Mách bạn cách làm chậm quá trình lão hóa

Lão hóa là một quá trình suy mòn của các tế bào trong cơ thể, ai cũng phải trải qua.

Nhiều người thường có tâm lý sợ lão hóa bởi quá trình này làm cho chức năng các cơ quan cơ thể yếu dần, da nhăn nheo, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hô hấp đều suy giảm… Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết lão hóa không đáng sợ và chúng ta có thể làm chậm quá trình này.

Theo các chuyên gia y tế, có hai quá trình tạo nên tác động lão hóa chung của cơ thể gồm: Lão hóa nội sinh và lão hóa ngoại sinh. Trong đó, lão hóa nội sinh do quá trình con người sinh ra lớn lên, già đi; đây là quá trình tất yếu phải xảy ra, điều này do một quy trình hoạt động được quy định bởi các gen trong cơ thể.

Với lão hóa ngoại sinh, nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến cơ thể như hút thuốc, tiêu thụ nhiều bia rượu, lối sống không lành mạnh, tiếp xúc với ánh mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp và đúng cách. Bên cạnh đó, các tác nhân ô nhiễm từ môi trường, khói bụi cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự lão hóa của cơ thể.

mach ban cach lam cham qua trinh lao hoa 520 5538577

Lão hóa là một quá trình suy mòn của các tế bào trong cơ thể, một quy luật tự nhiên ai cũng phải trải qua (Ảnh minh họa)

Quá trình lão hoá ở nam và nữ có mốc thời điểm khác nhau. Đối với nữ giới, dấu mốc nhận rõ ràng hơn là giai đoạn mãn kinh và xung quanh giai đoạn t.iền mãn kinh, liên quan đến nội tiết, buồng trứng giảm không phóng noãn, không hoạt động nữa. Dấu hiệu của lão hoá ở phụ nữ là da sạm, nhăn nheo, bốc hoả, khó thích nghi hoà nhập.

Trong khi đó, đối với nam giới, lão hóa thể hiện việc giảm hormon s.inh d.ục. Có người không biểu hiện rõ ràng, có người giảm tập trung, ham muốn chuyện chăn gối, cáu kỉnh tương tự như phụ nữ ở giai đoạn t.iền mãn kinh và mãn kinh. Nhắc đến lão hóa, đa số mọi người xem đó là một hiện tượng đáng sợ bởi bước tới quá trình này chức năng của các cơ quan cơ thể yếu dần, da nhăn nheo, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hô hấp đều suy giảm…

Hầu hết con người lúc còn trẻ ít mắc bệnh tật nhưng đến t.uổi ngoài 40, đặc biệt là người cao t.uổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, đái tháo đường, đi đứng, nói năng chậm chạp hơn, nhớ ít, quên nhiều, thậm chí mắc chứng lú lẫn, run rẩy hoặc gặp phải tai biến, đột quỵ.

Để lão hóa không còn là nỗi sợ

Các chuyên gia y tế khẳng định lão hoá không có gì đáng sợ nếu chúng ta hiểu đúng và trang bị cho mình những kiến thức về quá trình này. Để không bị lão hóa sớm, các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay từ t.uổi 30 trở đi, mỗi người cần phải có ý thức chống lão hoá.

Cần có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và hợp lý, tránh kích thích căng thẳng, hoạt động công việc đúng mức. Ăn cân bằng chất bột đạm béo, đủ vitamin khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị, giàu chất chống oxy hóa giảm bớt sự lão hoá của tế bào. Chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giúp chống lão hóa tốt.

mach ban cach lam cham qua trinh lao hoa 37f 5538577

Trong rau quả có chứa các vitamin và chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa sự lão hóa

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm (như tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường…), muốn “lão hóa lành mạnh” thì phải kiểm soát tích cực các căn bệnh này, kiểm tra huyết áp để giảm dự phòng biến cố tim mạch, kiểm soát đường m.áu tốt vì đây là kẻ thù số 1 của quá trình lão hoá.

Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh khoảng 500g/ngày, vào bữa ăn ăn gạo lứt, gạo nẩy giúp kiểm soát đường m.áu; ăn quả chín 100 – 300g/ngày dạng miếng, không ăn dạng ép, sinh tố. Người bị đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn, bữa phụ có thể ăn bánh quy, ăn ngô, chuối, táo. Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì chú ý cân bằng đủ chất, tránh đường ngọt, đồ ăn nên giàu chất béo có lợi sức khoẻ như DHA, omega 3, vi chất chống oxy hoá. Để giảm thoái hóa khớp, chúng ta nên vận động và tập luyện yoga, gym… hợp lý khoảng 50 – 60 phút/ngày.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, uống đủ nước rất quan trọng, chúng ta cần uống đều trong ngày và không uống quá nhiều vào buổi tối. Ăn ít muối theo khuyến nghị dưới 3g muối/ngày. Một bữa ăn nên có 3 loại rau, chất đạm nên đa dạng. Đặc biệt, chế biến món ăn nên chiên rán 1 lần, tráng chảo bằng nước sôi khi nấu sang món khác, tránh dùng đi dùng lại dầu rán vì các chất béo chuyển hóa làm rối loạn lipid m.áu.

Khi hệ tim mạch bị suy giảm chức năng…

Theo thời gian hệ tim mạch cũng dần bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện nhiều bệnh liên quan, nguy hiểm… Điều này thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?

T.uổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thế nào?

Khi độ t.uổi càng cao mọi bộ phận cơ thể đều lão hóa trong đó có hệ tim mạch. Ở người cao t.uổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng m.áu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ.

Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.

Thực tế nếu người cao t.uổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo t.uổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải.

Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi t.uổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng m.áu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.

khi he tim mach bi suy giam chuc nang 5e1 5381141

Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở người cao t.uổi.

Khi t.uổi càng cao các bệnh lý tim mạch thường gặp là cơn đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; ngoài ra còn gặp bệnh tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, suy tim, tắc nghẽn động mạch…

Cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu m.áu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đối với nhồi m.áu cơ tim thì phần lớn các trường hợp là do cục m.áu đông hiện diện trong lòng mạch m.áu nuôi tim (động mạch vành) làm tắc mạch m.áu.

Tăng huyết áp cũng là vấn đề gặp ở người có t.uổi theo lão hóa và thời gian. Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp; các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu; một số triệu chứng tăng huyết áp có thể tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra phải đo huyết áp đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.

Có thể nói xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch trung bình và động mạch lớn, biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Triệu chứng xơ vữa động mạch diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tiềm tàng chưa có biểu hiện bệnh lý, giai đoạn lâm sàng có triệu chứng thiếu m.áu của cơ quan điển hình, giai đoạn biến chứng các cơ quan do sự thiếu m.áu cục bộ gây ra; triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương.

Cách nào giúp hệ tim mạch khỏe mạnh?

Việc lão hóa thì không chữa khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm chậm quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Cần tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn. Hoạt động thể chất luôn đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe như: Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…

khi he tim mach bi suy giam chuc nang db7 5381141

Hệ tim mạch suy yếu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch. Để phòng tránh suy tim nên: Tránh ăn quá nhiều muối, đường; hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp…; ăn nhiều rau, củ, quả; ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ…; tránh xa rượu bia, chất kích thích.

khi he tim mach bi suy giam chuc nang aec 5381141

Thực phẩm chứa chất béo tốt có lợi cho tim mạch.

Thay đổi lối sống: Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, đau tim, tiểu đường và trầm cảm. Vì khi thiếu ngủ, các mạch m.áu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh ăn quá no hoặc không uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn.

Không hút thuốc: T.huốc l.á dù dưới hình thức nào thì nó cũng được sếp vào yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Khí carbon monoxide trong khói t.huốc l.á sẽ thay thế một lượng oxy trong m.áu. Hậu quả làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn bằng cách ép tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy.

Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng làm tăng nguy cơ suy tim và các bệnh lý về tim khác. Khi căng thẳng sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tiết ra hormone adrenalin và cortisol. Hai hormone này làm tim đ.ập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và m.áu c.hảy mạnh hơn. Bên cạnh đó, chính những hoạt động này có thể gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ. Ngoài ra hệ thần kinh giao cảm tác động lên thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào nội mạc. Hậu quả, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ….

Việc thực hiện một lối sống lành mạnh là việc nên thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp điều trị kịp thời.

Sự lão hóa hay già hóa hệ tim mạch thường được ghi nhận từ những biến đổi ở tim, mạch m.áu, thành phần sinh hóa của m.áu và huyết áp…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *