Phép cộng cho vẻ đẹp: Lợi và bất lợi của giày cao gót

Giày cao gót là “phụ kiện” không thể thiếu của mỗi chị em. Để “ăn gian” chiều cao, nhiều chị em còn đi những đôi giày cao lênh khênh.

Đi giày cao gót dễ làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn, có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Mang giày cao gót lâu ngày khiến cơ thể nghiêng về phía trước, tạo áp lực ở lưng dưới, cột sống, thắt lưng và cả hông, đầu gối. Áp lực này tác động trực tiếp lên cột sống gây ra hậu quả làm mắc kẹt, chèn ép lên các sợi dây thần kinh dẫn tới các bệnh lý xương khớp.

phep cong cho ve dep loi va bat loi cua giay cao got 779 5538458

Mang giày cao gót thường xuyên, nhất là các loại giày đế cao, gót nhọn sẽ khiến phụ nữ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe

Đi giày cao gót có thể gây ra bệnh lý cơ xương khớp nào?

Đau nhức chân: Giày cao gót khoảng 7cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Trọng lượng bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân bị ở tư thế gập quá lâu sẽ gây đau nhức. Đi giày cao gót cũng ảnh hưởng đến gân Achilles là gân mặt sau của chân. Gót giày càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén, dẫn đến hiện tượng đau nhức gót.

Gây tê buốt xương khớp: Khi trọng lực dồn nén xuống mũi chân sẽ làm cho bàn chân bị bè ra. Các dây thần kinh bị chèn ép dưới bàn chân dễ làm chân bạn bị tê buốt, đau nhức.

Cong vẹo cột sống, lệch khung chậu: Đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức, sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống…

Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng dễ gặp nhất nếu như bạn đi giày cao gót thường xuyên. Thoái hóa khớp không diễn ra ngay mà chúng kéo dài nhiều năm liền mới phát bệnh

Dị dạng bàn chân: Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. Điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân, gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân.

Viêm khớp: Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân. Nếu như kéo dài sẽ làm bào mòn khớp gối, có thể làm tổn thương sụn khớp, gây nên tình trạng viêm khớp.

phep cong cho ve dep loi va bat loi cua giay cao got 39b 5538458

Sử dụng giày cao gót khi lái ô tô tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối với phụ nữ

Xử trí khi bạn bị đau chân

Khi bạn thấy các biểu hiện chân đau kéo dài, nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và mức độ tổn thương, để định hướng phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật nếu gãy, vỡ xương chấn thương nặng. Nếu chỉ bong gân nhẹ, hoặc đau do căng cơ, có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp đơn giản như chườm nóng (hoặc lạnh), xoa bóp, tập vật lý trị liệu, điều chỉnh tư thế sai để cải thiện cơn đau.

Để hạn chế bệnh xương khớp khi đi giày cao gót

Để giúp chị em vừa có thể diện những đôi giày cao đẹp mà không gây đau nhức xương khớp, có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Giữ tư thế đứng đúng: Không đứng nghiêng người, không co 1 chân, trụ 1 chân, không ưỡn lưng, hoặc cúi về phía trước.

Chọn giày cao gót có chiều cao thấp hơn 7cm: Để giảm áp lực lên xương khớp chân, đầu gối và cột sống lưng.

Chọn giày có kích cỡ phù hợp: Giày quá rộng sẽ khiến chân trượt về phía trước nhiều hơn và tạo sức ép vào ngón chân. Giày quá chật sẽ làm kém lưu thông m.áu, da bị cọ xát, gân cơ bị bó chặt gây tổn thương đau nhức.

Massage chân: Sau khi đi lại nhiều, hoặc khi mỏi chân, trước khi đi ngủ, giúp xương khớp ở vị trí này được thư giãn, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG T.ÌNH D.ỤC VÀ SINH SẢN

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, khi thường xuyên đi những đôi giày chỉ cần cao 5cm cũng ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các nhà khoa học giải thích: Khi áp lực cơ thể quá lớn dồn về phía trước bàn chân có thể làm khung xương chậu sẽ bị lệch sang 1 một bên, m.áu lưu thông đến tử cung sẽ giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiện tượng k.inh n.guyệt thất thường, đau bụng kinh, thậm chí giảm khả năng thụ thai.

Sự kém lưu thông m.áu tới cơ quan sinh sản còn làm giảm ham muốn t.ình d.ục.

– Nhiều trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng đã được xác định có liên quan đến vấn đề sử dụng giày cao gót khi điều khiển xe ô tô ở nữ giới. Nguyên nhân một phần do khoảng trống ở giữa gót và phần trước giày nên cảm nhận về lực tác động lên bàn đạp phanh hay ga của chân không rõ, làm cho người lái khó phân bổ lực cần thiết ở khu vực này.

Do gót giày có tiết diện nhỏ nên không có độ bám, trụ tốt cho chân dẫn đến đạp trượt phanh hay nhấn nhầm chân ga. Đạp nhầm chân ga có thể khiến xảy ra tai nạn nghiêm trọng, nhất là khi xe chuẩn bị dừng trước đèn đỏ.

– Giày cao gót thường thiết kế mũi nhọn, nên người đi giày cao gót chỉ có thể sử dụng đầu ngón chân để đạp phanh hoặc ga. Do vậy, lực đạp không đủ để phanh trong trường hợp khẩn cấp hoặc không đảm bảo sự chắc chắn khi đạp phanh, gây khó khăn cho việc điều khiển phương tiện.

– Trong một số khảo sát cho thấy, phụ nữ là đối tượng thường hay gặp phải vấn đề này. 80% số người tham gia khảo sát thừa nhận mang giày không đúng cách khi điều khiển ô tô. Khoảng 40% trong số đó nói rằng họ mang giày cao gót trong lúc lái xe. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến việc lái xe mất an toàn.

Tập luyện hỗ trợ trị đau lưng cơ năng

Đau lưng cơ năng là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt. Ngoài việc dùng thuốc điều trị theo bác sĩ, các động tác tập luyện cũng giúp người bị đau lưng khống chế cơn đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đau lưng cơ năng thường xảy ra ở một nhóm cơ nhất định như lưng, cổ hoặc vai bị lực tác động mạnh dẫn đến tổn thương và hình thành nên các cơn đau co thắt. Ngoài ra, với một số trường hợp bị bong gân, giãn dây chằng cũng khiến xuất hiện những cơn đau nhưng ở mức độ nhẹ.

Người bị đau lưng cơ năng xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội từ đốt sống lưng cho đến xương cụt. Cơn đau sẽ có dấu hiệu tăng lên khi người bệnh vận động hoặc cố sức làm việc. Cơn đau ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh khiến bạn cảm thấy rất khó chịu ngay cả khi đang nằm hoặc đứng. Càng khi vận động hay thay đổi tư thế khiến vùng tổn thương trở nên nghiêm trọng và cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ, cơn đau lưng vẫn không thuyên giảm.

tap luyen ho tro tri dau lung co nang ba6 5500781

Các động tác hỗ trợ trị đau lưng cơ năng.

Nguyên nhân gây đau lưng cơ năng

Bệnh đau lưng cơ năng thường do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên, tuy nhiên phổ biến nhất là:

Người thường xuyên phải mang vác nặng nhưng sai tư thế khiến cho đoạn thắt lưng bị đau, có nhiều khả năng do co cứng cơ, giãn dây chằng hoặc bong gân.

Đau lưng cơ năng do thói quen đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế thường gặp phải ở một số đối tượng cụ thể như nhân viên văn phòng, phi công, lái xe, thợ may, người có thói quen chơi game… người đi giày cao gót sẽ khiến cho phần cơ lưng phải gồng lên quá sức, nhất là trong tư thế cơ co rút hoặc quá tải sẽ gây ra đau.

Nằm ngủ sai tư thế, ở trong không gian gò bó không thoải mái, chiếc đệm dùng quá lâu bị lún, đầu gối co cao… khiến cơ phải gồng và dây chằng giãn quá mức.

Khi bị căng thẳng, stress sẽ kèm theo triệu chứng đau thắt lưng cơ năng, hoặc những người hay lo lắng, buồn phiền, căng thẳng quá mức cũng có triệu chứng này.

Thời tiết thay đổi thất thường, người làm việc ở trong điều hòa, môi trường lạnh, người làm ở nhà đông đá bảo quản thực phẩm, thợ lặn… cũng xảy ra hiện tượng thắt lưng bị co hoặc cơ vai gáy chịu áp lực vì lạnh.

Trong những ngày đầu bị cảm cúm, vì tiết đoạn thần kinh tại hạch giao cảm hoạt động nhằm ứng phó với tác nhân gây ra bệnh nên cũng gây ra đau.

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hoặc đến kỳ đèn đỏ bị đau cơ năng ở vùng lưng do quá trình sinh lý diễn ra.

Các bài tập tốt cho người bị đau lưng cơ năng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị theo đơn thốc của bác sĩ, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập luyện các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và giảm đau nhanh chóng. Một số bài tập mà người bị đau lưng nên tăng cường luyện tập:

Bài tập: Đá chân thẳng

Người bệnh nằm thẳng, đá chân trái lên không quá cao cũng không quá thấp, khoảng 1 góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế chân như vậy trong khoảng vài giây sau đó thực hiện tương tự với chân phải. Với bài tập này, mỗi ngày bạn nên tập 3 lần, mỗi lần từ 10-15 nhịp.

Bài tập đá chân thẳng rất tốt cho người bệnh đau lưng. Nếu bệnh để lâu các cơn đau sẽ lan xuống chân gây khó khăn trong việc di chuyển đi lại, do vậy người bệnh nên chăm chỉ luyện tập phương pháp này hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Bài tập: Co chân

Bệnh nhân nằm thẳng, sau đó co đầu gối chân phải ép sát bụng ở mức tối đa, tay giữ đầu gối để khoảng vài giây rồi đổi sang chân trái, mỗi động tác làm từ 15-20 lần. Sau đó co cả 2 đầu gối ép sát bụng, 2 tay giữ đầu gối, thực hiện động tác này khoảng 10 lần. Bạn nên chăm chỉ tập hàng ngày vào lúc sáng, tối sẽ mang lại hiệu quả.

Mục đích của bài tập vật lý trị liệu đau lưng này là kéo giãn phần xương cột sống. Bằng những động tác đơn giản sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, đ.ánh bay cảm giác tê nhức, đau lưng…

Bài tập: Ép khung xương

Người bệnh trong tư thế nằm thẳng trên sàn, co 2 bàn chân lên, gập đầu gối, cố gắng ấn phần thắt lưng xuống sàn, gồng bụng, giữ nguyên tư thế này cho đến khi cảm thấy mỏi thì thả lỏng cơ thể và sau đó làm lại tương tự. Thực hiện 15-20 động tác cho mỗi lần tập luyện. Bài tập đơn giản này giúp cho cơ vùng lưng mạnh nhằm giữ vững phần cột sống được tốt hơn.

Bài tập 4: Cong lưng và thả lỏng

Quỳ 2 gối xuống nền và chống tay xuống đất. Cong lưng lên như tư thế con mèo, giữ yên như vậy trong khoảng 10 giây sau đó thả lỏng cơ thể. Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần trong 1 bài tập.

Lưu ý: Các bài tập trị đau lưng tại nhà vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để có được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, để có thể thực hiện đúng các động tác và tránh những nguy hiểm có thể xảy ra, trong quá trình tập tại nhà người bệnh cần có những kỹ thuật viên có chuyên môn theo dõi và hướng dẫn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *