm soát sự lo âu, hồi hộp, cảm xúc trầm buồn hoặc có xu hướng dễ nghĩ quẩn.
Việc ít đi ra ngoài tập thể dục, gặp gỡ mọi người hơn trong những ngày mưa gió, ảnh hưởng bão… cũng có thể tác động đến tinh thần. Các BS khuyên mọi người, đặc biệt là người lớn t.uổi, sức khỏe yếu, nên có thay đổi phù hợp trong những thói quen hằng ngày. Ví dụ buổi sáng tập thể dục có thể muộn hơn một chút trong những ngày cuối năm (do mặt trời lên trễ và thời tiết còn lạnh), không tập quá sớm sẽ dễ bị nhiễm lạnh, có thể không ra công viên mà chỉ tập tại nhà nếu hôm nào cơ thể không thật sự khỏe.
“Khi không tiện ra ngoài thì hãy tự tìm cách thư giãn tại nhà. Đơn giản nhất là tập thể dục, vừa tốt cho tinh thần vừa tốt cho thể chất. Thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống chọi với các bệnh thực thể, đồng thời cũng giúp tăng tiết các hormone có lợi cho tinh thần. Có thể kết hợp việc tập luyện với nghe nhạc sôi động một chút, tránh làm tinh thần ảnh hưởng bởi những bài nhạc buồn” – BS Trần Minh Khuyên khuyến cáo.
Nên tắm nước nóng trong những ngày lạnh và tắm theo nguyên tắc làm ướt người từ từ, từ chân dần lên đầu chứ không được dội nước thẳng lên đầu khi bắt đầu tắm. Lau khô người và mặc đủ ấm trước khi bước ra khỏi nhà tắm, hạn chế tắm đêm vì rất dễ bị đột quỵ.