Viêm họng cấp khởi phát đột ngột với các triệu chứng đau rát họng, sốt 39-40 độ C, ho, nghẹt mũi khiến người bệnh khó chịu.
Viêm họng cấp sẽ khỏi sau 5-7 ngày nếu điều trị đúng phác đồ. Ngược lại, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm họng mạn hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản… ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Viêm họng cấp dùng thuốc gì?
Thuốc viêm họng cấp được sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc. Thông thường viêm họng cấp mới chớm xuất hiện các triệu chứng thì chỉ cần vệ sinh họng miệng tại chỗ, chưa cần dùng đến thuốc. Với các trường hợp nặng hơn, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều lượng đã được chỉ định để đem lại hiệu quả và an toàn. Một số thuốc thường dùng như:
Thuốc kháng sinh: 70-80% nguyên nhân gây viêm họng và các bệnh đường hô hấp nói chung là do virus, chỉ 20-30% là do vi khuẩn. Chính vì vậy chỉ sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây viêm họng cấp là do vi khuẩn, với nguyên nhân virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.
Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh là ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật khiến chúng không sinh sôi và gây bệnh, kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Một số kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm họng cấp gồm amoxicillin, cephalexin, erythromycin,…
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để làm giảm tình trạng sốt, đau rát họng, khó nuốt. Thường sử dụng các thuốc như paracetamol, aspirin… Cần lưu ý, nếu dùng hạ sốt thì chỉ nên dùng khi người bệnh sốt trên 38,5 độ C với liều lượng 10-15mg/kg với mỗi 4-6 giờ/lần. Không sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ bởi có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây phù gan, não rất nguy hiểm. Có thể sử dụng thuốc chống viêm làm giảm nhanh triệu chứng sưng, phù nề tại họng như ibuprofen, diclofenac,…
Thuốc ho: Cơ chế chung của các thuốc ho là ức chế trung tâm gây ho, làm giảm ho nhanh chóng. Thường sử dụng codein, thuốc ngậm hay siro ho để làm giảm kích ứng ở cổ họng, giảm ngứa họng và ngăn ngừa cơn ho hiệu quả. Nếu người bệnh ho có đờm, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc long đờm như acetylcystein.
Ngoài việc dùng thuốc có thể sử dụng dung dịch súc miệng, súc họng chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, giảm sưng, phù nề nhanh chóng. Các bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp hoàn toàn có thể kiểm soát sớm khi bị viêm nhiễm hô hấp trên và ưu tiên các biện pháp điều trị tại chỗ, vệ sinh đường hô hấp như vệ sinh tai mũi họng, súc họng.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng.
Một số sai lầm khi sử dụng thuốc trị viêm họng cấp
Tự ý mua thuốc sử dụng: Việc tự ý mua thuốc mỗi khi ho, sốt, đau họng đang diễn ra ngày càng nhiều. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi tự ý dùng kháng sinh. Tự ý dùng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí tai biến nguy hiểm đến tính mạng.
Việc tự ý dùng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, bệnh khó điều trị hơn. Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào cũng nên tới cơ sở y tế khám để có chỉ định dùng thuốc chính xác nhất, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.
Không uống đủ liều: Nếu uống thuốc theo đúng liều lượng, đúng chỉ định của bác sĩ, thông thường các triệu chứng viêm họng cấp sẽ giảm sau 2-5 ngày. Ngược lại, nếu không uống đủ liều, bỏ thuốc giữa chừng, bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày, thậm chí không khỏi và gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh viêm họng cấp cần: chườm ấm tại các vị trí trán, nách, bẹn để hạ nhiệt; bổ sung oresol và các loại nước ép hoa quả để bù nước, điện giải cũng như tăng cường sức đề kháng; nghỉ ngơi hợp lý, phòng ngủ cần được thông thoáng, sạch sẽ; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ ăn mềm hoặc dạng lỏng dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm cay nóng bởi có thể gây kích ứng họng và khiến bệnh trở nặng hơn.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, có nên đưa đi viện không?
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Khi bé bị viêm họng cấp sẽ khiến cho bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc.
Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời có thể sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bé bị viêm họng cấp sốt mấy ngày và khi nào nên đưa bé đi viện?
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?
Nhìn chung, hầu hết những bệnh liên quan đến viêm họng thường dễ khiến trẻ bị sốt nhẹ trong khoảng từ 3-4 ngày, nhiệt độ có thể lên tới 39-40 độ C. Nếu như bé bị viêm họng cấp và sốt cao liên tục do cảm lạnh, thời gian bé cần phục hồi sẽ khoảng từ 7-10 ngày.
Hầu hết những bệnh liên quan đến viêm họng thường dễ khiến trẻ bị sốt nhẹ trong khoảng từ 3-4 ngày. (Ảnh minh họa)
Thời gian phục hồi của bé sẽ lâu hơn nếu như bé bị viêm họng cấp do viêm họng, viêm amidan, bệnh tay chân miệng. Nếu như không được kiểm soát, trẻ bị sốt cao có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp
Ngoài việc quan tâm đến việc viêm họng cấp sốt mấy ngày ở trẻ, mẹ cũng cần chú ý đến những nguyên nhân đã gây nên tình trạng này. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp gây nên sốt như:
– Bệnh tay chân miệng: Thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi do các loại virus gây ra. Triệu chứng bao gồm sốt, đau miệng, đau họng. Ngoài ra, bé cũng có thể xuất hiện một số mụn nước, vết loét ở trong miệng làm khó khăn khi nhai nuốt hoặc những nốt mụn nước, mẩn đỏ tại vùng tay, chân, miệng và mông bé.
– Viêm amidan: Thường gặp ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm virus. Trẻ bị viêm amidan có biểu hiện sốt, quấy khóc, chảy nước dãi, bỏ ăn, khó nuốt.
– Cảm lạnh: Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho cơ thể trẻ rất dễ bị ốm làm gia tăng tình trạng viêm họng. Những triệu chứng thường gặp nhiều nhất là nghẹt mũi, sổ mũi.
– Viêm họng liên cầu khuẩn: Là dạng bệnh không phổ biến ở trẻ dưới 3 t.uổi nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng cấp khiến bé đau họng. Những triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ bao gồm amidan rất đỏ, sốt, hạch bạch huyết trên cổ bị sưng lên.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đưa đến viện?
Nếu như bé bị viêm họng cấp có những tình trạng, biểu hiện sau đây, mẹ nên đưa bé đi viện để gặp bác sĩ ngay, không nên tự do điều trị viêm họng cấp cho bé tại nhà.
– Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không khỏi (quá 3-4 ngày), tình trạng ngày càng nặng hơn.
– Trẻ dưới 3 tháng t.uổi sốt và trên 38 độ C. Cha mẹ không được tự điều trị ở nhà bằng thuốc kháng sinh vì trẻ có thể bị dị ứng với thuốc, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
– Trẻ bị ho nhiều, buồn nôn, ho khàn hoặc nôn nhiều.
Cha mẹ không được tự điều trị ở nhà bằng thuốc kháng sinh vì trẻ có thể bị dị ứng với thuốc, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp tại nhà
Theo chia sẻ của bác sĩ Bùi Anh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, nếu như trẻ bị viêm họng cấp và đang sốt cao thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt. Nếu chưa thể đến ngay được cơ sở y tế thì người nhà có thể xử lý ngay tại gia đình hoặc tại lớp học (với trẻ đã đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo).
– Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, nên dùng loại thuốc hạ sốt đơn thuần theo liều lượng như sau:
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng/tuổi là 40mg;
Đối với t.rẻ e.m từ trên 3 tháng – 11 tháng/tuổi là 80mg;
Đối với trẻ từ 12 tháng – 24 tháng/tuổi là 120mg;
Đối với trẻ trên 24 tháng/tuổi thì dùng 10mg/kg (kg tính theo cân nặng).
Trẻ nên được chăm sóc cẩn thận khi bị sốt do viêm họng cấp. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cứ cách khoảng 6 giờ thì mới được dùng lại trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao trên 38 độ C. Với paracetamol, cha mẹ có thể cho trẻ uống hoặc đặt qua đường h.ậu m.ôn.
– Khi trẻ bị sốt nhưng vẫn chưa sốt đến mức cần dùng đến thuốc hạ nhiệt thì có thể dùng nước ấm (chú ý là nước phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 20 độ C) để lau vào vùng nách, trán, bẹn cho trẻ. Đặc biệt là không được dùng nước lạnh hoặc nước đá.
– Trong khi trẻ bị sốt, cần phải được uống nhiều nước hơn (tốt hơn hết là dùng loại dung dịch oresol) và nước ép hoa quả.
Nếu như trẻ vẫn không hạ sốt và bệnh vẫn không đỡ thì cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để khám và xác định bệnh, điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi đã có sự chỉ định điều trị của bác sĩ khám thì cha mẹ nên thực hiện nghiêm túc cho trẻ uống thuốc theo đơn, uống đúng và đủ liều, đúng theo thời gian quy định. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được phép tự ý mua các loại thuốc kháng sinh để tự ý điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà.