Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiến hành 2 cuộc phẫu thuật nội soi cắt túi mật và u bì buồng trứng trên cùng một bệnh nhân.
Nữ bệnh nhân 64 t.uổi, đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám bệnh với biểu hiện đau bụng thượng vị âm ỉ. Mặc dù hiện tượng trên đã diễn ra trong thời gian dài nhưng gần đây, khi bị đau thành cơn, khó chịu kèm theo nôn nhiều, bệnh nhân mới đến bệnh viện.
Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân cho thấy hình ảnh nhiều sỏi túi mật, u bì buồng trứng trái.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn cần phẫu thuật càng sớm càng tốt và phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật nội soi cắt túi mật và u bì buồng trứng.
Sau phẫu thuật, túi mật của bệnh nhân có rất nhiều sỏi (trên 30 viên sỏi) đã được cắt bỏ hoàn toàn, u bì buồng trứng bên trong có cả lông, tóc cũng được các bác sĩ tiến hành cắt bỏ.
Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi tại Khoa Hồi sức cấp cứu.
Theo các bác sĩ, sỏi túi mật, ống mật chủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng túi mật, hoại tử túi mật, sốc n.hiễm t.rùng đường mật, n.hiễm t.rùng huyết…Khi phát hiện bị sỏi mật hoặc sỏi ống mật, bệnh nhân cần nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể để điều trị kịp thời.
Túi mật hóa đá trong bụng người phụ nữ
Gần 100 viên sỏi cứng, hình tháp, kích thước tương đồng, chen chật kín trong túi mật người phụ nữ 52 t.uổi, như một túi đá cuội.
Bệnh nhân nhiều năm đau vùng bụng trên rốn, dưới sườn bên phải, nghĩ đau dạ dày, tự mua thuốc uống. Bốn tháng trước, bà đau dữ dội hơn, khám và điều trị ở một cơ sở y tế tư nhân, chẩn đoán sỏi túi mật và được chỉ định cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật thất bại, túi mật của bệnh nhân vẫn còn nguyên trong ổ bụng.
Mô phỏng sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Tiếp nhận bệnh nhân hồi giữa tháng 12, bác sĩ Mai Hóa, trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện quận Thủ Đức, đ.ánh giá đây là “một ca rất phức tạp”. Khi nhập viện, bệnh nhân đau bụng âm ỉ, liên tục, nôn ói nhiều lần. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ghi nhận túi mật của bệnh nhân thành dày, gần 100 viên sỏi lấp đầy lòng túi mật. Nhiều viên sỏi tràn qua túi mật, rơi vào trong ống mật chủ gây tắc nghẽn, n.hiễm t.rùng đường mật.
Các bác sĩ lên kế hoạch phẫu thuật nội soi hai lần. Lần đầu mổ ngày 17/12, phẫu thuật viên lấy thành công sỏi ra khỏi ống mật chủ, thông qua nội soi đường tiêu hóa trên. Tình trạng n.hiễm t.rùng và ứ mật do sỏi được xử lý. Sau mổ, bệnh nhân đáp ứng tốt, tình trạng n.hiễm t.rùng và đau bụng giảm dần.
Ngày 23/12 ca mổ nội soi thứ hai được bác sĩ tiến hành nhằm cắt túi mật để điều trị dứt điểm cho bệnh nhân. Túi mật khi được đưa ra khỏi ổ bụng, có thành túi sượng cứng, mất đàn hồi, kẹt cứng những viên sỏi nhỏ. Túi mật đã không còn khả năng co bóp và mất hoàn toàn chức năng vốn có.
Theo bác sĩ Hóa, khó khăn nhất của ca này là bệnh nhân trước đó có nhiều đợt viêm tái đi tái lại, dẫn đến viêm mạn tính gây dính và mất cấu trúc giải phẫu vốn có. Ngoài ra, bệnh nhân từng phẫu thuật vùng bụng, làm tăng độ khó cho việc bóc tách túi mật khi phẫu thuật nội soi.
“Ổ bụng bệnh nhân viêm dính nhiều cơ quan, quá trình bóc tách túi mật mất nhiều thời gian và công sức hơn bình thường”, bác sĩ nói.
Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, điều trị tại khoa Ngoại Tổng quát. Các bác sĩ cho biết túi mật bị cắt không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh chỉ cần chú ý không nên ăn quá no, tránh đau bụng, khó tiêu hóa.
Túi mật chứa đầy sỏi là nguyên nhân khiến người phụ nữ đau bụng triền miên, n.hiễm t.rùng đường mật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.