Mẹ bầu mắc Rubella có nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy nên tiêm phòng trước khi mang thai.
Phụ nữ nên tiêm 1 mũi Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) trước khi mang thai 3 tháng
Hỏi:
Tôi mới lập gia đình và dự kiến sinh con trong năm Tân Sửu. Tuy nhiên, tôi nghe nói virus Rubella rất nguy hiểm cho thai nhi, vậy khi nào cần tiêm phòng loại vaccine này, thưa bác sỹ?
Mai Linh (Hà Nội)
Trả lời:
Nhiễm virus Rubella gây hậu quả nghiêm trọng nhất khi người mẹ bị nhiễm bệnh sớm trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu. Rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Nhiễm Rubella ở mẹ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như: Đau đầu, viêm màng phổi và viêm hạch, sau đó là phát ban.
Nguy cơ lây truyền sang thai nhi, có tỷ lệ 90% nếu mẹ nhiễm trước 12 tuần; Từ 12 – 16 tuần, tỷ lệ còn 55% và sau 16 tuần, tỷ lệ còn 34%.
Mẹ bầu mắc Rubella có nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu và thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh tùy thuộc t.uổi thai lúc nhiễm: Tỷ lệ 90% nếu nhiễm trước 12 tuần; Từ 13 – 14 tuần, tỷ lệ giảm xuống còn 30 – 40%; Từ 15 – 16 tuần, tỷ lệ còn 20%; Sau 20 tuần thai nhi hiếm gặp dị tật.
Nếu thai nhi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (là tình trạng xảy ra ở em bé đang phát triển trong bụng bị lây từ mẹ bị nhiễm virus Rubella) sẽ có nguy cơ mất thính giác, mất khả năng học tập, dị tật tim và khiếm khuyết mắt. Nhiều khiếm khuyết và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, mắt và tim chỉ xuất hiện khi lây nhiễm xảy ra trước 16 tuần trong thai kỳ. Các hậu quả khác bao gồm thai chậm phát triển, gan lách to, vàng da, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu m.áu và phát ban.
Nhiều trẻ sơ sinh mắc hội chứng Rubella bẩm sinh gặp các biểu hiện muộn, bao gồm nội tiết – tiểu đường tuýp 2, điếc khởi phát muộn, dị tật mắt và các vấn đề về thần kinh. Bạn có thể tiêm 1 mũi Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) trước khi mang thai 3 tháng.
Thành quả tiêm chủng mở rộng: Khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm
Việt Nam tiếp tục không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại trong năm 2020 và là năm thứ 20 Việt Nam bảo vệ thành công thanh toán bệnh bại liệt.
Tiêm chủng vắcxin cho trẻ nhỏ. (Ảnh: TTXVN/Vietnamplus)
Thời gian qua, công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Dự án tiêm chủng mở rộng được Chính phủ giao là một trong những Dự án ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số giai đoạn 2016-2020.
Đáng lưu ý, nhờ tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã khống chế được nhiều loại bệnh truyền nhiễm như bệnh bại liệt hoang dại, bệnh sởi, rubella, bệnh bạch hầu…
Nỗ lực khống chế các bệnh truyền nhiễm
Phát biểu tại Hội thảo cập nhật thông tin truyền thông về tiêm chủng mở rộng diễn ra ngày 20/1, ở Hà Nội, Phó giáo sư Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại trong năm 2020 và là năm thứ 20 Việt Nam bảo vệ thành công thanh toán bệnh bại liệt. Đây cũng là năm thứ 15 Việt Nam duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh.
Trên phạm vi cả nước không địa phương nào ghi nhận dịch sởi, rubella. Số trường hợp mắc sởi trong 11 tháng năm 2020 (1.136 ca) giảm mạnh so với năm 2019 (14.156 ca), số mắc rubella thấp (46 ca), góp phần quan trọng khống chế hội chứng rubella bẩm sinh, căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Đáng lưu ý, trong các tháng đầu năm 2020 ghi nhận số mắc/tử vong do bạch hầu tăng (212/5 ca), trong đó ổ dịch bạch hầu xảy ra tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên và tỉnh Quảng Trị. Có 94% số mắc xảy ra ở nhóm trẻ trên 5 t.uổi và người lớn, chỉ có 17% số trường hợp mắc đã tiêm 3 mũi vắcxin phòng bệnh; 4,7% chưa tiêm đủ mũi và có đến 78% không rõ t.iền sử tiêm chủng.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tiêm vắcxin chống dịch bệnh bạch hầu (DTP, Td) và tiêm vét vắcxin 5 trong 1 cho hơn 4 triệu đối tượng ở tất cả các lứa t.uổi thuộc 4/4 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Các huyện có ổ dịch bạch hầu được ưu tiên triển khai trước.
Tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Đến nay, đã có trên 500.000 đối tượng được tiêm 2 liều vắcxin Td. Do vậy, dịch bạch hầu cơ bản được khống chế, không ghi nhận ca mắc mới trong hơn 1 tháng vừa qua.
Chủ động trong huy động đầu tư
Tiến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho hay trong các năm từ 2018-2021, Dự án tiêm chủng mở rộng đã nỗ lực huy động nguồn viện trợ từ Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) và đầu tư của Chính phủ để tăng cường hệ thống dây chuyền lạnh cho tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Trong các năm từ 2018-2020, Dự án tiêm chủng mở rộng đã nỗ lực huy động nguồn viện trợ để trang bị hệ thống tủ lạnh chuyên dụng tiên tiến nhất để bảo quản vắcxin trên toàn quốc.
Đây là hoạt động ưu tiên của dự án trong bối cảnh các tỉnh/thành phố sẽ phải chủ động hơn nữa trong việc huy động đầu tư để chi trả cho kinh phí triển khai tiêm chủng và mua bơm kim tiêm, hộp an toàn từ nguồn địa phương từ năm 2021.
Tủ lạnh TC4000AC được ngành y tế tiếp nhận là loại tủ lạnh chuyên dụng thế hệ mới nhất có dung tích 240 lít nước được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Đây là loại tủ lạnh phòng chống đông băng tốt nhất, năng lượng tiêu thụ rất thấp, giữ nhiệt độ của tủ ở dưới 8 độ C ngay cả khi điện chỉ được cung cấp 8 giờ ngày đặc biệt phù hợp với các địa phương vùng sâu, vùng xa. Thời gian duy trì nhiệt độ lạnh của tủ lên đến 77 giờ ở nhiệt độ môi trường ( 43 độ C ).
Dự án tiêm chủng mở rộng đã tiếp nhận 340 tủ TCW4000AC từ nguồn hỗ trợ của GAVI và 250 tủ mua đối ứng từ ngân sách nhà nước. Số 590 tủ này đã được vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn vận hành cho các tỉnh/thành phố và một số huyện.
Theo tiến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền, trong năm 2021, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đẩy mạnh các hoạt động để duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 t.uổi đạt trên 95% trên phạm vi cả nước, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống nhiễm SARS-CoV-2.
Dự án sẽ tiếp tục rà soát các địa phương nguy cơ cao, đặc biệt tại các địa phương chưa được triển khai chiến dịch trong các năm 2018-2020 để tổ chức tiêm chủng bổ sung vắcxin MR (phòng bệnh sởi-rubella) cho t.rẻ e.m ở các vùng nguy cơ cao nhằm đạt độ bao phủ tiêm chủng ở mức cao, chủ động không để dịch xảy ra. Dự kiến, có khoảng 1 triệu trẻ 1-5 t.uổi vùng nguy cơ cao được tiêm bổ sung vắcxin MR trong năm 2021.
Tiến sỹ Huyền cũng nhấn mạnh thêm trong năm nay dự án sẽ tiếp tục tiếp nhận 174 tủ lạnh TCW4000AC từ nguồn hỗ trợ của GAVI và huy động tiếp từ các tổ chức quốc tế để cấp cho các huyện, thay thế dần tủ cũ. Dự kiến, trên 90% số huyện của cả nước được trang bị hệ thống tủ lạnh mới, đảm bảo đủ năng lực và chất lượng bảo quản vắcxin trong tiêm chủng mở rộng./.