Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sinh con dễ bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật trí tuệ, suy hô hấp, thậm chí chậm phát triển và tăng nguy cơ mắc ung thư ác tính.
Dị tật bẩm sinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường type 1 nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Một số dị tật có thể gặp là sứt môi, bệnh tim, giảm chi và dị tật cột sống.
Khuyết tật trí tuệ: Đây là khuyết tật cần lưu ý ở trẻ sơ sinh vì có thể dẫn tới tàn tật suốt đời. Theo các chuyên gia, mẹ mắc tiểu đường sẽ làm tăng tỷ lệ thiểu năng trí tuệ ở con trong 20 năm. Thậm chí, những đ.ứa t.rẻ sẽ có khả năng học tập chậm chạp và trí thông minh dưới mức trung bình.
Hội chứng suy hô hấp: Bệnh tiểu đường có xu hướng làm rối loạn các cơ chế căn bản của phổi thai nhi và làm chậm quá trình trưởng thành phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ thở nhanh, tăng áp lực phổi và suy hô hấp.
Ngạt chu sinh: Đây là tình trạng xảy ra do sự thiếu hụt oxy đến các tế bào thai từ trước, trong và sau khi sinh. Đáng tiếc, những trẻ bị ngạt chu sinh thường gặp ở người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Tăng trọng lượng sơ sinh: Bệnh tiểu đường ở mẹ sẽ làm tăng trọng lượng khi sinh của con. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh macrosomia (thai nhi quá lớn), gây sinh khó và tăng nguy cơ t.ử v.ong của trẻ.
Chậm tăng trưởng và phát triển thần kinh: Theo các chuyên gia, đ.ứa t.rẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ gặp vấn đề về tăng trưởng và phát triển thần kinh. Tình trạng này khiến trẻ bị suy giảm nhận thức, giác quan, ngôn ngữ và chức năng thần kinh.
Ung thư ác tính: Một nghiên cứu có chứng minh rằng, những b.é g.ái được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Chậm phát triển: Bệnh tiểu đường ở người mẹ sẽ khiến thai nhi chậm phát triển trong thời kỳ đầu mang thai. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, thai nhi trong thời kỳ người mẹ bị tiểu đường sẽ có cân nặng trung bình nhỏ hơn so với bình thường.
Sinh non: Phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ cao bị sinh non hơn những người phụ nữ khoẻ mạnh, không bệnh tật. Nguyên nhân là do khi bị tiểu đường, thai nhi trong bụng người mẹ sẽ phát triển quá nhanh, làm tăng nguy cơ sinh non.
Sở Y tế TP.HCM điều tra vụ sản phụ bị liệt nửa người sau khi sinh mổ
Hội đồng chuyên môn và các cơ quan chức năng chưa xác định được nguyên nhân khiến sản phụ bị liệt nửa người.
Trao đổi với Zing trưa 21/1, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết cơ quan này đã nắm được thông tin vụ việc sản phụ N.T.T.T. (29 t.uổi, sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM) bị liệt nửa người sau khi được mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Mê Kông.
Theo bà Mai, sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế TP.HCM có nhận được báo cáo nhanh từ Bệnh viện Phụ sản Mê Kông. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đang trong quá trình xác minh để làm rõ sự việc này. Hiện cơ quan này chưa có kết quả cuối cùng về nguyên nhân vụ việc.
Trước đó, nhằm giảm thiểu các sự cố y khoa, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành sổ tay hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong cơ sở khám, chữa bệnh và đề nghị các cơ sở y tế nghiêm túc thực hiện.
Ngoài ra, cơ quan này yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo của Sở Y tế liên quan an toàn người bệnh, tuân thủ quy định chuyên môn và quy định pháp luật trong hành nghề.
Sản phụ T. bị liệt nửa người, thể trạng yếu và không thể chăm sóc con. Ảnh: Bích Huệ.
Trước đó, sản phụ T. đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để nhập viện và yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, t.iền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Sau khi hội chẩn t.iền phẫu, chị T. được ê-kíp thống nhất thông báo sẽ gây mê để mổ lấy thai. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện gây mê tự ý đổi từ phương án gây mê sang gây tê. Sau khi tiêm thuốc tê vào tủy sống, chị T. co giật mạnh, nôn ói liên tục. Sau ca mổ lấy thai, sản phụ được chuyển sang Bệnh viện Nhân dân Gia Định và được chẩn đoán liệt nửa người bên trái không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, cho biết tình trạng của sản phụ T. là tai biến y khoa.
Bệnh viện cho biết bác sĩ gây mê muốn chọn giải pháp cho người bệnh nên đã đổi phương pháp vô cảm. Tuy nhiên, vị bác sĩ này đã làm không đúng quy trình khám t.iền mê trước đó và phán đoán sai.
Bệnh viện khẳng định đã hỗ trợ sản phụ trong việc điều trị, tập vật lý trị liệu nhưng hai bên chưa có sự thông cảm. Điều này gây nên hiểu lầm đáng tiếc.
Hiện bác sĩ gây mê trực tiếp cho sản phụ T. xin thôi việc tại Bệnh viện Phụ sản Mê Kông. Bệnh viện này cho biết sẽ rút kinh nghiệm.