Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương, làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
Theo báo cáo của Liên đoàn Chống loãng xương thế giới (International Osteoporosis Foundation – IOF), trên toàn cầu hiện có 200 triệu người bị loãng xương, 9 triệu ca gãy xương hàng năm; mỗi 3 giây có một gãy xương mới do loãng xương. Tỷ lệ loãng xương vẫn đang gia tăng ở mọi châu lục, đặc biệt là châu Á, nơi chiếm hơn nửa dân số thế giới.
Một số nghiên cứu gần đây ở các nước phát triển cho thấy, một trong hai đến ba người phụ nữ và một trong bốn đến năm nam giới trên 50 t.uổi sẽ bị gãy xương do loãng xương trong cuộc đời sau này. Hậu quả của gãy xương do loãng xương rất nặng nề, gây đau đớn kéo dài, tàn phế, mất cuộc sống độc lập, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và có nguy cơ t.ử v.ong.
Tuy nhiên, các tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực loãng xương đã giúp chẩn đoán, đ.ánh giá nguy cơ và phát triển các thuốc điều trị làm gia tăng sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gãy xương. Với các bằng chứng lâm sàng, giá cả không quá cao… đa số các thuốc điều trị loãng xương từ đường uống đến tiêm truyền đều được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy, mang lại lợi ích cho số đông người bệnh khi tuân thủ các liệu trình điều trị thích hợp.
Mối nguy hiểm âm thầm
Loãng xương diễn tiến âm thầm, kéo dài và ngày càng nặng nề. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Gãy xương là một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn cho mọi quốc gia, đặc biệt ở nước ta. Chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương hiện nay vẫn là để điều trị gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi. Chỉ tính riêng các chi phí điều trị cho các vấn đề liên quan đến biến chứng gãy xương đã đưa loãng xương trở thành một trong những bệnh mạn tính tiêu tốn nhiều t.iền nhất.
Theo tính toán, một ca gãy xương đùi nhập viện điều trị tiêu tốn trung bình khoảng 33,5 triệu đồng cho chi phí y tế trực tiếp điều trị nội trú; một ca gãy cột sống là 52,6 triệu đồng. Dựa vào tỷ lệ gãy xương ở các nước láng giềng như Thái Lan, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 60.900 ca gãy xương đùi và 44.000 ca gãy xương cột sống, với tổng chi phí ước tính là 4.354.900 triệu đồng (tức 218 triệu USD). Trong khi, nếu tầm soát loãng xương và điều trị sớm ở độ t.uổi 60 – 70, chỉ tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng/năm, thậm chí còn được bảo hiểm y tế chi trả.
Hơn thế nữa, người bị gãy xương do loãng xương có nguy cơ t.ử v.ong cao, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Gần 25% bệnh nhân bị gãy xương đùi sẽ t.ử v.ong trong vòng 12 tháng sau biến cố gãy xương. Vì vậy, biến cố gãy xương do loãng xương được coi là nặng nề tương đương với đột quỵ trong tăng huyết áp và nhồi m.áu cơ tim trong bệnh mạch vành tim.
Cùng với việc gia tăng t.uổi thọ và sự thay đổi lối sống, từ hai thập niên gần đây, loãng xương trở thành vấn đề y tế cộng đồng, một bệnh mạn tính cần được phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và theo dõi một cách hệ thống giống một số bệnh mạn tính quan trọng khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, thiếu m.áu cơ tim cục bộ…
Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra sau té ngã, thậm chí sau những va chạm nhẹ trong những hoạt động hàng ngày. Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu, tàn phế, phải sống phụ thuộc và gia tăng nguy cơ t.ử v.ong. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh loãng xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương có vai trò cực kỳ quan trọng.
Các thuốc điều trị loãng xương đã chứng minh trên thực tế lâm sàng, làm giảm tới 40% nguy cơ gãy xương vùng hông, tới 70% nguy cơ gãy xương đốt sống… nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Trong một nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ dùng thuốc điều trị loãng xương trong 3 năm, kết quả phòng ngừa được 100 trường hợp gãy xương (gãy đốt sống và gãy ngoài đốt sống). So sánh với một nghiên cứu về điều trị bệnh mạch vành bằng nhóm thuốc đặc trị trên 1.000 người trong 5 năm, kết quả chỉ phòng ngừa được 18 trường hợp biến cố tim mạch.
Các thử nghiệm lâm sàng với thuốc cho thấy mức độ an toàn khá cao khi dùng kéo dài trên 3 năm, 5 năm, 10 năm. Đặc biệt, các bệnh nhân cao t.uổi, có nguy cơ gãy xương cao, việc duy trì điều trị kéo dài hết sức cần thiết vì nhiều lợi ích hơn nguy cơ.
Đừng “lãng quên” căn bệnh loãng xương
Nhiều người cho rằng đến hẹn lại lên, xương rồi sẽ “loãng” khi chúng ta về già. Đó là một trong những quan niệm vô cùng sai lầm. Một khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xương ở một số nơi, bệnh loãng xương đã bị “bỏ quên”, không đủ các chương trình phòng chống loãng xương trong cộng đồng. Không đầu tư trang thiết bị đủ để chẩn đoán bệnh và bệnh không được dự đoán, dự phòng; không được điều trị. Thậm chí nhiều bệnh nhân đã bị gãy xương, nhưng vẫn không được tư vấn điều trị và theo dõi lâu dài.
Trong những năm qua, ngành loãng xương đã có nhiều tiến bộ, giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về quá trình phát triển của xương, tiến trình dẫn đến loãng xương, ảnh hưởng của t.uổi tác, các yếu tố nguy cơ, các cơ sở khoa học để đ.ánh giá sức mạnh của xương… Qua đó bác sĩ cơ xương khớp có thể tiên lượng nguy cơ gãy xương cho từng cá thể, các vấn đề liên quan đến chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
Bệnh loãng xương tuy gia tăng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, nhưng có thể phòng ngừa, chẩn đoán sớm, để có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tối đa nguy cơ gãy xương và biến chứng của bệnh.
Kiến thức của cộng đồng về diễn tiến bệnh, yếu tố nguy cơ, phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh lý này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Mặc dù đã có những giải pháp tích cực, hiệu quả, an toàn và khả thi nhưng các giải pháp này còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.
Phòng bệnh
Sự thay đổi lối sống kiểu công nghiệp, lười vận động. Lạm dụng thức ăn, đồ uống chế biến sẵn, xa rời thiên nhiên,… Bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa, đang gần như bị “bỏ quên”. Chưa có đủ các chương trình tuyên truyền phòng ngừa loãng xương một cách rộng rãi, thường xuyên trong cộng đồng.
Chẩn đoán
Do quá nhiều mối quan tâm, nhiều người đã không biết cơ thể mình có thay đổi gì, sức khỏe ra sao, những yếu tố nguy cơ của bản thân và gia đình… mà chỉ đi khám bệnh khi đã trễ… Nhiều cơ sở y tế không đầu tư trang bị cho chẩn đoán bệnh, một số bác sĩ khi khám bệnh, cũng không chú ý đến bệnh. Và bệnh loãng xương thường không được chẩn đoán.
Điều trị
Cũng như nhiều bệnh mạn tính khác, bệnh loãng xương đòi hỏi được chẩn đoán xác định và điều trị lâu dài. Nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thuốc cùng các điều trị hỗ trợ là cách tốt nhất để giảm thiểu các hậu quả nặng nề liên quan đến gãy xương.
Hiện thuốc điều trị loãng xương đã có những tiến bộ mang tính đột phá, mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh dễ dàng tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa được chẩn đoán, chưa được dùng thuốc, từ chối dùng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Các tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực loãng xương ngày nay đã giúp việc chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, quản lý bệnh nhân loãng xương có hiệu quả. Tăng cường năng lực điều trị, giảm nguy cơ gãy xương, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh
Phòng ngừa loãng xương cần duy trì một chế độ ăn uống, vận động hợp lý trong suốt cuộc đời, ngay từ thời thơ ấu. Ở những người mắc bệnh loãng xương, các nỗ lực để ngăn ngừa gãy xương bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, phòng ngừa té ngã, thay đổi lối sống (ngừng hút thuốc, hạn chế rượu, bia…) kết hợp với thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của thầy thuốc.
Bisphosphonates là một nhóm thuốc rất quan trọng trong điều trị loãng xương hiện nay, là chọn lựa đầu tiên của các bác sĩ cho đa số bệnh nhân loãng xương. Bisphosphonates có đường uống hàng tuần, hàng ngày, đường chích tĩnh mạch hàng quý, đặc biệt có dạng truyền tĩnh mạch hàng năm.
Sự cải tiến về đường dùng, khả dụng sinh học của thuốc cũng như liều dùng hàng năm đã giúp tăng sự tuân thủ và gia tăng hiệu quả điều trị. Thuốc cũng đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa tái gãy xương trên những bệnh nhân đã bị gãy xương do loãng xương trước đó.
Những người có 4 đặc điểm này vào buổi sáng, đừng trách sao còn trẻ đã m.áu nhiễm mỡ
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ m.áu (rối loạn lipid m.áu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ t.uổi.
Khi khám sức khỏe, nhiều người phát hiện thấy lipid m.áu tăng cao, họ thờ ơ và cảm thấy việc lipid m.áu tăng cao chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, đừng coi thường tình trạng lipid m.áu tăng cao, đó chính là tình trạng mỡ m.áu. Nếu không kiểm soát tốt lipid m.áu sẽ dễ dẫn đến hàng loạt biến chứng theo thời gian.
Tác hại lớn nhất của tăng lipid m.áu là gây ra các bệnh tim mạch và mạch m.áu não, các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi m.áu não có liên quan mật thiết đến tăng lipid m.áu.
Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ tăng lipid m.áu hay bệnh mỡ m.áu đến đột ngột nên lần sau đi kiểm tra lipid m.áu thì chỉ cần ăn nhạt trước một ngày. Thực chất bệnh mỡ m.áu xảy ra là một quá trình lâu dài. Những người bị bệnh mỡ m.áu thường có 4 điểm chung này vào buổi sáng.
Thứ nhất, người bị bệnh mỡ m.áu cao thường không thích uống nước vào buổi sáng. Sau một đêm dài thì lipid m.áu của chúng ta đã rất cao, điều này là do m.áu đặc hơn và m.áu c.hảy chậm hơn, nên uống nước vào buổi sáng. Việc này không chỉ có thể làm loãng m.áu, mà còn thúc đẩy tuần hoàn m.áu, có lợi để ngăn ngừa bệnh mỡ m.áu.
Do đó, mỗi sáng nên hình thành thói quen uống nước, đáng tiếc là nhiều người không thích uống nước. Mọi người nên cố gắng uống đủ nước mỗi ngày.
Thứ hai, những người mắc bệnh mỡ m.áu cao rất thích ăn đồ nhiều dầu mỡ vào buổi sáng. Có người cho rằng mỡ m.áu cao là do ăn uống, đây không phải là nói quá nếu bạn ăn bữa đầu tiên nhiều dầu mỡ vào buổi sáng, và nếu bạn ăn ngày 3 bữa như vậy thì chắc chắn lipid m.áu sẽ kém kiểm soát.
Việc kiểm soát lipid m.áu không phải cchuyện ngày một ngày hai, chế độ ăn nhiều chất béo kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng tăng lipid m.áu. Nếu muốn kiểm soát mỡ m.áu cần ăn kiêng nhẹ nhàng. Lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu từ buổi sáng, nên ăn nhiều rau củ quả trong 3 bữa ăn, ít ăn các thức ăn nhiều chất béo.
Thứ ba, người bị bệnh mỡ m.áu không thích tập thể dục buổi sáng. Cuộc sống khỏe mạnh hay không cũng phụ thuộc vào việctập thể dục, chỉ có tập thể dục mới thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và kiểm soát lipid m.áu. Nhiều người không chỉ yêu thích chế độ ăn giàu chất béo mà còn không thích tâp thể dục. Hãy thay đổi điều này, tập bất cứ bộ môn nào bạn yêu thích, miễn là vận động, không ngồi lì một chỗ, bạn có thể kiểm soát được lipid m.áu.
Thứ tư, những người bị mỡ m.áu cao rất thích hút thuốc và uống rượu sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn hút thuốc hoặc uống rượu cả ngày thì liệu lipid m.áu của bạn có được kiểm soát không? Tất nhiên là không. Hút thuốc và uống rượu không chỉ làm tăng lipid m.áu mà còn làm cho bệnh dễ gây huyết khối.
Người bị mỡ m.áu nên làm gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ m.áu và giảm triệu chứng khi mỡ m.áu cao. Để giảm lượng mỡ trong m.áu, nên bắt đầu bằng chế độ ăn. Những thực phẩm dưới đây tốt cho người bị mỡ m.áu cao:
Chất xơ và vitamin
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ m.áu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị mỡ m.áu cao, nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả…
Ngoài ra, người bị mỡ m.áu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin – một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol.
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo chưa no có nhiều nối đôi như omega-3, omega-6 không những có tác dụng làm giảm cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ m.áu cao, nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no.
Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu olive thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.
Các loại thịt trắng
Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó, các chất độc hại bị loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị mỡ m.áu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.