Nên dùng thuốc gì để trị cúm?

Virus cúm dễ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.

Gia đình tôi có 5 người thì 4 người đã lây nhau bị cúm. Với cùng triệu chứng sốt, đau nhức toàn thân, sổ mũi và ho kéo dài. Mặc dù tôi đã mua thuốc cảm cúm và thuốc ho về để điều trị triệu chứng, nhưng mấy tuần rồi vẫn không hết. Xin cho biết tôi có thể dùng kháng sinh để trị bệnh không?

Nguyễn Thúy Hà (Hà Nội)

Khi thời tiết lạnh cũng là lúc bệnh cúm được đà phát triển. Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện như bạn đã mô tả. Virus cúm dễ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.

nen dung thuoc gi de tri cum 8a2 5534613

Về điều trị, thì nguyên tắc đầu tiên là cần ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Tức là nếu ho nhiều thì dùng thuốc điều trị ho, nếu sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc điều trị ho, tùy thuộc vào tình trạng ho để lựa chọn thuốc (ho khan, ho có đờm…). Nếu bạn dùng sai thuốc ho cũng không mang lại hiệu quả, vì thế nếu bạn chưa đi khám được thì có thể miêu tả triệu chứng ho để dược sĩ có thể tư vấn loại thuốc ho phù hợp. Nên dùng paracetamol để hạ sốt đúng hàm lượng theo tỷ lệ cân nặng, không nên dùng aspirin để hạ sốt, đặc biệt là đối với t.rẻ e.m.

Về kháng sinh, hoàn toàn không có tác dụng đối với virus cúm. Thông thường nếu bị cúm nhẹ thì khoảng 1 tuần cơ thể sẽ tự đào thải virus và bệnh sẽ thoái lui. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có t.rẻ e.m, người già, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận… mắc cúm, có thể bệnh sẽ kéo dài và biến chứng viêm phổi, viêm não và gây nguy hiểm. Bạn cần đưa đến bệnh viện để khám và chỉ định xét nghiệm và có hướng điều trị cụ thể.

Trường hợp nặng cần được chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp, nhưng phải được điều trị và theo dõi tại bệnh viện, không tự điều trị tại nhà.

Để phòng bệnh thì cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tốt nhất là nên tiêm phòng. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Nhiều loại vắc-xin cúm đã được sử dụng trong hơn nửa thế kỷ năm qua. Các vắc-xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%.

Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét

Nếu không được chăm sóc và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ rất dễ bị tổn thương do sức đề kháng chưa hoàn thiện.

Trong điều kiện thời tiết lạnh, đường hô hấp của trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn và gặp các vấn đề liên quan viêm hô hấp trên, dưới. Một số bệnh khá phổ biến là viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phê quản, viêm phổi…

Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp cho trẻ cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh.

sai lam cua nguoi lon khien tre de om nang khi troi ret 163 5498358

Một số sai lầm của cha mẹ có thể khiến trẻ dễ bị bệnh liên quan đường hô hấp hơn. Ảnh minh họa: Huffpost Canada.

“Nhiều cha mẹ mặc quá nhiều quần áo và nghĩ rằng có thể giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đùa nghịch, mồ hôi có thể ngấm ngược vào quần áo và khiến bé bị nhiễm lạnh hơn”, tiến sĩ Hồng Hanh nói.

Một sai lầm khác là khi trẻ ốm, một số cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì lo trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Hành động này là không hợp lý vì cơ thể trẻ đang phát triển, đặc biệt, nhiều bé chơi đùa nhiều sẽ ra mồ hôi.

Do đó, tiến sĩ Hanh khuyến cáo: “Dù trẻ đang sốt, ho hay viêm mũi, viêm họng, chúng ta vẫn nên lau người sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày cho con. Thậm chí, cha mẹ có thể tắm cho trẻ trong phòng ấm nhưng cố gắng làm nhanh, lau khô người và mặc quần áo ấm cho trẻ”.

Giám đốc Trung tâm Hô hấp cũng gợi ý một số phương pháp phòng tránh bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Vị chuyên gia này khuyến cáo gia đình nên vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày, giữ ấm nhưng không để trẻ quá nóng và tránh nhiễm lạnh do mồ hồi.

Khi đưa trẻ ra ngoài, cha mẹ cần mặc quần áo ấm, quàng khăn, đội mũi, đeo tất tay, chân và khẩu trang cho con nhằm phòng nguy cơ nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi…

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp. Ngoài đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa trong chế độ ăn, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, rau quả và lượng nước cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, chúng ta nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.

Biện pháp phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả khác là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, chúng ta nên tránh để bé tiếp xúc với các trẻ khác bị ốm, sốt hoặc ho.

Khi trẻ có dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, thuốc hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú hay nôn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *