Cảm lạnh là bệnh thường gặp ở mọi lứa t.uổi, vào mùa đông, khi tiết trời lạnh giá. Các biểu hiện của cảm lạnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Vì vậy khi bị cảm lạnh, mọi người cần dùng đúng thuốc để chữa trị bệnh hiệu quả…
Triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh
Cảm lạnh thường bắt đầu với biểu hiện mệt mỏi, toàn thân nhức rã rời, cảm giác lạnh, nhiễm hàn, hắt hơi kèm theo đau đầu kéo dài trong vài ngày, đặc biệt xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi và ho. Các triệu chứng này có thể bắt đầu sau 16 giờ nhiễm bệnh, đỉnh điểm là 2-4 ngày sau khi khởi phát và thường chấm dứt sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, với một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài tới 3 tuần. Đặc biệt, t.rẻ e.m ho kéo dài hơn 10 ngày trong 35-40% các trường hợp, đây là một con số khá cao, có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa và nhiều căn bệnh khác.
Thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh.
Những lưu ý khi dùng thuốc
Nên nhớ, không có thuốc chữa cảm lạnh thông thường. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây cảm lạnh và không nên dùng trừ khi bị nhiễm vi khuẩn. Việc dùng thuốc kháng sinh có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc và gây hại cho cơ thể. Điều trị cảm lạnh thường được hướng vào việc làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.
Hiện tại, có một số thuốc dùng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Khi bị sốt, đau họng và đau đầu, nhiều người dùng acetaminophen (paracetamol) hoặc các loại thuốc giảm đau nhẹ khác. Sử dụng acetaminophen trong thời gian ngắn nhất có thể và làm theo hướng dẫn trên nhãn để tránh tác dụng phụ. Liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng, khoảng cách giữa các lần dùng từ 4-6 giờ.
Thận trọng khi cho t.rẻ e.m hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin. T.rẻ e.m và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống cúm không bao giờ được dùng aspirin. Điều này là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở t.rẻ e.m. Có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) được chỉ định cho trẻ sơ sinh hoặc t.rẻ e.m, bao gồm acetaminophen hoặc ibuprofen… nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà cảm lạnh gây ra.
Thuốc xịt thông mũi: Những loại thuốc xịt giúp thông mũi gây co mạch mũi, do vậy làm thông thoáng mũi như naphazolin, oxymetazolin… Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt thông mũi trong tối đa 5 ngày. Tránh tình trạng sử dụng kéo dài, trên 7 ngày, vì lạm dụng các loại thuốc này có thể gây viêm mũi do thuốc, sung huyết mũi trở lại… khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn và việc điều trị tình trạng này sẽ khó khăn hơn.
Thuoc giam ho: Neu ho it, ho nhe thi thong thuong se khong can thiet phai dung thuoc giam ho. Chi khi muc đo ho nhieu, ho thuong xuyen, gay đau rat co hong, kho chiu, met moi thi mới cần dùng tới thuoc giam ho.
Thuoc chua thanh phan codein hay dextromethorphan đieu tri hieu qua voi cac truong hop ho khan. Cac thuoc giam ho chua hoat chat khang histamin nhu fexofenadine, chlorpheniramine đong thoi giup giam nhanh trieu chung ngat mui, so mui, hat hoi. Can luu y, cac thuoc khang histamin thuong khien nguoi benh buon ngu, mat tap trung nen sau khi dung thuoc, khong lai xe hoac van hanh may moc.
Neu ho co đom, nen su dung cac thuoc chua ambroxol, bromhexin, acetylcystein,… giup lam long đom, tieu đom, giup ho de dang va bot kho chiu hon. Voi tre nho duoi 4 tuoi, khong nen dung thuoc giam ho, nen dung cac siro ho nguon goc thao duoc nhu hung chanh, cao la thuong xuan, mat ong… Luu y, không dung mat ong cho tre duoi 1 tuoi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị cảm lạnh, nên uống nhiều nước, tránh caffeine và rượu (những thứ có thể làm cơ thể mất nước), ăn thức ăn lỏng, mềm, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh…
Ngoài ra, cần giữ ấm cho căn phòng, nhưng không quá nóng. Nếu không khí khô, máy làm ẩm hoặc máy làm ẩm dạng phun sương mát có thể làm ẩm không khí và giúp giảm tắc nghẽn và ho. Giữ máy tạo ẩm sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Làm dịu cổ họng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để giúp giảm nghẹt mũi. Ở trẻ sơ sinh, hút nhẹ lỗ mũi bằng ống hút dành cho sơ sinh sau khi nhỏ nước muối sẽ làm trẻ dễ chịu hơn.
Lưu ý, khi có dấu hiệu bất thường nên khám tại cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Đề phòng cảm lạnh, hãy chuẩn bị ngay những loại gia vị và thảo mộc thiên nhiên này
Các loại gia vị và thảo mộc thiên nhiên dưới đây là một trong những bí kíp giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về hô hấp, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại các loại bệnh dễ gặp vào mùa lạnh.
Những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12, mùa đông chính thức trở về với mức nhiệt giảm sâu và những cơn gió lạnh ngay từ đầu mùa kéo theo sự xuất hiện của một loạt những căn bệnh phổ biến, trong đó có thể kể đến như: các loại bệnh về đường hô hấp, bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Tuy đây là những loại bệnh phổ biến tới mức ai cũng gặp phải ít nhất vài lần trong đời, song, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời rất có thể gây ra những biến chứng khác, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thuốc kháng sinh được coi là một trong những giải pháp chữa trị hiệu quả, tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra tình trạng kháng thuốc vô cùng nguy hiểm. Do đó, hãy tận dụng những loại gia vị và thảo mộc thiên nhiên hữu ích dưới đây để nâng cao sức đề kháng của bản thân, bảo vệ sức khỏe trong thời điểm mùa cúm đang bùng phát.
Cảm lạnh là một trong những căn bệnh phổ biến trong giai đoạn thời tiết trở mùa này. (Ảnh: Internet)
10 loại gia vị và thảo mộc giúp bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và các vấn đề về hô hấp
Dưới đây là những loại gia vị và thảo mộc phòng ngừa cảm lạnh mà mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn trong nhà, đặc biệt vào mùa lạnh:
Quế
Quế là loại thảo mộc có tác dụng tuyệt vời trong điều trị cảm lạnh tự nhiên. (Ảnh: internet)
Những sản phẩm làm từ quế như trà quế, bột quế đều có thể làm thành những loại đồ uống giúp làm ấm cơ thể, giúp giảm nghẹt mũi và làm sạch xung huyết niêm mạc. Nhờ đặc tính kháng nấm và giảm đau của quế nên nó được sử dụng để điều trị viêm phế quản.
Quế là loại thảo mộc có tác dụng tuyệt vời trong điều trị cảm lạnh tự nhiên. Theo đó, bạn có thể trà quế hoặc pha nước sôi với bột quế để làm thành trà, hoặc rắc lên thức ăn sử dụng mỗi ngày để giúp cơ thể phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
Gừng
Gừng giúp giảm viêm, giảm đau họng, cảm giác buồn nôn và các triệu chứng đau,… (Ảnh: internet)
Ngoài quế, gừng cũng là một trong những loại gia vị hữu ích và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. May mắn ở chỗ, gừng được sử dụng phổ biến và quen thuộc đối với mỗi gia đình.
Vị cay từ gừng giúp làm ấm cơ thể, đồng thời giảm viêm, đau họng và buồn nôn cùng các triệu chứng đau khác. Ngoài ra còn hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Nhờ thế mà một tách trà gừng khi cơ thể bị nhiễm lạnh có tác dụng rất lớn, khi đó trà gừng sẽ giúp làm ấm bụng, trừ hạn, trị cảm và làm dịu các cơn đau nhức. Không chỉ thế, khả năng chống viêm của gừng còn giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cổ họng do bị nhiễm lạnh.
Theo đó, khi bị cảm lạnh, chỉ cần pha nước nóng và thêm 2 muỗng cà phê gừng vào (có thể pha kèm chút đường cho dễ uống) và đợi khoảng vài phút là bạn đã có thức uống ấm nóng và tác dụng cao trong điều trị bệnh cảm lạnh.
Tỏi
Tỏi giàu đặc tính chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn và thậm chí có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn. (Ảnh: Inetrenet)
Nhờ đặc tính chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cùng các lợi ích chống nấm, chống viêm và kháng virus, tỏi từ lâu đã được sử dụng như một trong những sản phẩm tự nhiên giúp ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
Để phòng ngừa các bệnh về hô hấp, ho và viêm họng, bạn có thể dùng tỏi để ngâm giấm hoặc chế biến vào nhiều món ăn và sử dụng mỗi ngày.
Cam thảo
Được biết đến là loại thảo mộc có chứa hợp chất glycyrrhizin, có tác dụng lớn trong việc chống lại các loại virus, bệnh cúm và các bệnh về đường hô hấp, do đó, muốn phòng ngừa cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần ngậm một miếng nhỏ rễ cam thảo sẽ giúp giảm ho và làm ấm cơ thể rất tốt. Ngoài ra, cam thảo có vị ngọt nên rất dễ sử dụng.
Húng quế
Húng quế có tác dụng vô cùng hiệu quả giúp hạn chế sốt và giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm. (Ảnh: Internet)
Húng quế là một loại rau thơm được sử dụng chủ yếu trong ẩm thực, không chỉ có mùi thơm, vị ngon, húng quế còn giúp hạn chế sốt và giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh và cúm vô cùng hiệu quả.
Húng chanh
Khác với húng quế, húng chanh chứa nhiều vitamin C, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Cách dùng húng chanh như sau: Bạn có thể cho 5, 6 lá húng chanh vào một chén nước rồi đổ nước sôi lên, sau đó đợi vài phút và uống như uống trà. Tuy nhiên, với những người có vấn đề về tuyến giáp thì nên đặc biệt lưu ý và cần tìm hiểu kỹ (hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ) trước khi sử dụng húng chanh.
Húng tây
Húng tây có thể kháng khuẩn, kháng nấm và virus. (Ảnh: internet)
Để phòng ngừa cảm cúm, ho trong mùa lạnh, bạn có thể cắt nhỏ lá húng tây, hành tây và tỏi rồi ngâm với mật ong trong vòng 3 giờ đồng hồ rồi dùng với trà hoặc nước ấm mỗi ngày.
Sở dĩ có thể đem lại tác dụng này là bởi húng tây có thể kháng khuẩn, kháng nấm và virus.
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen giúp làm ấm cơ thể và giảm các triệu chứng khó thở do cúm và giảm đờm. (Ảnh: Internet)
Hạt tiêu đen là một loại gia vị thường dùng trong các bữa ăn của người Việt, có vị thơm và hơi cay có thể giúp làm ấm cơ thể và giảm các triệu chứng khó thở do cúm. Ngoài ra, tiêu đen còn được người Trung Quốc sử dụng để làm giảm đờm.
Thảo mộc hương
Thảo mộc hương được biết đến là một loại thảo dược rất tốt cho hệ hô hấp. Nó không chỉ giúp cơ thể chống n.hiễm t.rùng, giảm ho, làm dịu vùng bị kích ứng mà còn có đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, thảo mộc hương còn giúp ổn định lượng đường trong m.áu và nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột.
Bởi những lý do này, các gia đình nên chuẩn bị sẵn thảo mộc hương để phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh.
Sả
Cây sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh: phế và vị, được dùng làm thuốc chữa cảm lạnh, ho do lạnh…rất hiệu quả. (Ảnh: Internet)
Từ lâu, sả được coi như một giải pháp hữu hiệu đối với những người bị cảm cúm, cảm lạnh. Bạn có thể đổ 1 cốc nước sôi trên 5/6 lá sả tươi (hoặc 1 thìa lá khô) uống lúc nóng, hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ sả, cho vào một túi lưới rồi thả vào bồn tắm nước nóng để ngâm mình, xông hơi. Hiện nay, nhiều người cũng sử dụng sả trong pha chế để đem lại mùi thơm, vị ngon và tốt cho sức khỏe.