Thấy con bị đau mỏi chân lâu ngày, vào viện phát hiện b.ị h.oại t.ử chỏm xương đùi

Cách đây vài tháng, gia đình phát hiện bé có dáng đi khập khiễng, hay kêu đau chân nhưng nghĩ bé hiếu động hay chạy nhảy nên bố mẹ chủ quan.

thay con bi dau moi chan lau ngay vao vien phat hien bi hoai tu chom xuong dui ae2 5530080

Ê kíp phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC).

Thời gian gần đây, những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ đau nhức ngày càng nặng nên gia đình quyết định đưa bé K. (7 t.uổi) từ Hà Tĩnh vào TP.HCM đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM).

Khai thác thông tin từ phía gia đình và qua các kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ nhận đinh bệnh nhi bị hoại tử chỏm xương đùi phải. Tình trạng hoại tử không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhi mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chân phải. Về lâu về dài nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhi.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhi thường xuyên xuất hiện các cơn đau khớp háng, vận động khó khăn, bước đi khập khiễng.

Sau giải thích cho người nhà, bệnh nhi được thực hiện phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi bằng phương pháp Varus cổ xương đùi phải để tăng độ che phủ chỏm xương đùi giúp chỏm phục hồi tốt.

Sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện, sức khỏe bệnh nhi đã dần được hồi phục. Dự kiến sau cắt chỉ thay băng, bệnh nhi có thể tập đi nạn không chống chân đau, 1 thời gian thì có thể đi lại vận động bình thường.

Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bệnh nhi được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm sẽ phục hồi tốt. Vì chỏm xương đùi tổn thương độ I theo Herring. Những gia đình nếu thấy trẻ nhỏ từ lúc biết đi có dáng đi khập khiễng, đau gối, đau khớp háng, giới hạn cử động như: gập chân, chạy nhảy, đi không được cần được đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh nhi bị trượt chỏm xương đùi 2 bên hiếm gặp

Sáng ngày 19/6, khoa Chấn thương Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã phẫu thuật điều trị trượt chỏm xương đùi 2 bên cho bệnh nhi H.Đ.H. (11 t.uổi, ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM).

benh nhi bi truot chom xuong dui 2 ben hiem gap 4e5 5030100

Trượt chỏm xương đùi thường xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, hiếm khi bị cả 2 bên (khoảng 20%). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng 2 chân sưng đau dữ dội, đi lại đau nhiều, vận động khó khăn. Người nhà cho biết, em H. bị đau sau khi ngã trong trận đá bóng khoảng 1 tháng trước. Do tình trạng đau ngày càng tăng, nên người nhà đã đưa trẻ đến bệnh viện khám.

Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, BS.CKII. Phan Văn Tiếp – chuyên gia lĩnh vực chấn thương chỉnh hình nhi cho biết, bệnh nhi bị trượt chỏm xương đùi cả 2 bên vô cùng hiếm gặp. Việc đau sau khi ngã chỉ là yếu tố tình cờ để phát hiện. Bệnh nhi cần được phẫu thuật điều trị sớm để giải phóng cơn đau cũng như hạn chế nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi về sau.

Các bác sĩ tiến hành dùng bàn kéo chỉnh hình, nắn chỏm xương đùi 2 bên, cố định chỏm xương đùi bằng 1 vis dài 6.5×75 mm được kiểm tra dưới màn tăng sáng. Sau đó bó bột đùi bàn chân 2 bên.

benh nhi bi truot chom xuong dui 2 ben hiem gap 0bd 5030100

Bé H. bị đau chân dữ dội khoảng 1 tháng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

BS. Tiếp cho biết: “Trượt chỏm xương đùi thường xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, hiếm khi bị cả 2 bên (khoảng 20%). Thường xảy ra ở những trẻ từ 10-16 t.uổi (b.é t.rai thường bị hơn b.é g.ái). Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thường là: Trẻ béo phì, mắc các bệnh về nội tiết, bệnh về chuyển hóa,… Khi mắc bệnh, chỏm xương đùi sẽ trượt xuống dần dần làm cho m.áu nuôi chỏm thiếu sẽ gây ra hoại tử chỏm, hỏng chỏm xương đùi. Nếu không điều trị trẻ sẽ không thể đi lại được, khớp háng bị hỏng và sẽ phải thay chỏm xương đùi sớm”.

Do đó, khi phát hiện, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ theo dõi, điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là nắn chỏm xương đùi ở vị trí cơ thể và cố định chỏm không trượt thêm, giúp cho chỏm phát triển tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *