Thơm là trái cây nhiệt đới, giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Thơm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Tác dụng của trái thơm
Theo Y học cổ truyền, trái thơm có vị chua ngọt nên dùng để giải khát, giúp tiêu hoá, nhuận tràng… nhờ đó có thể giúp cải thiện sức khỏe ở người bị sốt cao, thiếu nước, say nắng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sỏi đường tiết niệu.
Thơm cũng rất giàu chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.
Tác dụng của trái thơm đối với phụ nữ rất rõ, nhất là việc giảm cân và chống lại tích tụ chất béo trong cơ thể. Thơm có thể giúp giảm cân bởi nó đảm bảo 2 tiêu chí: lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ.
Mặt khác, ăn thơm sẽ no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chính chất xơ có trong thơm sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydrates, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.
Và một bí quyết mà nhiều chị em thích nấu các món cá, món xào với thơm là vì thơm giúp các món có thịt mềm, dễ tiêu. Khi ăn thì chúng cũng giúp cơ thể hấp thu đạm nhiều hơn mỡ, cũng là cách hạn chế tích tụ mỡ.
Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh khả năng làm giảm mỡ m.áu của trái thơm, nhưng nó rất có giá trị trong việc ngăn ngừa tích tụ chất béo trong cơ thể.
Ai không nên ăn thơm?
Lưu ý trái thơm chứa nhiều axít hữu cơ và enzyme bromelain có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn thơm tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ này và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Chưa kể, những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông m.áu, thuốc làm loãng m.áu, thuốc chống co giật, thuốc benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng thì không ăn quá nhiều thơm. Bởi chất Bromelain có thể có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng khả năng c.hảy m.áu quá mức.
Tóm lại, trái thơm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng với người bị bệnh muốn ăn thơm cần chú ý về liều lượng và nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn hợp lý.
2 loại thực phẩm không nên anh kèm với quả dứa vì bị ngộ độc thực phẩm
Dứa vốn là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt và cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, có 2 loại thực phẩm cấm kị, tuyệt đối đừng nên ăn trước, trong và sau khi ăn dứa, nếu không sẽ bị ngộ độc.
Là loại quả có quanh năm, lại mang hương vị chua ngọt vô cùng hấp dẫn nên dứa được mọi người rất ưa chuộng sử dụng, bất kể là nấu nướng thành các món ăn trong bưa cơm gia đình hay ăn sống, ăn chơi như một loại trái cây. Nó không chỉ ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi dứa cung cấp rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể con người.
Trong đó, phải kể đến 2 lợi ích chính của dứa dưới đây.
– Giảm béo, giảm cân:
Dứa rất giàu cellulose (chất xơ) giúp cho nhu động đường tiêu hóa của chúng ta tốt hơn, đồng thời có thể hấp thụ chất béo trong ruột. Ngoài ra, nước dứa còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo hiệu quả, vì vậy ăn thường xuyên có thể có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng không nên ăn dứa lúc đói, điều này có thể ảnh hưởng lớn hơn đến ruột và dạ dày do hàm lượng axit lớn bên trong nó.
– Nâng cao khả năng miễn dịch:
Vào mùa này, ban ngày nhiệt độ sẽ cao hơn nhưng ban đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống rất nhiều, vì vậy bạn phải chú ý giữ ấm cơ thể để tránh một số bệnh cảm gió do chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. Mọi người đều cần nâng cao khả năng miễn dịch, khi khả năng miễn dịch được cải thiện, thể chất sẽ tự nhiên tăng lên.
Thực tế, nhiều chất dinh dưỡng có trong dứa có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch của chúng ta, vì vậy nó có thể giúp tránh được các bệnh cảm và sốt, nâng cao sức đề kháng của con người.
Dứa ăn tốt là vậy nhưng có 2 loại thực phẩm đại kị, tuyệt đối đừng nên ăn cùng với dứa.
1. Sữa
Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở con người xuất phát từ nguồn độc tố mà bản thân thực phẩm tạo ra. Độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C)… bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Ở đây, dứa là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả chứa nhiều axit, mà cụ thể là vitamin C hay axit ascorbic. Trong khi đó, sữa lại là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Nếu ăn riêng lẻ 2 món này thì rất bổ dưỡng nhưng ăn chung, lượng axit ascorbic và protein lớn trong chúng sẽ gặp nhau và phản ứng trong cơ thể, gây kích ứng dạ dày và ruột, tạo ra các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng.
2. Xoài
Xoài cũng là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cả xoài và dứa đều là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn một mình thì không sao nhưng ăn “2 mình” là có chuyện.
Khi ăn chúng cùng lúc, nguy cơ dị ứng của cơ thể tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nghiêm trọng với những người dễ bị dị ứng càng phải tránh dùng. Một khi bị dị ứng thì bạn không chỉ bị nổi mụn nước, mẩn ngứa mà còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.