Cà chua là một loại thực phẩm dễ kiếm lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý những điều sau để tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc…
Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bà nội trợ chế biến cà chua không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tránh sử dụng cà chua chưa chín
Khi cà chua còn xanh, chưa chín hẳn thì vẫn chứa chất độc solanine. Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức… Trong khi đó, trong cà chua chín các chất độc hại sẽ giảm dần và mất đi khi cà chua chín đỏ. Chính vì vậy, bạn chỉ sử dụng cà chua chín để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Cà chua kỵ với một số thực phẩm
Khoai tây, cà rốt, dưa chuột là top 3 thực phẩm kỵ với cà chua. Khi sử dụng dưa chuột và cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân giải và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột. Đối với khoai tây, khoai lang khi dùng đồng thời với cà chua sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng chung cà rốt với cà chua sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng có trong 2 loại thực phẩm này.
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Mặc dù cà chua và dưa chuột đều rất tốt cho sức khỏe, và thường được chị em sử dụng trong các món nộm, món salad… tuy nhiên trong dưa chuột lại chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua. Vì vậy nếu chế biến cà chua theo cách này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó đối với sức khỏe.
Cấm kỵ cà chua nấu với khoai tây/khoai lang
Món khoai tây xào mà không có cà chua thì quả thực sẽ mất ngon. Tuy nhiên cách chế biến này lại hoàn toàn sai lầm bởi sự kết hợp giữa cà chua và khoai tây hoặc khoai lang có thể dẫn đến khó tiêu. Nếu những người có hệ tiêu hóa kém có thể bị tiêu chảy, đau bụng thậm chí rối loạn tiêu hóa.
Tránh sử dụng chảo nhôm, gang chế biến cà chua
Việc sử dụng các dụng cụ chế biến cà chua bằng nhôm, gang sẽ khiến các loại a-xít có trong cà chua dễ gây ra phản ứng hóa học. Điều này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn, hạn chế chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể mà còn ảnh dưởng đến độ bền của những dụng cụ này.
Không nên chế biến lâu trong nhiệt độ cao
Các chất dinh dưỡng trong cà chua khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ và ô xy sẽ dễ bị phân giải. Vì thế, nếu nấu cà chua quá lâu sẽ làm mất đi dinh dưỡng và mùi vị vốn có của nó.
Ai cũng khuyên không ăn chuối, uống sữa khi bụng đói: Bác sĩ lý giải sự thật không ngờ
Có rất nhiều người nói rằng: Không thể uống sữa, ăn chuối hoặc ăn hồng khi bụng đói bởi chúng sẽ gây hại cho sức khỏe, nhưng điều đó có đúng không?
Trên trang Sohu và QQ của Trung Quốc, bác sĩ Triệu Nhuận Thuyên – Trưởng Khoa Giáo dục Sức khỏe, bệnh viện Tiểu Thang Sơn, Bắc Kinh đã chia sẻ nhiều kiến thức bất ngờ.
Sự thật về những loại thực phẩm được nhiều người khuyên không ăn khi bụng đói
1. Không uống sữa khi bụng đói?
Một số ý kiến cho rằng, uống sữa khi bụng đói sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng và sẽ gây hại cho dạ dày, gây tiêu chảy.
Sự thật: Uống sữa khi bụng đói, chất béo và đường lactose trong sữa có thể cung cấp năng lượng, không gây lãng phí protein. Nó cũng có lợi cho sức khỏe của dạ dày, protein lactose có trong sữa có tác dụng chống n.hiễm t.rùng vi khuẩn và kiểm soát tình trạng viêm niêm mạc.
Những người như vậy thiếu men lactase trong ruột và không thể p.hân h.ủy hiệu quả đường lactose trong sữa hoặc các thực phẩm khác, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy.
Nếu không dung nạp lactose, các triệu chứng tương ứng sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn không đói, do đó, việc uống sữa gây tiêu chảy không liên quan đến việc bụng đói.
2. Ăn quả hồng khi bụng đói gây sỏi?
Có người cho rằng, ăn hồng khi bụng đói sẽ bị sỏi dạ dày.
Sự thật: Axit tannic và pectin trong quả hồng tương tác với axit trong dạ dày tạo thành khối, và chất xơ ăn vào sau đó sẽ ngưng tụ lại trên khối tạo thành sỏi dạ dày. Đặc biệt, khi ăn hồng cùng lúc với cá, tôm, cua và các loại thực phẩm giàu chất đạm, dạ dày càng dễ hình thành.
Tuy nhiên, quả hồng chưa trưởng thành chứa nhiều axit tannic, gấp 25 lần quả hồng chín và phần lớn lượng axit tannic tập trung ở vỏ. Vì vậy, hãy ăn quả hồng chín (đã gọt vỏ) ở mức độ vừa phải, kể cả khi bụng đói bạn cũng không phải lo lắng quá nhiều về việc ăn hồng bị sỏi dạ dày.
3. Không thể ăn chuối khi bụng đói?
Có người cho rằng chuối rất giàu kali, ăn chuối khi bụng đói sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều kali trong thời gian ngắn, dễ bị tăng kali huyết, thậm chí là ngừng tim.
Sự thật : Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có nhu cầu lớn về kali hàng ngày, người lớn khỏe mạnh không mang thai cần khoảng 2000mg mỗi ngày. Thận có thể lọc 33.000mg kali mỗi ngày, và thận của những người khỏe mạnh sẽ duy trì lượng kali trong m.áu ở mức bình thường.
Nói một cách đơn giản, lượng kali được cơ thể hấp thụ trong chuối kém xa so với lượng chuyển hóa qua thận. Và thay vì lo lắng về tác hại của kali trong chuối, tốt hơn hết là bạn nên lo lắng liệu dạ dày của mình có ăn được 80 quả chuối không. Do đó, người khỏe mạnh ăn chuối khi đói không cần lo về vấn đề tăng kali m.áu.
Tuy nhiên, những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận không được ăn nhiều hoặc ăn chuối khi bụng đói, vì những người như vậy bị suy giảm chức năng bài tiết kali, dễ bị “tăng kali huyết”.
4. Ăn cà chua khi đói gây đau dạ dày?
Theo một số thông tin cho rằng, ăn cà chua khi bụng đói, có một lượng lớn pectin trong cà chua sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, gây giãn dạ dày và đau dạ dày.
Sự thật: Trên thực tế, đối với cà chua, hàm lượng chất xơ trong 100 gram chỉ là 1,2 gram và pectin chỉ chiếm một phần nhỏ của chất xơ, có nghĩa là cà chua không chứa nhiều chất pectin, cái gọi là giãn dạ dày và đau dạ dày cũng rất khó xuất hiện.
Những người khác nói rằng dinh dưỡng của cà chua tương đối ít và không phù hợp để ăn khi bụng đói. Thực tế thể rắn có trong cà chua là khoảng 5 gram (trên 100 gram), trong đó carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất có trong cà chua rất phong phú, do vậy không thể nói cà chua ít dinh dưỡng.
5. Bụng đói không thể ăn sữa chua?
Một số người nói rằng uống sữa chua khi bụng đói sẽ làm tăng nồng độ axit dạ dày, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Sự thật : Tuy nhiên, thực tế độ axit của axit dạ dày cao hơn nhiều so với sữa chua. Khi sữa chua vào dạ dày, nó cũng làm giảm độ axit của axit dạ dày. Hơn nữa, pepsin cần hoạt động trong môi trường axit, vì vậy sữa chua không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của nó.
6. Khi đói không nên uống trà?
Tin đồn cho rằng, bụng đói uống trà sẽ tiêu thụ một lượng caffeine nhất định, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường, dẫn đến khó chịu ở dạ dày.
Sự thật: Trên thực tế, nếu là trà đặc, uống khi đói bụng rất dễ tiêu thụ quá nhiều chất caffeine, điều này sẽ kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nồng độ trà không cao lắm, một lượng nhỏ uống khi bụng đói cũng sẽ không có vấn đề lớn.
7. Khi bụng đói không thể uống mật ong?
Tin đồn cho rằng, uống mật ong khi bụng đói sẽ dẫn đến sự gia tăng độ axit trong cơ thể. Theo thời gian, rất dễ làm tăng nguy cơ loét dạ dày, đây thực sự là một hiểu lầm. Hàm lượng cao nhất trong mật ong là đường, miễn là không uống quá nhiều, nó không kích thích cơ thể.
Bạn không thể ăn gì khi bụng đói?
Không uống rượu khi bụng đói
Nếu uống rượu khi bụng đói, rượu dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây viêm, loét dạ dày. Ngoài ra, rượu dễ hấp thụ khi bụng đói nên rất dễ say. Bạn có thể ăn một số thực phẩm hoặc uống một chút nước hoa quả ngọt trước khi uống rượu, điều này sẽ làm giảm tương đối tác hại của rượu đối với cơ thể.
Không ăn thức ăn cay hoặc kích thích khi bụng đói
Những loại thức ăn này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng co thắt đường tiêu hóa, co thắt dạ dày, dẫn đến tiêu chảy. Nếu dạ dày của bạn đủ “khỏe” có thể một hai lần thì không sao, nhưng thường xuyên ăn những thức ăn gây kích thích khi bụng đói có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa.