Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong dịp Tết

Ngày Tết, nhiều hiệu thuốc đóng cửa. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn trong gia đình những loại thuốc gì?

Tết đến, người người, nhà nhà vui tươi, háo hức đón năm mới, đón kì nghỉ dài nhất trong năm. Đây cũng là dịp hầu hết các cửa hàng trong đó có các hiệu thuốc ở khu vực dân cư đóng cửa. Và thật khó khăn để tìm thuốc nếu không may nhà có trẻ nhỏ, mắc những chứng bệnh thông thường như sốt, ho, chảy mũi, tiêu chảy… hoặc cần sơ cứu, cầm m.áu…

Vậy, chúng ta cần chuẩn bị những gì trong tủ thuốc gia đình?

chuan bi tu thuoc gia dinh trong dip tet 190 5534196

Nhiệt kế và thuốc hạ sốt

Ở t.rẻ e.m, sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp, là phản ứng bình thường của cơ thể trước một nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn), giúp chống lại sự n.hiễm t.rùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch.

Nhiệt kế có công dụng xác định chính xác tình trạng sốt của t.rẻ e.m và người lớn bằng cách đo thân nhiệt. Từ đó, có thể dùng thuốc hạ sốt cho đúng.

Thuốc hạ sốt: Nên lưu trữ cả dạng uống và dạng đặt h.ậu m.ôn, nếu gia đình có trẻ nhỏ. Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ đo tại nách từ 38,5 độ và tại h.ậu m.ôn từ 39,0 độ.

Cha mẹ chú ý sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất paracetamol với dạng bào chế phù hợp với từng độ t.uổi của trẻ, theo liều khuyến cáo là 10-15mg/kg/ lần, các lần cách nhau từ 4-6 giờ. Thuốc hạ sốt dạng đặt h.ậu m.ôn chỉ nên để dùng khi trẻ khó uống, nôn nhiều. Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, liều lượng chỉnh theo cân nặng của trẻ.

Nước muối sinh lý

Có thể sử dụng nước muối sinh lý loại dành riêng cho mắt để nhỏ mắt, rửa trôi bụi bẩn, các dị vật thông thường ở mắt hoặc nhỏ mũi. Với t.rẻ e.m, trong trường hợp nôn hoặc sặc lên mũi, có thể nhỏ mũi rồi giữ chặt miệng để trẻ hít vào.

Thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết niêm mạc mũi

Sử dụng trong trường hợp trong nhà có người bị ngạt tắc mũi. Lưu ý: t.rẻ e.m sử dụng nồng độ 0,05%, người lớn nồng độ 0,1%.

Dung dịch bù nước, bù điện giải oresol

Dung dịch oresol có tác dụng bù nước và điện giải khi có người bị tiêu chảy, nôn hoặc sốt nhiều, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Trong trường hợp t.rẻ e.m, mặc dù đã bù oresol đường uống đúng cách nhưng vẫn nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt mỏi, khát, tiểu ít…), cần đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.

Thuốc rối loạn tiêu hóa

Trong những ngày Tết, việc ăn uống không điều độ, khó kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhất là những thực phẩm chế biến sẵn; bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng, đi ngoài lỏng… Nên lưu trữ tạm thời các loại men tiêu hóa, thuốc chống đầy hơi…

Nếu kèm theo đi ngoài lỏng là sốt hoặc đi ngoài lỏng trên 10 lần/ngày, nhất thiết phải đến bệnh viện.

Nước súc họng, nước rửa tay khô

Trong thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn… và để phòng chống đại dịch Covid 19, các biện pháp vệ sinh mũi họng và vệ sinh bàn tay rất quan trọng. Cần thường xuyên súc miệng, họng và rửa tay sau mỗi khi đi ra ngoài, trở về nhà.

Bông, băng gạc, thuốc sát trùng…

Nên có sẵn trong nhà bông băng, cồn 70 độ, dung dịch betadine 10%… để dùng sơ cứu, cầm m.áu tại chỗ trước khi đưa tới cơ sở y tế khi bé lỡ bị xây xước, c.hảy m.áu lúc đùa nghịch.

Lời khuyên của bác sĩ

Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết, nhưng quan trọng hơn là cần trang bị kiến thức để có thể chăm sóc và xử trí đúng cách các vấn đề sức khỏe của người lớn và trẻ. Khi thấy việc xử trí tại nhà không hiệu quả thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cụ thể./.

[Thuốc&Dinh dưỡng] Ngộ độc thuốc ở t.rẻ e.m – cách sơ cứu ban đầu

Một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng Histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, t.huốc n.gủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại…

Người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ, vì không rõ liều dùng an toàn nên cho trẻ uống quá liều có thể làm cho trẻ bị ngộ độc. Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội” muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc.

Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc do người lớn bất cẩn để thuốc điều trị thường dùng trong các hộp đựng bánh làm trẻ nhỏ lầm tưởng là thức ăn hay “kẹo” nên bỏ vô miệng ăn dẫn đến bị ngộ độc.

thuocdinh duong ngo doc thuoc o tre em cach so cuu ban dau 3f0 5374860

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Một số phụ huynh thấy con biếng ăn thường xuyên, người gầy nên đã mua những “thần dược” không rõ nguồn gốc giúp trẻ “ham ăn chóng lớn” dẫn đến việc trẻ ngộ độc loại thuốc này.

Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do t.rẻ e.m t.ự t.ử được cấp cứu tại bệnh viện là do buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.

Dấu hiệu giá trị nhất trong việc xác định trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc là cha mẹ phát hiện xung quanh trẻ có những vỉ thuốc dở dang, những bao đựng thuốc bột bị xé hoặc những chai đựng thuốc của người lớn bị văng tung tóe…

Trẻ thực sự bị ngộ độc thuốc khi có những biểu hiện sau đây:Biểu hiện ở đường tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nhất, vì thuốc gây ngộ độc sau khi trẻ uống sẽ tác động trực tiếp tại đây khiến trẻ kêu đau bụng nhiều, trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều, một số trẻ bị tiêu chảy.

Biểu hiện ở đường hô hấp: Trẻ đột ngột ho sặc sụa nhất là trẻ nhỏ vì tâm lý hoảng sợ, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, thậm chí khó thở.

Biểu hiện ở hệ thần kinh: Với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, như trẻ bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.

Biểu hiện tăng tiết: Trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.

Để sơ cứu đúng cách, cha mẹ cần xác định xem trẻ đã uống nhầm loại thuốc gì? Với liều lượng bao nhiêu? Cần mang theo mẫu thuốc hoặc chai/lọ đựng thuốc mà trẻ đã uống báo cho bác sĩ biết, sẽ giúp trẻ được điều trị tích cực bằng những biện pháp giải độc thích hợp nhất, giúp trẻ vượt qua cơn nguy hiểm nhanh chóng.

Khi biết trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, quan sát trẻ thấy còn phản ứng tốt, cha mẹ hãy giúp trẻ nôn/ói để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể, cha mẹ có thể dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích nhẹ nhàng vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà) giúp trẻ có thể nôn/ói bớt loại thuốc đã uống, chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.

Tuyệt đối không được gây nôn trong trường hợp trẻ đã bị hôn mê, trẻ đang lên cơn co giật, đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ trẻ vừa bị ngộ độc thuốc vừa uống nhầm hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như axít, bazơ hoặc xăng dầu, người lớn tuyệt đối không được gây nôn cho trẻ.

Nếu trẻ than đau rát vùng họng phụ huynh có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc sạch hoặc nước sôi nguội để làm dịu cơn đau, chú ý cho trẻ uống thật từ từ để tránh tình trạng trẻ bị nuốt sặc.Sau sơ cứu ban đầu, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *