Phẫu thuật điều trị ung thư vú

Ung thư vú là bệnh lý do một nhóm tế bào bên trong vú biến đổi và phát triển vượt khỏi sự kiểm soát của cơ thể.

Ung thư vú đang có chiều hướng gia tăng và trở thành một gánh nặng toàn cầu khi dẫn đầu về số ca mới mắc và t.ử v.ong. Ở các nước đang phát triển, tiên lượng sống của người bệnh ung thư vú vẫn còn thấp, phần lớn người bệnh nhập viện khi ung thư đã xâm lấn và di căn.

phau thuat dieu tri ung thu vu 0fc 5546054

Không tự ý dùng thuốc

Có một số quan niệm sai lầm khiến người bệnh bỏ lỡ “ giai đoạn vàng”, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm có hơn 15.000 ca mắc mới, hơn 6.000 ca t.ử v.ong vì ung thư vú. Trong đó, mỗi ngày Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tiếp nhận 70-80 lượt khám vú, phát hiện nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm. Tuy vậy vẫn có không ít trường hợp người bệnh đến khám ở giai đoạn trễ, khối bướu có kích thước lớn, xâm lấn ra da, di căn hạch nách dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Một trong số những nguyên nhân của tình trạng bệnh vào giai đoạn trễ do người bệnh từ chối phẫu thuật, không muốn “đụng dao kéo” vì lo sợ tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn. Nguy hiểm hơn, thay vì nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không ít người bệnh lại từ chối điều trị và tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để đắp lên khối bướu, làm viêm, n.hiễm t.rùng và khiến khối bướu phát triển nhanh hơn. Việc này sẽ khiến cho quá trình điều trị sau này trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

phau thuat dieu tri ung thu vu c8a 5546054

ThS.BS Phạm Hoàng Quân, Khoa Tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.

Điển hình, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từng tiếp nhận điều trị cho chị T.T.K. (36 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang). Chị K. nhập viện trong tình trạng khối ung thư vú lớn trên 10cm, xâm nhiễm ra da và di căn nhiều hạch nách. Trước đó, chị K. đã đến khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán ung thư vú. Do lo sợ phẫu thuật sẽ làm tế bào ung thư lan rộng, chị K. từ chối điều trị.

Sau đó, chị đến gặp một số thầy lang để đắp lá lên khối bướu và dùng một vài loại rễ cây không rõ nguồn gốc để sắc thuốc uống. Sau 4 tháng thực hiện phương pháp này, chị K. thấy khối bướu phình to, da bị viêm đỏ, chảy dịch có mùi hôi nên đến khám tại bệnh viện.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết khối u đã ở giai đoạn nặng, người bệnh cần điều trị bằng hóa chất trước để khối bướu và hạch nhỏ lại, sau đó tiến hành phẫu thuật. Hiện tại do làm đúng theo chỉ định của bác sĩ, sức khỏe người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục, chờ vết thương lành hẳn sẽ chuyển sang quá trình xạ trị bổ túc.

Phẫu thuật ung thư vú

Trên thực tế, việc điều trị ung thư vú dựa trên nhiều yếu tố bao gồm giai đoạn bệnh, bản chất sinh học của bướu, thể trạng người bệnh, nhu cầu thẩm mỹ, độ t.uổi và các bệnh lý đi kèm. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và thuốc sinh học là các phương pháp quan trọng nhất, tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa cho người bệnh, cần phải điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều chuyên khoa liên quan như tạo hình thẩm mỹ, chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn di truyền, tâm lý…

Trong đó, vai trò của phẫu thuật đối với ung thư vú là không thể thay thế. Đây là phương pháp đầu tiên và phổ biến nhất để loại bỏ triệt để khối bướu, bảo đảm nhu cầu thẩm mỹ bằng hình thức phẫu thuật bảo tồn vú hoặc tái tạo vú. Tại bệnh viện, đa số người bệnh ung thư vú chưa di căn hạch nách được chỉ định phẫu thuật sớm, trong đó có 25% số ca được phẫu thuật tái tạo vú ngay trong khi mổ, mang lại hiệu quả điều trị và thẩm mỹ cao cho người bệnh. Chính vì thế người bệnh cần lắng nghe và hiểu đúng về phẫu thuật trong điều trị ung thư vú, không nên hoang mang, lo sợ.

Người dân cần hết sức lưu ý, khám sàng lọc đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị ung thư vú hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là sờ thấy khối bướu trong vú. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như tiết dịch núm vú, đầu vú chảy mủ hoặc dịch màu hồng, núm vú bị tụt, kéo lõm da vú, giai đoạn muộn có thể nổi hạch ở nách.

Vì vậy, người dân nên chủ động tầm soát ung thư vú, ngay khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và cũng không nên quá lo lắng.

Phối hợp phẫu thuật và xạ trị cho bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú không xâm lấn

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng điều trị ung thư biểu mô tuyến vú không xâm lấn bằng phẫu thuật kết hợp với xạ trị sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư hơn so với chỉ phẫu thuật, mặc dù lợi ích này sẽ giảm dần theo thời gian.

“Ung thư biểu mô tuyến vú thể ống không xâm lấn” (DCIS) là tình trạng tế bào trong lòng ống dẫn sữa bị chuyển thành tế bào ung thư nhưng chúng vẫn khu trú mà chưa di chuyển sang các vùng khác của vú. Rất ít bệnh nhân mắc DCIS bị tiến triển thành dạng ung thư xâm lấn và hiện nay chưa có cách dự đoán trường hợp nào DCIS sẽ tiến triển nên DCIS được điều trị giống như điều trị ung thư xâm lấn.

TS. Maartje van Seijen, thuộc Viện Ung bướu Hà Lan và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu ở Hà Lan trên 10.045 phụ nữ có chấn đoán DCIS trong giai đoạn 1989-2004 để đ.ánh giá hiệu quả lâu dài của những phương pháp điều trị hiện có.

Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm:

(1)Phẫu thuật loại bỏ DCIS bảo tồn vú

(2) phẫu thuật loại bỏ DCIS bảo tồn vú kèm xạ trị

(3) phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.

Ngoài ra, họ cũng ghi nhận xem bệnh nhân có được chẩn đoán tái phát DCIS hoặc phát triển thành ung thư xâm lấn ở cùng bên vú đã thực hiện can thiệp hay không.

phoi hop phau thuat va xa tri cho benh nhan ung thu bieu mo tuyen vu khong xam lan cda 5540509

Các giai đoạn của ung thư vú.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: Bệnh nhân nhóm (1) có 13% nguy cơ tái phát DCIS và 13,9% nguy cơ tiến triển thành ung thư xâm lấn. Con số này ở nhóm (2) lần lượt là 4.6% và 5.2%. Tuy nhiên, lợi ích của việc xạ trị chỉ rõ rệt trong vòng 10 năm đầu tiên. Cụ thể, sau 10 năm, nguy cơ tái phát DCIS ở hai nhóm lần lượt là 1.2% và 2.8%; nguy cơ tiến triển thành dạng xâm lấn lần lượt là 11.8% và 13.2%.

TS. van Seijen nhận định: “Một cách tổng thể thì việc kết hợp xạ trị là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thời gian lợi ích sẽ giảm dần.

Chưa kể với một số nhỏ bệnh nhân thì việc xạ trị sẽ chính là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú mới sau khi kết thúc xạ trị.” Bà cũng nhận xét thêm là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú sẽ có nguy cơ tiến triển thấp nhất, tuy nhiên không phải ai cũng nên lựa chọn phương án này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *