Các bệnh về phổi hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là căn bệnh SARS-CoV-2 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và chưa có một loại vắc xin nào phòng ngừa tuyệt đối.
Để có hệ hô hấp khỏe mạnh ngoài việc có một chế độ sống lành mạnh, thì bổ sung nguồn dinh dưỡng và chế độ ăn đúng cách là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ lá phổi của bạn. Dưới đây là những thực phẩm giúp làm sạch và bảo vệ lá phổi của bạn.Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người với vai trò chính là trao đổi các khí – Việc hô hấp thông qua phổi và nó phải làm việc cả ngày để hít và xả những khí cần thiết cho sự sống của con người.
Ảnh minh họa
Gừng, Nghệ : Đây là 2 loại gia vị và cũng là vị thuốc có tác dụng giảm viêm, đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ chất ô nhiễm từ phổi ra ngoài. Gừng cũng giúp giảm tắc nghẽn phổi để cho quá trình hô hấp được lưu thông tốt nhất. Ngệ thì bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.
Ngũ cốc nguyên hạt : Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì, óc chó có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn các loại bánh nướng, bánh mì trắng vì chúng làm tăng lượng carbon dioxide và gây áp lực cho phổi.
Nước: Một trong những cách dễ dàng và an toàn nhất để làm sạch phổi đó là uống nước. Uống đủ nước sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông m.áu và loại bỏ các độc tố ra khỏi lá phổi.
Ảnh minh họa
Tỏi : Trong tỏi có chứa hoạt chất flavonoid giúp loại bỏ chất gây ung thư và độc tố ra khỏi phổi. Theo nghiên cứu cho thấy, người ăn 6 tép tỏi/ tuần có lá phổi hoạt động tốt hơn và ít nguy cơ mắc ung thư phổi.
Thực phẩm chứa axit béo omega-3: Chúng giúp giảm các triệu chứng hen suyễn như khó thở, thở khò khè… Những thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, hạt lanh…
Thực phẩm giàu magie: Magie là khoáng chất rất tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn. Đây cũng là chất làm tăng dung tích phổi nhằm hấp thụ nhiều oxy hơn và hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu magie bao gồm: đậu, bơ, chuối, cá, trái cây khô và các loại hạt…
Ảnh minh họa
Rau họ cải : Chứa các chất oxi hóa giúp cơ thể loại bỏ các độc tố. Bông cải xanh, súp lơ,và bắp cải là một vài lựa chọn phổ biến cho người muốn giữ phổi khỏe mạnh.
Ảnh minh họa.
Bưởi : Các chuyên gia y tế cho rằng vi chất trong quả bưởi rất tuyệt cho việc làm sạch phổi đã bị ung thư. Các vitamin và khoáng chất chứa trong bưởi vô cùng có lợi cho phổi và hệ hô hấp.
Táo: Có chứa nhiều vitamin B,C, E và hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư phát triển.
Nho: Nho rất giàu chất chống oxy hóa, flavonoid và các loại vitamin, khoáng chất giúp bảo vệ phổi và ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan tới hô hấp. Đây cũng là nhóm thực phẩm có tác dụng tốt trong việc thải độc và làm sạch phổi.
Rau họ cải : Chứa các chất oxi hóa giúp cơ thể loại bỏ các độc tố. Bông cải xanh, súp lơ,và bắp cải là một vài lựa chọn phổ biến cho người muốn giữ phổi khỏe mạnh.
Lo âu, không phải là giải pháp!
Sức công phá của con vi rút này lớn, tác động cả về mặt thể chất, tâm lý và sức khoẻ của từng cá nhân và cả cộng đồng, đem đến nỗi sợ cho cộng đồng.
Đại dịch COVID-19 không chỉ tấn công trực tiếp vào hệ hộ hấp con người, mà sự lây lan ồ ạt của nó còn gây nên nỗi sợ hãi, lo âu cho cộng đồng và thông qua nỗi sợ đó sẽ làm cho người bệnh sẽ dễ kiệt quệ, tạo điều kiện để các bệnh nền có sẵn bùng lên, gây ra tình trạng suy đa cơ quan chung.
Báo SK&ĐS đã có cuộc trò chuyện với Ths.BS Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM xoay quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, có một thực tế không thể phủ nhận, đại dịch COVID-19 đang tác động khá mạnh mẽ đến đời sống tâm lý, tinh thần cộng đồng, về mặt chuyên môn y khoa, nhất là dưới góc độ một chuyên gia tâm lý lâm sàng, ông đ.ánh giá như thế nào về điều này?
Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn:
Thứ nhất đại dịch COVID-19: Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý và tinh thần của cộng đồng, không chỉ trong một quốc gia mà còn lan rộng toàn thế giới. 210 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng, khởi phát nhanh và ồ ạt, số người mắc và c.hết cao đã đưa đến một sự lo sợ, stress lớn trong toàn xã hội.
Sức công phá của con vi rút này lớn, tác động cả về mặt thể chất, tâm lý và sức khoẻ của từng cá nhân và cả cộng đồng, đem đến nỗi sợ cho cộng đồng.
Virus này tác động đến mọi đối tượng nhưng đặc biệt nhắm tới đối tượng dễ bị tổn thương và yếu thế- đó là những người già và người bị nhiều bệnh phối hợp. Khi suy hô hấp xảy ra ở trên một cơ thể yếu kém như vậy thì nó dễ đẩy những người bệnh nhân nhiễm virus vào con đường nặng nề, đòi hỏi chăm sóc y tế rất rất tốn kém.
Một trong những bộ phận xã hội bị tổn thương tâm lý nhất trong đại dịch này lại chính là đội ngũ nhân viên y tế. Không chỉ chịu áp lực và stress bởi các vấn đề cuộc sống như bao người, họ còn có thêm trách nhiệm nghề nghiệp. Stress và nỗi sợ về trách nhiệm nghề nghiệp. Nhân viên y tế tại Việt Nam bình thường đã làm một nghề từng bị nhiều stress, như một bệnh nền và bây giờ tăng mức độ lên với sự ảnh hưởng từ COVID-19.
Thứ hai là tác động gián tiếp: Sự lây lan nhanh và rộng khắp của dịch bệnh đưa đến trạng thái tâm lý sợ sệt với mọi người. Từ đó người ta cố gắng cách ly và trong cách ly thì có một số người dẫn đến kỳ thị nhau, bất ổn. Rộng hơn, cách xử lý tình trạng dịch này không thống nhất ở các quốc gia trên thế giới.
Từ những quốc gia lớn, có nền y tế tiên tiến đến các quốc gia đang phát triển, sự giải quyết vấn đề có nhiều điểm khác biệt, làm cho người ta hoang mang, không biết bám víu vào chỗ nào mới là đúng. Tóm lại, COVID-19 (trực tiếp cũng như gián tiếp) đã tác động rất lớn đến tâm lý và sức khoẻ tinh thần của cá nhân và của cộng đồng, đẩy xã hội loài người nói chung vào một khủng hoảng lớn.
Theo bác sĩ, sức khỏe tâm thần của cộng đồng sẽ ảnh hưởng như thế nào trước sự tấn công, tàn phá của cơn đại dịch này? Bệnh lý nào (về sức khỏe tâm thần) là đáng lo ngại nhất với những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 để lại?
Rất nhiều người bị nỗi sợ, ám ảnh bởi những người đã c.hết vì con virus này. Họ sợ, nếu mình bị nhiễm thì mình có bị c.hết như vậy hay không khi mình cũng ở tầm t.uổi đó, có bệnh như vậy… Hiệu ứng sợ lan truyền từ thực tế nhiều người c.hết ở nhiều nơi, ở nhiều nước tiên tiến, lại c.hết nhanh chóng quá… Sự sợ hãi đó lan truyền ở đời sống toàn cầu hóa này rất nhanh.
Về mặt sức khoẻ tinh thần, nỗi sợ này có thể quy kết thành hội chứng rối loạn hoảng sợ hay hội chứng rối loạn lo âu. Chỉ cần trong vòng 2 tuần, có một nỗi sợ mà mình cứ chăm bẵm vào đó sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu. Rối loạn đó, nỗi sợ đó, có thể đưa khá nhiều người đến với trầm cảm. Mà trầm cảm là một trong 10 lý do hàng đầu có thể gây c.hết trên thế giới hiện nay. Những rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ còn làm cho việc chăm sóc bản thân của người bệnh trở nên kém đi hoặc họ có bệnh nền rồi, giờ có thêm lo âu, trầm cảm khiến họ không muốn chữa, lơ là chữa những bệnh khác dẫn tới khả năng c.hết vì các bệnh đó có thể xảy ra.
Rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ về mặt bệnh học làm cho hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu. Suy yếu nên sức chống đỡ của người đó với tình trạng n.hiễm t.rùng chung hay chống đỡ chung cho những bệnh cảnh khác kém đi.
Khi mình sợ, lo âu, trầm cảm thì hooc-mon ứng phó với nỗi sợ đó kích hoạt, tăng lên giúp cho cơ thể của mình có khả năng chống đối lại tình trạng nguy hiểm. Nhưng sự huy động hooc-mon này tăng lên dẫn đến cạn kiệt tạo điều kiện để cho virus khi xâm nhập vào thì nó sẽ tàn phá cơ thể nhiều hơn.
Như vậy, về mặt bệnh học, có thể có một yếu tố tác động trực tiếp của con virus lên trên phổi của người bệnh. Thứ hai là về mặt gián tiếp, thông qua nỗi sợ sẽ làm cho người bệnh sẽ dễ kiệt quệ, tạo điều kiện để các bệnh nền có sẵn bùng lên, gây ra tình trạng suy đa cơ quan chung.
Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn trao đổi với bệnh nhân
Cùng với cuộc chiến chống đại dịch, đời sống của cả cộng đồng đang phải thay đổi những hành vi, thói quen thường ngày. Với không ít người, điều này là một thách thức, thậm chí với những người tâm lý yếu, việc này có thể gây ra những tổn thương tâm lý. Theo ông thì làm sao để kiểm soát tâm lý mình và giữ vững tinh thần đi qua đại dịch?
Trong đại dịch lần này, rõ ràng có những xáo trộn lớn về mặt hành vi, thói quen của cá nhân và cả cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả thế giới. Gần phân nửa số người của toàn cầu đã ở nhà, trong không gian chật hẹp để có thể cách ly, thực hiện giãn cách xã hội, để có thể kiểm soát tốc độ lây lan của virus.
Việc này làm cho con người ta mất cân bằng trong cuộc sống. Những hành vi của cá nhân, những thói quen, những nhu cầu thường nhật trước đây bây giờ phải bỏ đi hoặc thay đổi. Sự xáo trộn này trong một khoảng thời gian ngắn thì người ta có thể thích ứng được.
Nhưng xét về mặt tâm lý, tôi thấy, qua 2 tuần vật vã với những điều này có thể làm cho người ta bị tổn thương tâm lý. Đặc biệt, là người ta có thể bị rối loạn lo âu. Với những người từng rối loạn lo âu, trầm cảm giờ thêm điều này nữa thì làm cho tình trạng trầm trọng hơn, có thể khủng hoảng về mặt tâm lý rất lớn. Trước đại dịch, phản ứng lo âu là bình thường.
Bạn cũng phải chấp nhận suy nghĩ tiêu cực là một phần cuộc sống. Nhưng nên nhớ, sự sợ hãi, lo âu, chưa bao giờ là giải pháp cho các vấn đề phải đối mặt. Vậy thì, thay vì bị cuốn vào vòng xoáy lo âu thái quá, hãy chủ động nhận diện nguồn gốc của vấn đề.
Ví dụ, thay vì suy nghĩ, nhỡ ai đó mình quen mắc bệnh rồi lây cho mình thì sao? Rồi mình mắc bệnh, lây cho gia đình. Gia đình phải cách ly, cuộc sống bị ảnh hưởng…. thì nên thực hiện khuyến cáo phòng bệnh trước: Nhất định thường xuyên rửa tay, súc họng, tăng cường sức đề kháng; ra ngoài kỹ càng bảo hộ: Khẩu trang, nón che giọt b.ắn, rửa tay… Thay vì lo sợ nỗi sợ kinh tế suy sụp thì chủ động tính toán cân bằng lại tài chính, sống tiết kiệm, nghiên cứu các nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ…
Cảm ơn bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn.
Lo âu chính là một trợ thủ đắc lực giúp virus tàn phá cơ thể bạn nhanh chóng hơn. Thay vì lo âu, hãy chủ động nhận diện vấn đề và tìm giải pháp. Luôn tăng cường sức khỏe, thực hiện các khuyến cáo phòng dịch nghiêm ngặt; sắp xếp lại kế hoạch tài chính.