Ngưng thở khi ngủ, coi chừng có ngày ‘ngủ’ luôn

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng tiềm ẩn, khiến người bệnh liên tục ngừng thở và thở lại trong khi ngủ.

ngung tho khi ngu coi chung co ngay ngu luon a8f 5544265

Ngưng thở khi ngủ là do các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra, làm đường thở bị thu hẹp hoặc đóng lại khi hít vào – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nếu một người ngáy to và uể oải buồn ngủ ngay cả sau khi đã ngủ cả đêm, có thể người này đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Nếu bị ngưng thở khi ngủ, hãy đi khám ngay.

Điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim và các biến chứng nguy hiểm, theo Mayo Clinic .

Các triệu chứng cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm:

Ngáy to

Ngừng thở từng đợt trong khi ngủ

Thở hổn hển khi ngủ

Khô miệng khi thức giấc

Nhức đầu buổi sáng

Cảm giác thèm ngủ vào ban ngày

Khó chú ý vào ban ngày

Cáu gắt

Khi nào nên đi khám?

Ngáy to có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, nhưng không phải ai mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng ngáy.

Hãy đi khám nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên. Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ vấn đề giấc ngủ nào khiến mệt mỏi, buồn ngủ và cáu kỉnh.

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân là do các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra, làm đường thở bị thu hẹp hoặc đóng lại khi hít vào, có thể làm giảm mức ô xy trong m.áu.

Bộ não cảm nhận được tình trạng không thể thở và đ.ánh thức người bệnh khỏi giấc ngủ để có thể mở lại đường thở.

Có thể thở phì phì, thở tắc nghẽn hoặc thở hổn hển.

Mô hình này có thể lặp lại từ 5 đến 30 lần trở lên mỗi giờ, trong suốt đêm, làm suy giảm khả năng đạt đến giai đoạn sâu của giấc ngủ.

ngung tho khi ngu coi chung co ngay ngu luon 8c4 5544265

Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim tái phát, đột quỵ và nhịp tim bất thường như rung nhĩ – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Các biến chứng từ việc ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:

1. Huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim

Nồng độ ô xy trong m.áu giảm đột ngột xảy ra trong quá trình ngưng thở khi ngủ làm tăng huyết áp và căng thẳng hệ thống tim mạch.

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim tái phát, đột quỵ và nhịp tim bất thường như rung nhĩ.

Nếu bị bệnh tim, nhiều đợt thiếu ô xy trong m.áu có thể dẫn đến đột tử do nhịp tim không đều.

2. Bệnh tiểu đường loại 2

Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2.

3. Mắc hội chứng chuyển hóa

Rối loạn này, bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lượng đường trong m.áu cao và tăng vòng eo, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

4. Biến chứng sau phẫu thuật

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguy cơ bị biến chứng sau cuộc phẫu thuật lớn vì họ dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi được an thần và nằm ngửa.

Người bị ngưng thở khi ngủ, trước khi phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết về tình trạng này của mình.

5. Vấn đề về gan

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguy cơ bị bất thường chức năng gan và gan có nguy cơ bị sẹo do bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra chứng ngưng thở khi ngủ thường khiến người bệnh buồn ngủ quá mức vào ban ngày, sẽ đặc biệt nguy hiểm khi lái xe, theo Mayo Clinic .

Những ai có nguy cơ?

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả t.rẻ e.m.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dạng ngưng thở khi ngủ này bao gồm:

Cân nặng quá mức

Chất béo tích tụ xung quanh đường thở trên có thể cản trở việc thở.

Chu vi cổ lớn hơn

Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn.

Đường thở bị thu hẹp

Người có cổ họng hẹp bẩm sinh. Sưng amidan hoặc VA cũng gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là ở t.rẻ e.m.

Giới tính

Nam giới có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 – 3 lần phụ nữ. Nhưng phụ nữ thừa cân, đặc biệt là sau khi mãn kinh, cũng có nguy cơ cao.

T.uổi tác

Ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn đáng kể ở người lớn t.uổi.

Lịch sử gia đình

Có thành viên trong gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sử dụng rượu hoặc t.huốc a.n t.hần

Những chất này làm giãn các cơ trong cổ họng, có thể làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ.

Hút thuốc

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần.

Nghẹt mũi

Người khó thở bằng mũi có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Mắc một số bệnh

Suy tim sung huyết, huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh Parkinson là một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố, từng bị đột quỵ và hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ, theo Mayo Clinic .

Mối liên quan giữa hội chứng ADHD và giấc ngủ

Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tăng mức nghiêm trọng của nhau.

moi lien quan giua hoi chung adhd va giac ngu 84a 5469988

Ảnh: Getty Images

Theo Tiến sĩ Sandra Kooij, chuyên gia về ADHD tại Trung tâm Y học thuộc ại học Amsterdam, gần 80% người mắc ADHD đều bị gián đoạn nhịp sinh học. Tình trạng này sau đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin, hoóc-môn điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể.

ối với người khỏe mạnh, quá trình tiết melatonin bắt đầu vào khoảng 21h30, nhưng ở bệnh nhân ADHD, quá trình này xuất hiện trễ hơn, tận 23h. Bởi vậy, bệnh nhân ADHD thường ngủ muộn hơn thời điểm họ mong muốn. Kết quả là rối loạn giấc ngủ “tấn công” những người mắc ADHD với tần suất dày hơn so với những người bị các tình trạng như hội chứng chân không nghỉ, ngưng thở khi ngủ và khó ngủ. Biểu hiện của dạng rối loạn giấc ngủ này là mất ngủ.

“ADHD và mất ngủ thường xuyên cộng hưởng và tăng cường mức độ nghiêm trọng cho nhau. Mất ngủ để lại những hệ lụy rất giống các triệu chứng của ADHD, như mất tập trung, trí nhớ sụt giảm, dễ cáu gắt, nghiện tinh bột – đường và bị béo phì”, Giáo sư Kooij chia sẻ.

Tài liệu gần đây còn chỉ ra những người có các triệu chứng ADHD cũng rất dễ tổn thương trước những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng mất ngủ. Trong nghiên cứu, các chuyên gia tại Viện Karolinska (Thụy iển) đã chia 180 người khỏe mạnh trong độ t.uổi 17-45 thành 2 nhóm. Trong khi nhóm một ngủ bình thường vào ban đêm, nhóm hai được yêu cầu thức trắng.

Hôm sau, các nhà nghiên cứu đề nghị cả 2 nhóm thực hiện bài kiểm tra về chức năng điều hành não bộ và khả năng kiểm soát cảm xúc. Kết quả cho thấy nhóm mất ngủ đạt điểm số thấp hơn, đặc biệt là những người có các dấu hiệu ADHD.

Ví dụ, nếu một người gặp vấn đề về bất ổn cảm xúc mà lại không ngủ được, thì họ rất chật vật khi thực hiện những nhiệm vụ nhận thức và có liên quan đến điều chỉnh cảm xúc. Bộc lộ những dấu hiệu ADHD tức là người đó có các vấn đề như mất chú ý và bị ức chế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *