Phát triển các loại thuốc mới trong điều trị bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là khá phổ biến trong cộng đồng và gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Cùng với việc phát triển các phương pháp điều trị, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực tìm tòi các thuốc mới hoặc nghiên cứu “tác dụng mới” của những loại thuốc đã và đang lưu hành… để ứng dụng trong điều trị các bệnh tim mạch.

Thuốc mới có thể thay đổi hoàn toàn cách điều trị bệnh cơ tim phì đại

Tỷ lệ mắc bệnh cơ tim phì đại là 1/500 người, bệnh này khiến cơ tim dày lên và cứng lại, cản trở việc bơm m.áu của tim. Đa số người mắc bệnh đều có tình trạng cản trở đường ra thất trái tới động mạch chủ. Những bệnh nhân này còn có nguy cơ gặp những rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Những thuốc hiện tại chúng ta có thường không có nhiều tác dụng, không điều trị được cơ chế bệnh sinh, hoặc khó để người bệnh dung nạp.

Một nghiên cứu pha 3, EXPLORER-HCM, đã thử nghiệm một loại thuốc nhóm mới hoàn toàn- mavacamten- với khả năng nhắm vào những tế bào liên quan đến khả năng co bóp của cơ tim, ở những người bệnh bị bệnh cơ tim phì đại có cản trở đường ra thất trái và có triệu chứng.

Nghiên cứu gồm 68 trung tâm tim mạch ở 13 nước khác nhau, nhận thấy rằng trong số 251 người bệnh, những người được dùng thuốc cho thấy sự cải thiện định lượng được về chức năng tim, khả năng gắng sức, mức độ NYHA (Phân loại suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York), triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung, so với những người dùng giả dược.

Lợi ích của mavacamten so với giả dược là rõ ràng, không quan trọng lứa t.uổi, giới tính, BMI, việc sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm hay nền tảng sức khỏe của người bệnh.

phat trien cac loai thuoc moi trong dieu tri benh tim mach bc6 5534215

Nghiên cứu phát triển thuốc trong điều trị các bệnh tim mạch.

Thuốc trị đái tháo đường giúp giảm biến chứng thận do suy tim

Điều này có vẻ đúng đối với thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế thụ thể SGLT2, nhóm thuốc này có thể giảm thiểu các biến cố trên thận và nhập viện do suy tim.

Các nghiên cứu nổi bật trong năm 2020 đã cho thấy lợi ích bảo tồn chức năng thận và giảm nhập viện do suy tim bất kể bệnh nhân có đái tháo đường type 2 hay không, gợi ý rằng nhóm thuốc này có thể thay đổi việc điều trị ở các bệnh nhân có vấn để về thận và suy tim dù bệnh nhân không có đái tháo đường type 2.

Thử nghiệm DAPA-CKD trên 4.304 bệnh nhân có bệnh thận mạn tính trong đó 1/3 số bệnh nhân không mắc đái tháo đường, đã kết thúc sớm với thời gian theo dõi trung bình 2,4 năm bởi có cải thiện rõ rệt giữa nhóm điều trị bằng thuốc ức chế SGLT2 dapagliflozin so với nhóm dùng giả dược. Trong nhóm điều trị bằng giả dược, có 14,5% bệnh nhân suy giảm chức năng thận liên tục, tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối và t.ử v.ong do các nguyên nhân thận hoặc tim mạch so với nhóm được điều trị bằng dapagliflozin, tỉ lệ này chỉ là 9,2%. Kết quả của nghiên cứu DAPA-CKD đã được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Một bài báo thứ 2 cũng đăng trên tạp chí trên với kết quả tương tự đối với thuốc ức chế SGLT2 là empagliflozin ở bệnh nhân suy tim. Hơn 3.700 bệnh nhân sử dụng empagliflozin hoặc giả dược trên nền các bệnh nhân suy tim đang điều trị nền trong thời gian theo dõi trung bình 16 tháng. Có khoảng bệnh nhân ở nhóm giả dược phải nhập viện vì suy tim nặng lên hoặc t.ử v.ong vì bệnh lý tim mạch so với chỉ 1/5 bệnh nhân ở nhóm điều trị bằng empagliflozin.

Kết quả từ 2 thử nghiệm khác, được báo cáo tại Hội nghị Khoa học và đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine, cũng cho thấy lợi ích của một thuốc khác nhóm ức chế SGLT2 là sotagliflozin. Thử nghiệm SCORED cho thấy, thuốc làm giảm nguy cơ nhập viện và tới khám do tình trạng suy tim nặng lên cũng như tỉ lệ t.ử v.ong do nhồi m.áu cơ tim hoặc tai biến mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có bệnh thận mạn tính.

Nghiên cứu này với sự tham gia của hơn 10.000 bệnh nhân, kết quả cho thấy nhóm sử dụng sotagliflozin có nguy cơ t.ử v.ong do nguyên nhân tim mạch và nhập viện/cần chăm sóc khẩn cấp do suy tim thấp hơn 26% so với nhóm giả dược. Nghiên cứu thứ hai là SOLOIST-WHF gồm hơn 1.200 bệnh nhân đái tháo đường type 2 và suy tim nặng lên mới phải nhập viện cho thấy tỉ lệ biến cố gộp giảm 33%.

Hơn 1 năm qua, các nhà khoa học được chứng kiến rất nhiều các nghiên cứu về các thuốc chữa đái tháo đường nhưng lại có tác dụng cải thiện tiên lượng ở bệnh nhân suy tim, suy thận, đã rất lâu mới có thêm nhóm thuốc làm được điều này ở bệnh nhân suy tim, suy thận. Đã đến lúc có thay đổi khuyến cáo và các thuốc nhóm này không còn là thuốc điều trị đái tháo đường đơn thuần nữa.

Rủi ro tiềm ẩn khi dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim

Không phải ai bị rối loạn nhịp tim cũng có thể dùng thuốc chống loạn nhịp. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều khẩn cấp hoặc duy trì cho người bệnh.

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý hết sức phức tạp, nguy hiểm, cần được các bác sĩ tim mạch thăm khám và điều trị liên tục, nhằm hạn chế các hậu quả không mong muốn.

Có nhiều nguyên nhân khiến tim của bạn có thể đ.ập quá nhanh hoặc đ.ập không đều. Nếu nguyên nhân là do bạn đang hồi hộp, lo lắng, thì sau vài giây khi bình tĩnh trở lại thì nhịp tim cũng dần ổn định. Nhưng nếu nhịp tim đ.ập nhanh kéo dài do mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch thì chắc chắn cần đến sự trợ giúp của thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.

Thuốc chống rối loạn nhịp tim có tác dụng ngăn chặn sự xuất hiện xung điện bất thường trong tim, giúp làm giảm nhịp tim, điều hòa nhịp về trạng thái ổn định. Khi được sử dụng, mục tiêu của thuốc là khôi phục nhịp điệu bình thường – liên tục hoặc trong trường hợp cấp cứu tim. Trong trường hợp loạn nhịp tim mạn tính, những can thiệp dược lý này có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc.

rui ro tiem an khi dung thuoc chong roi loan nhip tim 899 5459365

Không phải ai bị rối loạn nhịp tim cũng phải dùng thuốc.

Các loại thuốc chống loạn nhịp tim

Các loại thuốc chống loạn nhịp tim khác nhau, có các cơ chế hoạt động khác nhau. Tất cả các loại thuốc này đều làm thay đổi độ dẫn của ion màng, trực tiếp hoặc gián tiếp, sau đó làm thay đổi các đặc điểm vật lý của điện thế hoạt động của tim. Dưới đây là một số loại thuốc chống loạn nhịp tim phổ biến nhất:

Nhóm thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, dronedaron, sotalol, propafenon…) có tác dụng kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tính tự động bất thường của nhịp tim.

Nhóm thuốc chẹn beta (metoprolol, atenolol, bisopropol) có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim nên làm giảm gánh nặng hoạt động của tim và làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi (verapamil, diltiazem…) có tác dụng giãn mạch và làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Cũng có những thuốc chống loạn nhịp chưa được phân loại, chẳng hạn như adenosine, đạt được tác dụng chống loạn nhịp bằng cách làm chậm sự dẫn truyền của tim (đặc biệt ảnh hưởng đến sự dẫn truyền qua nút nhĩ thất).

Digoxin là một glycoside tim làm tăng sức co bóp cơ tim và giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

Những rủi ro tiềm ẩn

Cũng giống như với bất kỳ loại thuốc nào, thuốc chống loạn nhịp tim có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là chứng rối loạn nhịp tim trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là một nghịch lý khi cố gắng dùng thuốc để điều trị chứng loạn nhịp tim.

Những loại thuốc này cũng khá độc với số lượng quá nhiều và quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ quy định rằng chỉ nên dùng tối đa 2,2gam amiodarone trong vòng 24 giờ.

Mức độ độc hại liên quan đến liều lượng không chính xác khác nhau, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ và tác dụng kháng cholinergic khi dùng quá liều nhẹ và co giật, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim và hôn mê khi dùng quá liều đáng kể.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là loại thuốc không thể thiếu trong điều trị các bệnh lý rối loạn tim mạch. Giống như tất cả các loại thuốc Tây y khác, khi sử dụng đều có tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiểu quả cao và tránh tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều hay ngưng sử dụng mà chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Và điều quan trọng cần nhớ là hãy chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt bằng cách tập thể dục vừa phải, không hút t.huốc l.á, duy trì cân nặng hợp lý và có chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp cho trái tim của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim và các bệnh lý tim mạch khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *