Cẩn thận với chấn thương thể thao khi trời lạnh

Tăng cường vận động, chơi thể thao sẽ giúp cơ thể ấm lên, chống chịu tốt với cái lạnh. Tuy nhiên, phải đảm bảo vận động đúng cách để không bị chấn thương.

can than voi chan thuong the thao khi troi lanh 5d3 5536382

Phẫu thuật nội soi nối dây chằng bị đứt cho một bệnh nhân chấn thương khi chơi thể thao – ẢNH: PHÙNG CƯỜNG

Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cơ thể bị mất nhiệt và dễ mắc bệnh. Tập thể dục, chơi một môn thể thao nào đó là giải pháp lý tưởng để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách có thể gây chấn thương hoặc khiến các bệnh hô hấp, tim mạch và xương khớp trầm trọng hơn.

Đứt dây chằng, đứt gân sụn bao

Bác sĩ Phùng Cao Cường, Phó trưởng khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện 199 – Bộ Công an (Đà Nẵng), cho biết những ngày gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhân (BN) bị chấn thương trong quá trình chơi thể thao những ngày lạnh, đặc biệt là các tổn thương liên quan đến gân cơ, dây chằng, sụn… Chưa kể, tập luyện quá sức cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Các bác sĩ chuyên y học thể thao tư vấn: Trong thời tiết lạnh, cơ thể sẽ mất một phần năng lượng để giữ ấm, do đó nên ăn nhẹ trước khi chơi thể thao từ 30 – 45 phút. Đồng thời, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi tập luyện để đảm bảo năng lượng cần thiết.

Tại Khoa Ngoại chấn thương, BN L.P.Q (27 t.uổi, quê Kon Tum) nhập viện trong tình trạng tổn thương, hạn chế vận động khớp vai phải. Trước đó, Q. bị đau khớp trong quá trình tập võ. Điều trị tại nhiều cơ sở y tế của địa phương nhưng không hiệu quả, Q. nhập Bệnh viện 199 và được chẩn đoán “rách sụn viền bao khớp trước và dưới do chấn thương thể thao”, được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi, khâu lại toàn bộ sụn viền và phần bao khớp bị rách.

Bác sĩ Phùng Cao Cường cho biết, sau phẫu thuật, BN đã ổn định và bắt đầu quá trình tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. “Dự kiến khoảng 6 tháng nữa mới có thể chơi thể thao trở lại”, bác sĩ Cường nhận định.

Trong khi đó, BN N.T (58 t.uổi, quê Quảng Ngãi) trật khớp gối phải do nhảy từ trên cao xuống, tiếp đất không đúng tư thế. Bác sĩ chuyên khoa khẳng định: “Đây là tổn thương rất phức tạp vì bị đứt hoàn toàn 3/4 dây chằng chính của khớp gối. Khả năng bị tổn thương động mạch khoeo chân dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi là rất cao”. BN đã được nắn phần khớp bị trật, theo dõi sát sao tình trạng của động mạch khoeo chân và được mổ tái tạo dây chằng đứt…

Lưu ý khi tập luyện trong thời tiết lạnh

Theo bác sĩ Phùng Cao Cường, khi trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp, cơ bắp vẫn còn co cứng sẽ dẫn tới nguy cơ chấn thương gân, cơ, sụn khớp. Do đó, cần đặc biệt lưu ý việc khởi động kỹ là vô cùng quan trọng. Trong thời tiết giá rét, để tránh mất nhiệt nên cơ bắp bị co cứng hơn bình thường, vì thế đòi hỏi phải khởi động lâu và kỹ hơn, giúp cơ khớp vận động linh hoạt. Nếu không khởi động hoặc khởi động không đúng cách sẽ khiến các cơ không đủ sẵn sàng và việc tập luyện không có kết quả.

Như vậy, khởi động và vận động thế nào là đúng cách? Bác sĩ Cường tư vấn: Cần khởi động đủ thời gian, đúng động tác và vị trí. Cần làm đúng trình tự làm nóng cơ thể, kéo giãn cơ và dợt động tác, trong đó việc kéo giãn là rất quan trọng. Sau khi khởi động, cần thả lỏng cơ thể, lấy lại thăng bằng và bù nước. Việc thiếu nước sẽ khiến sụn khớp thiếu đàn hồi dẫn tới khô khớp, cứng khớp, nếu kéo dài còn có thể gây bệnh đau khớp. Một nguyên nhân nữa khiến bạn cần phải uống đủ nước cho cơ thể khi tập luyện dù thời tiết lạnh hay không, đó là việc thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện cũng như tăng nguy cơ bị chuột rút.

Bên cạnh đó, hít thở đúng cách rất quan trọng. Khi tập luyện dưới thời tiết lạnh, hãy cố gắng hít thở đúng cách bằng mũi, vì mũi được cấu tạo để làm ấm không khí trước khi đi vào phế quản. Không nên hít thở bằng miệng vì trường hợp này khí lạnh sẽ đi thẳng vào phế quản gây đau họng, co thắt phế quản… Cách tốt nhất là hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Đặc biệt, trong quá trình chơi thể thao dưới trời lạnh, không nên giải lao quá lâu. Việc nghỉ quá lâu có thể sẽ khiến cơ bắp trở về nhiệt độ như trước khi khởi động, nhiệt độ bên ngoài thấp thì cơ bắp cũng mất nhiệt nhanh. Thời gian giải lao cần vừa phải, trong lúc nghỉ có thể đi lại vận động nhẹ nhàng.

Nên dùng thuốc gì để trị cúm?

Virus cúm dễ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.

Gia đình tôi có 5 người thì 4 người đã lây nhau bị cúm. Với cùng triệu chứng sốt, đau nhức toàn thân, sổ mũi và ho kéo dài. Mặc dù tôi đã mua thuốc cảm cúm và thuốc ho về để điều trị triệu chứng, nhưng mấy tuần rồi vẫn không hết. Xin cho biết tôi có thể dùng kháng sinh để trị bệnh không?

Nguyễn Thúy Hà (Hà Nội)

Khi thời tiết lạnh cũng là lúc bệnh cúm được đà phát triển. Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện như bạn đã mô tả. Virus cúm dễ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.

nen dung thuoc gi de tri cum 8a2 5534613

Về điều trị, thì nguyên tắc đầu tiên là cần ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Tức là nếu ho nhiều thì dùng thuốc điều trị ho, nếu sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc điều trị ho, tùy thuộc vào tình trạng ho để lựa chọn thuốc (ho khan, ho có đờm…). Nếu bạn dùng sai thuốc ho cũng không mang lại hiệu quả, vì thế nếu bạn chưa đi khám được thì có thể miêu tả triệu chứng ho để dược sĩ có thể tư vấn loại thuốc ho phù hợp. Nên dùng paracetamol để hạ sốt đúng hàm lượng theo tỷ lệ cân nặng, không nên dùng aspirin để hạ sốt, đặc biệt là đối với t.rẻ e.m.

Về kháng sinh, hoàn toàn không có tác dụng đối với virus cúm. Thông thường nếu bị cúm nhẹ thì khoảng 1 tuần cơ thể sẽ tự đào thải virus và bệnh sẽ thoái lui. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có t.rẻ e.m, người già, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận… mắc cúm, có thể bệnh sẽ kéo dài và biến chứng viêm phổi, viêm não và gây nguy hiểm. Bạn cần đưa đến bệnh viện để khám và chỉ định xét nghiệm và có hướng điều trị cụ thể.

Trường hợp nặng cần được chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp, nhưng phải được điều trị và theo dõi tại bệnh viện, không tự điều trị tại nhà.

Để phòng bệnh thì cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tốt nhất là nên tiêm phòng. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Nhiều loại vắc-xin cúm đã được sử dụng trong hơn nửa thế kỷ năm qua. Các vắc-xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *