Thiếu vi chất dinh dưỡng được xem là nạn đói tiềm ẩn, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Đây là thông tin do phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, chia sẻ tại hội nghị khoa học “Y học công nghệ 4.0 – Những bước tiến vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị” chiều 22/1.
Theo PGS Mai, trong cơ thể, các vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng. Đó là thành phần của enzyme tham gia chuyển hóa protein, lipid, glucid, hô hấp tế bào, mô, các chức phận của cơ và thần kinh.
Chúng cũng cần thiết cho sự hoạt động, quá trình phát triển của tổ chức và tạo m.áu, đồng thời, duy trì cân bằng nội môi, áp lực thẩm thấu giữa khu trong và ngoài tế bào, tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước. Vai trò quan trọng khác của chúng là tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể.
Với trẻ nhỏ, cơ thể đủ các vitamin và khoáng chất sẽ phát huy được hết vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Nếu thiếu, sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời, đó là yếu tố liên quan suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ ăn uống thiếu chất có thể gây thấp còi, suy dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Unipus.
Thiếu vi chất gây giảm chất lượng cuộc sống. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, 18 triệu trẻ sơ sinh bị giảm trí tuệ do thiếu i-ốt, 150.000 trẻ sơ sinh dị dạng thần kinh do thiếu folate, 350.000 t.rẻ e.m bị mù lòa vì thiếu vitamin A. Thiếu vi chất gây giảm năng suất lao động khi mỗi năm, 1,6 tỷ người bị giảm khả năng lao động do thiếu m.áu và sắt.
Ngoài vai trò giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng chiều cao, một số vi chất còn được chứng minh tác động đến quá trình “tắt – mở” của gene như axit folic, vitamin (C, D, E, B2, B12), niacin, axit nicotinic, kẽm, mangan, sắt, canxi.
“Suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì đan xen là cửa ngõ của nhiều bệnh mạn tính hay gặp hiện nay có liên quan dinh dưỡng như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Nguy hiểm hơn, nó là nguyên nhân gây một số bệnh ung thư”, PGS Mai cho hay.
Tại Việt Nam, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng gặp phổ biến ở khắp cả nước, thậm chí, vẫn còn tỷ lệ lớn ở các thành thị, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển.
Chuyên gia này đã chỉ ra 6 vi chất trong cơ thể người dân Việt Nam, đặc biệt là t.rẻ e.m, thường thiếu gồm vitamin A, sắt, axit folic, kẽm, canxi và vitamin D.
Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, nguyên nhân của tình trạng này có thể là trực tiếp qua khẩu phần ăn thiếu vi chất hoặc bệnh lý gây mất vi chất. Nguyên nhân gián tiếp là thực phẩm nghèo vi chất và không biết cách chăm sóc đầy đủ. Vì vậy, kiểm tra cơ thể có thiếu vi chất hay không là vấn đề sức khỏe được quan tâm đặc biệt hiện nay.
PGS Mai khuyến cáo tất cả người dân nên xét nghiệm kiểm tra, đặc biệt trẻ có các dấu hiệu bất thường như chậm tăng trưởng, thị lực và trí lực kém, cơ thể mệt mỏi, da xanh, đau đầu, chóng mặt, hồng cầu to…
Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn hướng bổ sung dinh dưỡng phù hợp để hạn chế hậu quả đáng tiếc do thiếu vi chất. Việc làm này rất đơn giản, chỉ cần bổ sung qua bữa ăn hàng ngày.
Cứ 4 trẻ dưới 5 t.uổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Dự án “Happy Việt Nam” được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng.
Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ t.rẻ e.m suy dinh dưỡng, thấp còi còn ở mức cao. Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi độ t.uổi dưới 5 t.uổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 t.uổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
Ngày 17/1, tại TP.HCM, đã diễn ra hội thảo khai mạc dự án Happy Việt Nam do Merck Việt Nam đồng hành cùng Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft (DEG), Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), Tổ Chức ASSIST triển khai với mục tiêu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, chung tay đẩy lùi căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m.
Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt, ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng khó khăn về tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ. T.rẻ e.m suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh n.hiễm t.rùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng chú ý, tất cả các cơ quan của trẻ đều giảm phát triển, như hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.
GS.TS.BS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, mặc dù đat đươc các thành tựu đang ghi nhân trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ t.rẻ e.m suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng, trường học hay bệnh viện còn thiếu về số lượng và chất lượng.
Dự án Happy Việt Nam giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng
Theo GS. Dàng, nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức, thực hành dinh dưỡng. Tình trạng trẻ còi, suy dinh dưỡng ở các vùng miền cũng khác nhau, do đó, đòi hỏi phải có các can thiệp thích hợp.
Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng và góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Việt, dự án Happy Việt Nam được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh này.
Dự án được triển khai trong vòng 2 năm, khởi đầu từ tháng 7/2020. Trong khuôn khổ của dự án, các hoạt động truyền thông, khám tầm soát cho trẻ và tập huấn cho các giáo viên tiểu học, mẫu giáo, phụ huynh học sinh và nhân viên y tế để giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu về các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa, đồng thời có thể tầm soát sớm và chữa trị hiệu quả căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m.
Các hoạt động của dự án sẽ được diễn ra ở 7 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó bao gồm những khu vực có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng cao như Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Hà Nội và TP.HCM.