Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, đơn vị vừa thực hiện kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng gắp giun đũa dài 25cm trong ống mật chủ của nam bệnh nhân 31 t.uổi.
Ảnh: BV.
Bệnh nhân là anh V.A.C (31 t.uổi, Yên Bái) nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn.
Kết quả thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân bị giun đường mật.
Ngay sau đó, bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa và thống nhất chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để lấy giun đường mật.
Quá trình nội soi chụp đường mật, các bác sĩ đã cắt cơ oddi và dùng bóng kéo khảo sát từ ống gan chung xuống tá tràng và lấy được giun đũa dài khoảng 25cm. Sau khi các bác sĩ đã bơm rửa lại đường mật, kiểm tra dịch mật trong thoát ra tốt, thủ thuật kết thúc an toàn.
Hiện, sau mổ, tình trạng nam bệnh nhân ổn định, không còn đau bụng và có thể xuất viện sau 24 giờ theo dõi.
Trước đó, Khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng đã thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thành công gắp 50 con sán lá gan sống trong ống mật chủ của bệnh nhân N.V.C (52 t.uổi, Quảng Yên, Quảng Ninh).
Các bác sĩ cho biết, giun chui ống mật là một biến chứng của tình trạng nhiễm giun trong đường tiêu hóa, khi mật độ giun tăng lên với số lượng lớn. Giun ký sinh ở ruột non có thể di chuyển ngược lên tá tràng đến cơ vòng Oddi và lọt vào ống mật chủ, ống gan chung, ống túi mật và hệ thống đường mật trong gan.
Giun chui ống mật có thể dẫn tới n.hiễm t.rùng đường mật, áp xe gan, áp xe đường mật. Nguy hiểm nhất là n.hiễm t.rùng huyết dẫn đến suy gan, suy thận cấp, sốc n.hiễm t.rùng nặng… có nguy cơ t.ử v.ong.
Theo các bác sĩ, triệu chứng thường gặp của giun chui ống mật là cơn đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị làm cho toát mồ hôi, mặt tái xanh, tái nhợt, vật vã, quằn quại, đau từng cơn, buồn nôn, sốt…
Do đó, ngay khi gặp các biểu hiện này, người bệnh cần đến cơ sở y tế có trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh giun chui ống mật, người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, thường xuyên vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ và đặc biệt tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, đồng thời hạn chế ăn rau sống, chỉ ăn khi mua ở nơi đảm bảo và vệ sinh rửa rau sạch đúng quy trình,…
U gan – Xử trí thế nào?
Bệnh u gan là một bệnh có thể gặp trong cộng đồng, đa số không nguy hiểm nhưng có một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng, thậm chí gây t.ử v.ong.
Nguyên nhân gây u gan
U gan có 2 loại chính, đó là u lành tính và u ác tính. Bệnh u gan lành tính có nhiều loại khác nhau (u m.áu, u tuyến, u giang mai, hoặc u nang gan), trong đó u nang gan hay gặp nhất. Gọi là nang gan khi tồn tại một ổ trống có thể chứa dịch, m.áu hoặc không chứa gì và nằm trong tổ chức gan.
Nguyên nhân gây u gan còn có thể do nhiễm ký sinh trùng sán lá gan hoặc áp-xe gan do vi khuẩn hoặc do lỵ amip (nếu không điều trị kịp thời có thể bị vỡ rất nguy hiểm) hoặc nhiễm vi khuẩn lao (nang lao) hoặc do nguyên nhân di truyền, bẩm sinh.
Đa số chỉ có 1-2 nang, vị trí chủ yếu ở thùy gan phải, kích thước thường nhỏ hơn 40mm. Một số ít nang gan có thể có kích thước rất lớn và chứa tới 1-2 lít dịch, nang nước có thể bị vỡ khi có va chạm…
Đối với u gan ác tính thường do nguyên phát là chủ yếu bởi viêm gan virus (A, B, C, D, E), hoặc có thể do uống quá nhiều bia rượu làm xơ gan, cuối cùng là ung thư gan hoặc do ung thư ở cơ quan khác di căn đến gan hoặc có thể do bẩm sinh.
U gan có thể do dùng một số thuốc không đúng chỉ định hoặc lạm dụng thuốc (ví dụ lạm dụng thuốc có chứa paracetamol…) hoặc do tiếp xúc nhiều với một số hóa chất độc hại (hóa chất diệt côn trùng, bảo quản thực vật, thực phẩm, thuốc kích thích tăng trưởng thực vật…).
Khối u chiếm toàn bộ phần gan phải trên phim chụp CT bụng.
Biểu hiện của u gan
Đối với u gan lành tính, hầu hết người bệnh không thấy có biểu hiện gì, ngoại trừ u gan do sán lá gan hoặc do lỵ amip. Với các bệnh này có thể đau tức vùng gan (hạ sườn phải), sốt, rét run, nếu có biến chứng do vỡ hoặc tràn vào cơ quan khác (cơ hoành, màng phổi…), triệu chứng sẽ rầm rộ hơn.
U gan ác tính thường ít có biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy, hầu hết người bệnh không cảm nhận được, chỉ đến khi thấy đau hạ sườn phải (vùng gan) hoặc các biểu hiện mệt mỏi, sút cân, chán ăn, vàng mắt, vàng da, bụng trướng, phù… do bệnh đã ở vào giai đoạn cuối.
Muốn biết bệnh u gan, cần siêu âm gan, xét nghiệm chức năng gan (men gan), khi cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) gan. Nếu có điều kiện có thể chọc gan để thăm dò (áp-xe), sinh thiết gan (nghi u ác tính) để xét nghiệm tế bào.
Khi bị u gan, nên làm gì?
Người bệnh khi được phát hiện là u gan, trước hết hãy thật bình tĩnh và nghe bác si khám bệnh cho mình giải thích, tư vấn, nếu do áp-xe gan hoặc do sán lá gan, cần điều trị sớm; nếu u gan lành tính, người bệnh không phải điều trị gì nhưng cần kiểm tra định kỳ.
Ung thư gan giai đoạn sớm, khối u gan đơn độc, chưa có tổn thương di căn, bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ các phần gan có chứa khối u, kết hợp hóa trị sau mổ.
U gan kích thước quá lớn, đe dọa suy gan sau mổ hoặc liên quan trực tiếp với các mạch m.áu lớn, không thể mổ ngay được, di căn xa và dạng bướu nguyên bào gan, bác sĩ sẽ hóa trị trước mổ (2-4 chu kỳ) để làm khối u thu nhỏ lại, thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ u gan.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, trên 90% trường hợp có thể điều trị khỏi. Phát hiện muộn, khối u to không thể mổ cắt hoặc có di căn xa, kết quả điều trị thấp hơn.