Chị Lai chiến đấu với các cơn ho mãn tính suốt hơn 10 năm, cuối cùng tiến triển thành ung thư phổi.
Mei Lai là quản trị viên của một công ty tư nhân tại Hong Kong. Chị chưa bao giờ hút thuốc và tự nhận mình là người có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên cách đây 3 năm, ở t.uổi 47, chị bất ngờ được bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân được xác định do chị Lai hít phải khói thuốc thụ động sau 28 năm sống chung với chồng là công nhân xây dựng nghiện t.huốc l.á.
Trước khi phát hiện ra ung thư phổi, chị Lai từng có hơn 10 năm chiến đấu với các cơn ho mãn tính. Chị đã tìm đủ cách điều trị đông, tây y kết hợp nhưng không hiệu quả. Khi ho nhiều, chị Lai đã yêu cầu chồng cai thuốc nhưng anh không đồng ý.
Năm 2016, chị Lai bất ngờ ho ra m.áu song vị bác sĩ đông y cho rằng tình trạng không quá nghiêm trọng nên chị yên tâm điều trị theo đơn.
1 năm sau, một bác sĩ tại bệnh viện tây y chỉ định chị chụp cắt lớp vi tính phổi để kiểm tra, dù phát hiện vết đen dài khoảng 1cm trên phổi nhưng bác sĩ không yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để đ.ánh giá.
Hít phải khói t.huốc l.á thụ động cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi. Ảnh: Shutterstock
Đến năm 2018, những cơn ho không dứt tiếp tục h.ành h.ạ chị, đến một bệnh viện khác kiểm tra, kết quả sinh thiết khẳng định chị mắc ung thư phổi giai đoạn một.
Khi phẫu thuật, bác sĩ rất ngạc nhiên khi phát hiện thêm một khối u trong phổi chị Lai nên đã xếp sang giai đoạn 2. Sau đó chị đã trải qua 4 tháng hoá trị mệt mỏi.
Sống sót sau cơn bạo bệnh, hơn ai hết chị Lai ý thức rất rõ tác hại của t.huốc l.á, chị tham gia vào Quỹ Ung thư Hong Kong để hỗ trợ nhiều bệnh nhân khác và kêu gọi mọi người từ bỏ t.huốc l.á.
Hiện tại chị Lai thường bịt mũi và tránh xa những người hút t.huốc l.á. “Không chỉ ung thư, t.huốc l.á không mang lại điều gì tốt cho bạn mà còn đe doạ sức khoẻ những người thân yêu nhất trong gia đình”, chị Lai kêu gọi.
Chồng chị Lai khi biết vợ mắc ung thư phổi vẫn không tin hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra bệnh. Anh vẫn chưa chịu bỏ thuốc nhưng thay vì hút mọi chỗ trong nhà như trước đây, giờ anh hút thuốc trong nhà vệ sinh.
Thực tế, khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, vì vậy ngay cả khi ở xa người hút thuốc, bạn vẫn bị ảnh hưởng.
Trên toàn cầu, t.huốc l.á cướp đi sinh mạng hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó 7,2 triệu người hút thuốc trực tiếp, 1,2 triệu hút t.huốc l.á thụ động. WHO chỉ ra, khói t.huốc l.á chứa hàng trăm chất gây hại với sức khoẻ, là nguyên nhân gây ra 25% tổng số ca t.ử v.ong do ung thư.
TS James Ho Chung, Phó Chủ tịch Tổ chức Phổi Hong Kong cho biết, những người nghiện t.huốc l.á mạn tính hút trên 30 bao thuốc mỗi năm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 10 lần so với người không hút. Người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi thêm 10-20%.
Ung thư phổi là ung thư khó phát hiện sớm và khó điều trị song TS Ho cho biết, tại Hong Kong, nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 80%.
Dùng quá liều vitamin B6 và B12 làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều thực phẩm bổ sung vitamin B6 hoặc B12, đặc biệt những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn tới 4 lần.
Vitamin B6 và B12 cùng với B1 là bộ ba vitamin quan trọng có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp duy trì hoat động cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào mới,… Đây cũng là những vitamin dễ dàng bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng, được bày bán ở tất cả nhà thuốc, siêu thị. Tuy nhiên, việc uống bổ sung vitamin B12 và B6 không kê đơn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi ở đàn ông.
Một nghiên cứu mới của Đại học Bang Ohio được công bố trên Tạp chí Ung thư Lâm sàng cho thấy, những người đàn ông dùng liều cao vitamin tăng cường sức khỏe, sinh lực trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2-4 lần. Rủi ro mắc bệnh thậm chí còn cao hơn nếu họ thường xuyên hút t.huốc l.á.
Nam giới hút thuốc và dùng vitamin B12 hoặc B6 liều cao có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4 lần. (Ảnh minh họa)
Vitamin B12 và B6 đều tham gia vào việc giữ cho các tế bào hồng cầu, tế bào vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, khỏe mạnh, hấp thụ và giải phóng năng lượng từ thực phẩm như protein, chất béo và carbs. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong rất nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, pho mai, trứng, sữa và ngũ cốc nhưng hàng triệu người ở Anh chọn cách bổ sung bằng viên uống có thể mua ở hiệu thuốc và siêu thị.
NHS khuyến nghị nam giới nạp vào 1,4 mg vitamin B6 và 1,5 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Nhưng một số loại viên uống bổ sung có sẵn trong các hiệu thuốc chứa tới 1000 microgram vitamin B12 và lên đến 100 miligam vitamin B6, lớn hơn nhiều so với liều lượng được khuyến nghị.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio đã phân tích hơn 77.000 bệnh nhân trong độ t.uổi từ 50 đến 70. Những tình nguyện viên tham gia được yêu cầu báo cáo họ đã tiêu thụ bao nhiêu vitamin B trong 10 năm qua, bao gồm cả thông tin về liều lượng từ các chất bổ sung.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét lịch sử hút thuốc cá nhân, t.uổi tác, chủng tộc, học vấn, kích thước cơ thể, uống rượu, t.iền sử bị ung thư hoặc bệnh phổi mãn tính, t.iền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi và sử dụng thuốc chống viêm trước khi phân tích xem vitamin có khiến nguy cơ ung thư cao hơn không.
Đồng tác giả Theodore Brasky cho biết: “Nghiên cứu đặt tất cả các yếu tố ảnh hưởng ngang bằng nhau, vì vậy chúng ta sẽ ít bị nhầm lẫn hơn khi bổ sung lâu dài hai loại vitamin B6 và B12. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy dùng liều cao B6 và B12 trong một thời gian dài có thể góp phần khiến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn ở nam giới hút thuốc. Đây chắc chắn là một mối quan tâm đáng được đ.ánh giá thêm”.
Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 20 mg vitamin B6 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 3 lần. Những người đàn ông hút thuốc và dùng hơn 55 microgam B12 mỗi ngày trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần. Các nhà nghiên cứu không tìm được mối liên hệ tương tự đối với phụ nữ.