Phòng ngừa loạn thị t.uổi học đường

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng gặp ở trẻ lứa t.uổi học đường nhiều hơn.

Có khoảng 30% t.rẻ e.m bị loạn thị ở những mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (còn gọi là giác mạc) hoặc ống kính ở bên trong của mắt có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì thẳng và mịn theo tất cả các hướng thì bề mặt của những người loạn thị có thể có một số khu vực có hình cong hoặc dốc hơn.

Ở mắt của những người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì sẽ được hội tụ ở một địa điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh này lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến những người bị loạn thị thấy hình ảnh nhòe và không được rõ ràng.

Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với các tật khúc xạ bao gồm:

Với cận thị thành chứng cận loạn: Tình trạng này xảy ra khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng tập trung ở phía trước của võng mạc, kết quả là xuất hiện nhìn mờ khi nhìn xa.

Với viễn thị thành chứng viễn loạn: Điều này xảy ra khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Hiệu ứng này là đối diện của cận thị. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt làm cho các đối tượng ở gần đó mờ.

Các triệu chứng của loạn thị là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm.

Loạn thị khi nhẹ sẽ không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của người bệnh. Nhưng nếu trong trường hợp loạn thị nặng (từ 1,5 D trở lên), thì thị lực sẽ giảm và có thể làm cho mắt trẻ nhược thị nếu không được điều chỉnh kính và tập luyện mắt thường xuyên.

phong ngua loan thi tuoi hoc duong d1d 5547706

Ngồi đọc sách đúng tư thế và khoảng cách giúp phòng ngừa loạn thị ở trẻ (ảnh minh họa).

Khuyến cáo phòng bệnh

Trẻ bị loạn thị sẽ có một số bất tiện trong sinh hoạt, học tập. Trẻ sẽ thường xuyên phải nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt… Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vì vậy, điều quan trọng là phụ huynh và cô giáo cần phát hiện sớm chứng loạn thị ở trẻ, đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để phát hiện và có phương hướng điều trị thích hợp.

Để phòng ngừa các tật khúc xạ cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như hiện tượng lác, trẻ thường hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ hoặc kết quả học tập giảm sút… Đặc biệt, nếu phát hiện bị tật khúc xạ cần cho trẻ đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý những biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con em mình: Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng và mắt cách mặt chữ khoảng 30cm. Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn học để phía đối diện với tay cầm bút. Bố trí thời gian học và vui chơi ngoài trời hợp lý.

Không cho trẻ đọc sách, xem tivi hoặc chơi vi tính quá 2 giờ liên tục. Không cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Cần có chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ cũng như vitamin nhằm đảm bảo thị lực cho trẻ.

8 dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay

Một số dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, khô, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng… cho thấy mắt không khoẻ mạnh. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay bởi rất có thể nó là triệu chứng của tật khúc xạ, thoái hoá điểm vàng hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 6ae 5540482

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, vì thế nó cần phải được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều người gặp các vấn đề cho thấy đôi mắt không khoẻ mạnh nhưng vẫn chủ quan không đi khám dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu dưới đây bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

Đôi mắt không khỏe mạnh khiến bạn bị suy giảm thị lực, nhìn không rõ các vật ở xa, xuất hiện quầng sáng mờ hoặc mắc chứng sợ ánh sáng. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu không muốn thị lực trở nên tồi tệ hơn.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 421 5540482

Nhìn mờ là dấu hiệu của đôi mắt không khỏe mạnh – Ảnh: Internet

1. Thị lực nhìn gần bị mờ

Khi thị lực nhìn gần bị mờ rất có thể đó là dấu hiệu của tật viễn thị. Viễn thị là tật khúc xạ gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào vật ở gần. Do đó, khi nhìn đôi mắt chỉ tập trung vào các vật thể xa mắt với khoảng cách một cánh tay.

Viễn thị khiến người bệnh khó tập trung vào các công việc đòi hỏi phải nhìn gần như vẽ, khâu vá, viết, làm việc trên máy tính. Đây là dấu hiệu của mắt bị lão hoá, thường xảy ra ở độ t.uổi từ 40 – 65. Khi có dấu hiệu bị viễn thị, cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị hợp lý.

2. Mắt nhìn xa bị mờ

Để biết mình có cần đến gặp bác sĩ để khám mắt hay không, bạn hãy xác định xem có phải các vật nhìn xa sẽ bị mờ? Nếu xác định chính xác là khi nhìn các vật ở khoảng cách xa thấy bị mờ nhưng với các vật ở gần thì rõ nét, có thể bạn đã bị mắc tật cận thị.

Cận thị là tật khúc xạ phát triển mạnh khi trẻ bước vào độ t.uổi dậy thì. Tuy nhiên, bất cứ độ t.uổi nào cũng có thể bị cận thị. Trong thực tế, thì rất khó xác định được khoảng cách biểu hiện cho tình trạng cận thị.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể xác định bệnh khi đọc sách ở khoảng cách gần hơn 20cm. Với t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học, trẻ sẽ rất khó để nhìn chữ trên bảng nếu ngồi ở cuối lớp. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng ngồi gần ti vi hoặc cúi sát khi làm bài tập. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu này bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay để phát hiện bệnh sớm.

3. Dấu hiệu của loạn thị

Đây là trường hợp thường xảy ra khi bạn gặp khó khăn trong cả việc nhìn xa và gần. Thay vì khó nhìn các vật ở khoảng cách xa, bạn cũng khó tập trung vào các vật ở gần. Đó là dấu hiệu của tật loạn thị, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Nếu phát hiện dấu hiệu của loạn thị, bạn có thể tìm hiểu cụ thể qua bài viết Loạn thị biểu hiện ra sao?

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay e07 5540482

Khó khăn ngay cả khi nhìn xa và nhìn gần là tình trạng loạn thị đang xảy ra – Ảnh Internet

4. Khó khăn khi nhìn trong bóng tối

Người bị cận thị thường gặp khó khăn khi nhìn ban đêm. Nhất là khi lái xe, ngắm sao trời hoặc gặp khó khăn trong việc định hướng khi ở phòng tối. Ngoài cận thị, một số bệnh về mắt khác cũng có dấu hiệu này. Một trong các loại bệnh có dấu hiệu khó nhìn vào ban đêm chính là đục thủy tinh thể. Do đó, nếu bạn thấy có dấu hiệu nhìn mờ vào ban đêm cần đến gặp bác sĩ ngay.

5. Khó thích nghi với sự thay đổi ánh sáng

Người bị cận thị thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tầm nhìn khi ánh sáng thay đổi. Thời gian thích nghi với sự thay đổi trong môi trường sáng, tối có thể gia tăng theo t.uổi tác. Tuy nhiên, khi mắt bạn đặc biệt gặp khó khăn khi điều chỉnh, thì đó là dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh. Bạn cần phải đeo kính hoặc kính sát tròng để điều chỉnh. Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

6. Nhạy cảm với ánh sáng tăng

Nếu có các dấu hiệu nhức mắt, nheo mắt, hoặc nhắm mắt khi gặp ánh sáng mạnh. Điều này cho thấy mắt bạn đang có độ nhạy cảm với ánh sáng cao. Lúc này, bạn nên hẹn gặp với các bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh.

Bởi rất có thể mắt của bạn đang gặp vấn đề về thị lực. Có thể là cận thị hoặc tật khúc xạ khác, tốt hơn hết là bạn nên được kiểm tra mắt toàn diện. Nhất là khi sự thay đổi quá đột ngột và rõ ràng.

8 dau hieu mat khong khoe manh ban can di kham bac si ngay 9e0 5540482

Nhạy cảm với ánh sáng là lúc bạn nên khám mắt để kiểm tra tình trạng này – Ảnh Internet

7. Nhìn thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng

Nếu bạn nhìn thấy các vòng tròn xung quanh nguồn sáng như bóng đèn nghĩa là đôi mắt của bạn đang không khỏe mạnh. Mặc dù đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của các tật khúc xạ, trong đó có cận thị. Lúc này bạn cần hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác nhất.

8. Thị lực mờ, nheo mắt, đau nhức, là dấu hiệu mắt không khỏe mạnh

Nhận biết hình ảnh mờ, thiếu độ sắc nét hoặc không thấy các chi tiết nhỏ khi nhìn gần hoặc xa. Đây là dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, thị lực kém cũng được thể hiện ở việc bạn thường phải nheo mắt để nhìn rõ một vật nào đó. Rất có thể đó là dấu hiệu của cận thị.

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc đến gặp bác sĩ khi nhìn một vật thành hai vật. Nguyên nhân gây ra dấu hiệu này có thể là do cơ hoặc các dây thần kinh. Nó cũng là kết quả của một tật nào đó của mắt và được chữa bằng cách đeo kính. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh chính xác nhất bạn cần đến khám bác sĩ nhanh nhất có thể.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu không muốn tình trạng thị lực trở nên tồi tệ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *