Chảy nước mũi trong mùa lạnh – khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết ai trong chúng ta đều sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến chảy nước mũi khi trời lạnh ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy khi nào chảy nước mũi là một phản ứng phòng vệ bình thường của cơ thể, khi nào là dấu hiệu bất thường?

Theo Science Alert, có khoảng 50-90% người bị sổ mũi khi trời lạnh. Phản ứng tự nhiên này có thể coi là một triệu chứng báo hiệu bạn bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang cần sưởi ấm. Những người mắc bệnh hen suyễn, chàm hay cảm cúm, có thể gặp tình trạng chảy nước mũi thường xuyên hơn so với người bình thường.

Một nghiên cứu khác được công bố trên chuyên san Annals of Allergy phát hiện: Có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh; 48% bị ở mức độ vừa và nặng.

chay nuoc mui trong mua lanh khi nao can den gap bac si f01 5544114

Chảy nước mũi có thể xử trí tại nhà

Chảy nước mũi thường xuyên có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng giao tiếp cũng như gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Chảy nước mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau. Có thể tự chăm sóc tại nhà cũng như sử dụng các phương pháp không dùng thuốc.

Đối với trường hợp chảy nước mũi trong mùa lạnh, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp như: Giữ ấm mũi miệng bằng khăn ấm khi ra ngoài trời.

Thở ra qua chiếc khăn sẽ làm ấm và cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt bạn và chiếc khăn giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi; chạy máy tạo độ ẩm khi ở trong nhà; dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi của bạn và giúp bạn không tiết quá nhiều chất nhầy; sử dụng một số loại trà nóng không chứa caffein, chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamin, chống viêm và chống sung huyết nhẹ, như cúc La Mã, gừng, bạc hà và cây tầm ma hoặc sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế…

Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Dịch nhầy được sinh ra trong mũi và các xoang giúp giữ ẩm mũi, sau đó thường được nuốt vào trong cơ thể. Thông thường, dịch nhầy có thể trong hoặc đục, chảy liên tục hoặc ngắt quãng, và ở dạng đặc hoặc loãng.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến mũi và các xoang sản sinh quá nhiều dịch nhầy, dẫn đến nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Khi có các dấu hiệu như dịch tiết ở mũi có chứa m.áu; dịch tiết ở mũi trong suốt sau khi gặp chấn thương vùng đầu; dịch màu xanh hoặc vàng đi kèm triệu chứng đau xoang; hoặc có các triệu chứng kèm theo sốt trên 10 ngày, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

BS TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO, CƠ SỞ 3 BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM:

Chảy nước mũi khi trời lạnh là một phản ứng sinh lý của cơ thể, đáp ứng sự thay đổi của môi trường.

Hệ thống mũi xoang thực hiện chức năng làm ấm không khí trước khi chúng đến phổi. Giúp cho phổi và cổ họng không bị kích thích bởi không khí lạnh. Khi trời lạnh, không khí khô sẽ kích thích các dây thần kinh bên trong mũi làm tăng lưu lượng m.áu đến mũi, làm giãn nở các mạch m.áu để làm ấm không khí đi qua chúng.

Kích hoạt các tuyến nhầy để sản xuất nhiều chất tiết hơn để cung cấp độ ẩm làm ẩm không khí đi qua. Khi cơ chế bù trừ hoạt động quá mức, lượng nước vượt quá mức cần thiết để làm ẩm không khí lạnh, khô sẽ dẫn đến chảy nước mũi.

Lý do bị sổ mũi khi trời lạnh

Gặp trời lạnh, khô các tuyến nhầy trong mũi hoạt động quá tốt, sản xuất dư chất lỏng làm ấm không khí, dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi.

ly do bi so mui khi troi lanh 1dd 5509442

Ảnh minh họa

Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết khi thời tiết trở lạnh, khoảng 50 đến 90% người bị sổ mũi, chảy mũi nước trong. Đây gọi là viêm mũi do lạnh hoặc “mũi người trượt tuyết”.

Theo bác sĩ Thảo, hệ thống mũi xoang của con người được thiết kế để thực hiện chức năng làm ấm và ẩm không khí trước khi chúng đến phổi. Điều này giúp cho phổi và cổ họng không bị kích thích bởi không khí lạnh hơn nhiệt độ cơ thể. Ví dụ, nếu nhiệt độ không khí dưới 0C, sau khi qua mũi, không khí thường khoảng 26C đến 30C. Và độ ẩm của không khí sau khi đi qua mũi khoảng 100%, bất kể không khí chúng ta đang hít thở có lạnh đến mức nào.

Cụ thể, gặp không khí khô và lạnh, các dây thần kinh bên trong mũi làm tăng lưu lượng m.áu đến mũi, các mạch m.áu giãn mở, làm ấm không khí đi qua. Đồng thời, các tế bào của hệ thống miễn dịch (mast) kích hoạt tuyến nhầy, sản xuất nhiều chất nhầy lỏng hơn, làm ẩm không khí. Ước tính mỗi người có thể mất tới 300 đến 400 ml chất lỏng mỗi ngày qua mũi khi nó thực hiện chức năng này.

Đây là một phản ứng sinh lý tốt của cơ thể, nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường. Nhưng khi cơ chế bù trừ hoạt động quá mức, lượng nước vượt quá nhu cầu cần thiết sẽ dẫn đến chảy nước mũi, bác sĩ Thảo cho hay.

Trên những người bị hen suyễn, chàm, dị ứng, người nhạy cảm với các chất kích thích từ môi trường và sự thay đổi nhiệt độ, tế bào mast thường nhạy cảm hơn, các thay đổi giãn nở mạch m.áu sẽ phản ứng mạnh hơn. Vì vậy, triệu chứng chảy nước mũi dễ xảy ra ở nhóm này. Ngoài ra, không khí lạnh có thể làm họ nghẹt mũi và hắt hơi.

Để phòng tránh sổ mũi, bác sĩ khuyên người dân ở vùng lạnh nên chủ động giữ ấm mũi miệng bằng khăn khi ra ngoài trời. Việc hít thở qua khăn sẽ làm ấm, cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt và chiếc khăn, giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi.

Khi ở nhà, tốt nhất nên chạy máy tạo độ ẩm hoặc dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi mà không làm tiết quá nhiều chất nhầy. Các thuốc thông mũi không nên dùng thường xuyên. Vì thuốc ngăn chặn sự tích tụ chất nhày chỉ trong thời gian ngắn và có thể gây chảy nước mũi nhiều hơn sau khi thuốc xịt mũi hết tác dụng.

Với y học cổ truyền, các loại thảo dược vị cay, tính ấm, có tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế… có tác dụng điều trị triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

Bác sĩ Thảo hướng dẫn làm trà gừng với 10 gram gừng, 10 đến 15 gram đường nâu như sau: cắt gừng thành từng lát và bỏ vào nước sôi, để nhỏ lửa đậy nắp lại từ 5 đến 10 phút. Thêm đường nâu vào sau. Uống khi còn nóng.

Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.

“Nếu liên tục chảy nước mũi, nước mũi đặc và có màu, có thể bạn đã mắc các bệnh về đường hô hấp, như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi họng cấp. Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách”, bác sĩ Thảo nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *