Một số thuốc tuyệt đối không nên nghiền khi uống. Kể cả khi nuốt thuốc cũng cần đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng.
Những loại thuốc không nên nghiền khi uống
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thường có những chữ cái như m/r, LA, SA, CR, XL hoặc SR ở cuối tên thuốc. Đôi khi, tên thuốc được thay thế bằng những chữ như “Retard” hoặc “Slow”.
Thuốc được bào chế có tác dụng kéo dài. Cơ chế hấp thu chậm của thuốc có thể gây hại nếu nghiền khi uống. Sự phá vỡ của vỏ bọc thuốc có thể khiến bệnh nhân phải chịu đựng nồng độ thuốc quá cao, gây độc hoặc quá liều, tiếp theo là nồng độ thuốc lại quá thấp làm ảnh hưởng đến hoạt tính của liệu pháp. Nhóm thuốc này gồm có:
– Verapamil m/r: Chữa loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp.
– Propranolo m/r: Chữa lo lắng, bất an.
– Felodipine m/r: Chữa cao huyết áp, đau thắt ngực.
– Diclofenac: Chữa viêm tấy và giảm đau.
Nếu nghiền, thành phần morphine của thuốc phát tán nhanh hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây t.ử v.ong. Nifedipine, một loại thuốc chữa cao huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nếu nghiền khi uống.
Thuốc có vỏ bọc polymer: Thông thường, những loại thuốc này được nhận diện bởi hai chữ EN hoặc EC ở cuối tên thuốc, được bào chế để không bị phát tán trong dạ dày. Nếu vỏ bọc thuốc bị phá vỡ, có thể tăng nguy cơ gây kích ứng hoặc tổn hại dạ dày, giảm hiệu ứng của thuốc do giảm sút lượng a xít của các thành phần hoạt tính, hoặc sự phát tán của thuốc. Nhóm thuốc này gồm có:
– Diclofenac e/c.
– Naproxen a/c.
– Sulfasalazine e/c.
Bất kỳ loại thuốc nào có vỏ bọc polymer đều gây kích ứng dạ dày hoặc miệng nếu nghiền trước khi uống. Ngoài ra, còn có hai loại thuốc khác là atomoxetine và alendronate.
Thuốc có vỏ bọc đường hoặc màng phim: Khi bị phá vỡ, màng phim hoặc vỏ bọc đường của thuốc có thể giảm nhanh chóng hoạt tính của thành phần của thuốc, khiến thuốc có mùi khó chịu và gây khó khăn khi nuốt. Chúng cũng có thể gây kích ứng da bệnh nhân hoặc người chăm sóc. Nhóm thuốc này gồm có:
– Quinine sulphate.
– Ibuprofen.
Thuốc về nội tiết hoặc chứa steroid: Khi nghiền, thuốc có thể bay trong không khí và giảm liều lượng khi sử dụng. Nhóm thuốc này gồm có:
– Tamoxifen.
– Methotrexate.
Thuốc chữa ung thư ngực Tamoxifen rất nguy hiểm nếu nghiền khi uống, đặc biệt khi bạn đang mang thai.
Loại thuốc viên phản ứng kéo dài: Nhiều loại thuốc viên có phản ứng kéo dài có thể nguy hiểm nếu nghiền khi uống. Ngay cả những thuốc chữa bệnh dị ứng như fexofenadine hoặc pseudoephedrine bán tại các hiệu thuốc Tây đều nằm trong danh sách “Những thuốc không nên nghiền khi uống”.
Nuốt thuốc với dịch lỏng
– Nhấp một ngụm nước: Chỉ cần nhấp một ngụm nước, thuốc sẽ trôi thẳng xuống cuống họng mà không có cảm giác khó chịu. Nên uống nước mát thay vì nước lạnh.
– Nuốt một miếng kẹo nhỏ. Thực hành cách này nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái mỗi khi uống thuốc, sau đó nuốt miếng kẹo tiếp theo. Thực hành mỗi ngày trong 10 phút đến khi bạn nuốt một miếng kẹo có kích thước và hình dạng giống với viên thuốc cần uống.
– Uống nhiều nước trước: Một số người thích uống nhiều nước thay vì ngụm nước trước khi nuốt thuốc. Hãy thử tưởng tượng trong miệng của bạn không có viên thuốc nào cả và nuốt. Nếu mắc nghẹn, cố gắng làm điều ngược lại bằng cách để viên thuốc trong miệng trước rồi sau đó, uống nhiều nước.
– Uống nước ép hoa quả hoặc nước ép nho: Cần kiểm tra để bảo đảm nước ép không gây đối kháng với thuốc. Thức uống chứa gas trực tiếp từ chai có thể hữu ích, vì bọt của nó lấn át mùi của thuốc. Một số người dùng ống hút để uống nước hoặc thức uống dạng lỏng khác, vì lực hút dùng để kéo chất lỏng của ống hút giúp thuốc dễ nuốt hơn.
9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh
Tất cả những gì bạn cần làm để giữ sức khỏe khi trời lạnh là từ bỏ một vài thói quen xấu. Nếu dừng thực hiện 9 điều sau đây, bạn không những không bị ốm mà còn có thể tận hưởng thời tiết lạnh một cách thoải mái.
Sử dụng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ra ngoài
Môi trường lạnh khiến đường mũi của bạn trở nên hẹp hơn. Nếu chúng ta “trợ giúp” chúng bằng một chút thuốc nhỏ mũi, màng nhầy sẽ không thể bảo vệ chúng ta chống lại vi sinh vật hoặc làm ấm không khí mà chúng ta hít vào. Tốt hơn là bạn chỉ nên xì mũi trước khi ra ngoài.
Thở bằng miệng khi ở ngoài trời
Khi thở bằng miệng, bạn không thể làm không khí ấm lên hoặc cung cấp độ ẩm cho không khí, và điều này làm tăng khả năng bị đau thắt ngực. Để tránh điều này, chỉ cần thở bằng mũi, chậm và sâu.
Che mũi và miệng bằng khăn quàng cổ
Trong thời tiết lạnh, hơi nước mà chúng ta thở ra có thể chuyển thành băng nếu nó rơi thẳng vào chất liệu của khăn hoặc áo khoác. Không khí sau đó đi qua lớp bảo vệ đóng băng của bạn sẽ lạnh hơn so với khi không có lớp chắn đó. Điều này có thể gây đau thắt ngực và viêm phế quản và kích ứng da. Nếu thực sự cần thiết, bạn có thể che mặt, nhưng không che mũi.
Chạy về nhà khi thấy run rẩy
Khi có dấu hiệu lạnh đầu tiên, bạn nên ghé vào một nơi nào đó ấm áp (chẳng hạn như cửa hàng hoặc quán cà phê) trong vài phút để làm nóng và lấy lại hơi thở, sau đó tiếp tục lên đường. Đừng bắt đầu lao nhanh hơn khi bạn đã lạnh.
Mặc quần áo bó sát và đi giày chật
Cả quần áo và giày dép quá chật đều đảm bảo bạn lạnh nhanh hơn trong thời tiết lạnh giá. Nếu bạn chọn những món đồ hơi rộng rãi, không khí giữa các lớp áo sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể bạn.
Uống thứ gì đó nóng trước khi ra ngoài 30 phút
Trà nóng làm tăng lưu thông m.áu và cải thiện cơ chế bảo vệ của cơ thể. Nhưng nó cũng làm cho các mạch m.áu mở rộng. Điều này có nghĩa là khi bạn bước ra ngoài trời lạnh, bạn sẽ mất nhiều nhiệt trong cơ thể rất nhanh. Nếu bạn thực sự cần một thức uống, tốt hơn là nên đi uống nước hoặc bất cứ thứ gì ấm hơn là nóng.
Ra ngoài trời lạnh khi đói bụng
Để tạo ra thân nhiệt, chúng ta cần năng lượng, nếu không chúng ta sẽ đóng băng rất nhanh. Đây là lý do tại sao bạn cần ăn ngay khi cảm giác đói xuất hiện. Ít nhất, bạn nên ăn nhẹ và một tách trà nóng ở nơi có hệ thống sưởi.
Bôi kem ngay trước khi ra ngoài
Khi bạn thoa kem lên da, trong 30 – 40 phút đầu tiên, chúng sẽ làm nước bốc hơi khỏi da. Trong điều kiện lạnh, điều này dẫn đến làm mát và tổn thương da. Vì vậy, bạn nên tránh ra ngoài trời ít nhất 30 phút sau khi thoa kem dưỡng da, hoặc tránh sử dụng hoàn toàn các loại kem có gốc nước.
Làm ấm với rượu khi ra ngoài
Bạn sẽ cảm thấy ấm chỉ trong 30 – 40 phút sau khi uống rượu. Sau thời điểm này, cơ thể bạn sẽ bắt đầu hạ nhiệt rất nhanh. Hơn nữa, não của bạn có thể không phản ứng đầy đủ với mối nguy hiểm này, không gửi tín hiệu rằng bạn đang trở nên lạnh hơn. Tốt hơn là chỉ nên uống khi ở nhà.