Trị hôi miệng triệt để từ bên trong

Hôi miệng không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến người mắc cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Chứng hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, thông thường nhất là tại răng-nướu-lưỡi tại chỗ như Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi, viêm răng, sâu răng. Đến nguyên nhân tai mũi họng như: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…

Một số bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp cũng biểu hiện bằng hôi miệng (hơi thở hôi).

Một nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở mà bạn không ngờ tới đó là chứng nhiễm ký sinh trùng trong người. Mặt khác, hôi miệng cũng có thể là do bệnh lý tiểu đường, n.hiễm t.rùng phổi hoặc do bệnh nhân sử dụng thuốc chống dị ứng hay thuốc chống trầm cảm ba vòng.

tri hoi mieng triet de tu ben trong 56c 5530299

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nếu hôi miệng do thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị khỏi tại nhà. Đồ họa: Minh Quang

Thông thường, để kiểm soát triệu chứng hôi miệng, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó cũng nên có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng t.huốc l.á gây khô miệng và hôi miệng.

Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.

Những thực phẩm “diệt sạch” hôi miệng

Lá ổi: Trong lá ổi có chứa nhiều tannin, oxalic, phosphoric… không chỉ làm trắng răng mà còn khử mùi hôi miệng rất hiệu quả.

Bạn nên dùng khoảng 8 – 10 búp ổi non, rửa sạch bụi và vò nát. Sau đó đem đun với khoảng 300ml nước sạch, đun nhỏ trong khoảng 10 phút sau khi sôi. Lọc lấy nước cốt, hòa cùng một chút muối và súc miệng mỗi ngày 3 lần, mùi hôi miệng sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần kiên trì thực hiện.

Sữa chua: Mùi hôi miệng một phần cũng do tiêu hóa kém, ăn sữa chua thường xuyên giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy, vitamin D có trong sữa chua ức chế hoạt động của vi khuẩn, làm chúng không thể tạo mảng bám trên răng.

Chanh: Trong chanh chứa lượng axit cao, giúp tẩy và khử mùi hôi của răng miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa chút nước cốt chanh, một ít mật ong và nước ấm, uống hằng ngày để có hơi thở thơm mát. Hoặc bạn có thể hòa nước cốt chanh và ít muối, làm nước súc miệng hằng ngày để điều trị chứng hôi miệng.

Nước vo gạo: Nước gạo có tác dụng làm sạch mảng bám đóng quanh răng và giúp miệng được sạch sẽ, thơm tho hơn. Sau khi vo gạo xong, hãy dùng nước để đ.ánh răng hoặc súc miệng. Hay bạn có thể kết hợp nước vo gạo với mật ong, nước cốt chanh, rau diếp cá để chữa chứng bệnh này.

Mùi tàu: Trong mùi tàu chứa protid, phosphor, vitamin C, glucid…giúp t.iêu d.iệt vi khuẩn gây mùi, tạo hương thơm cho vùng miệng. Bạn nên lấy lá mùi tàu, sắc lấy nước, cho thêm ít muối vào hòa tan. Dùng nước này để súc miệng hằng ngày sẽ mang đến hiệu quả cao.

Những cách chữa hôi miệng dứt điểm mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu hôi miệng do bệnh lý thì cần gặp bác sĩ để điều trị.

Bài thuốc chữa viêm lợi, hôi miệng

Viêm lợi, miệng hôi là bệnh rất hay gặp ở t.rẻ e.m, Đông y gọi cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng; hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ.

T.rẻ e.m thường có biểu hiện l.ở l.oét môi miệng, miệng hôi, kèm theo chảy nước dãi; nước mũi chảy nhiều; chân răng ra m.áu sau khi ăn, đ.ánh răng, xỉa răng. Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Trẻ chậm phát triển, ăn uống kém, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng, người mệt mỏi, da khô ráp, mạch tế sác. Phương pháp điều trị là thanh vị khu phong, bài trùng.

bai thuoc chua viem loi hoi mieng df7 5305329

Cam thảo là vị thuốc trong bài Cam lộ ẩm – bài thuốc hay trị viêm lợi răng, hôi miệng ở t.rẻ e.m.

Bài thuốc uống

Bài 1 – Cam lộ ẩm: cam thảo 4g, tỳ bà diệp 5g, chỉ xác 5g, thiên môn đông 6g, mạch môn 6g, sinh địa 6g, thục địa 6g, nhân trần 6g, thạch hộc 6g, hoàng cầm 6g. Sắc uống trong ngày.

Bài 2: ý dĩ 70g, hoài sơn 100g, hạt sen 100g, đậu ván trắng 100g, mạch nha 70g, gạo nếp 200g, sơn tra 70g, sử quân tử 30g, thần khúc 30g, đường trắng vừa đủ làm viên. Các vị sao vàng tán bột mịn; đường trắng hòa ít nước và cô lại thành châu, làm viên bằng hạt đậu xanh; sấy khô, đóng lọ kín. T.rẻ e.m 1-3 t.uổi, mỗi lần uống 10-20 viên; từ 3-7 t.uổi, mỗi lần 20-40 viên; từ 7-12 t.uổi, mỗi lần uống 40-50 viên. Ngày uống 2 lần, uống với nước ấm. Trị các chứng cam tích, trẻ ăn uống kém, gầy còm, giun sán, đại tiện phân sống.

Bài 3: ý dĩ 80g, cúc hoa 40g, cốc tinh thảo 12g, hồ tiêu 8g, sử quân tử 40g, uy linh tiên 20g, dạ minh sa 8g. Sử quân tử ngâm nước nóng, bóc hết màng, bỏ hai đầu nhọn; cốc tinh thảo bỏ cuộng. Các vị sao vàng, tán bột mịn; đóng gói 4g, dán kín. T.rẻ e.m 1-2 t.uổi, mỗi lần 1/2 gói; 2-5 t.uổi, mỗi lần uống 1- ,5 gói; 5-10 t.uổi, mỗi lần 2 gói. Ngày uống 2-3 lần. Trị t.rẻ e.m bụng to, hôi miệng, thối răng, toét mắt. Lưu ý kiêng các chất cay nóng.

bai thuoc chua viem loi hoi mieng ba3 5305329

Viêm răng lợi, hôi miệng (Đông y gọi Cam miệng) rất hay gặp ở trẻ nhỏ.

Thuốc tại chỗ

Bài 1 – Thuốc trị nha cam: đồng thanh 4g, bằng sa 4g, xuyên tiêu 10g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, xát thuốc vào chân răng.

Bài 2 – Thuốc cam xanh: thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến. Mỗi lần dùng 0,05g – 0,1g. Súc miệng sạch, dùng tăm bông chấm thuốc vào chân răng và lợi; giữ thuốc tại chỗ đau càng lâu càng tốt (bôi thuốc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ). Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi: lấy bột thuốc bằng nửa hạt gạo, thêm 1 giọt mật ong, dùng ngón tay nghiền trộn đều, bôi lên lợi (cam miệng) hoặc lên lưỡi (bị tưa lưỡi); ngày 1 lần. Thuốc có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Bài 3: thanh đại 2g, hùng hoàng 2g, băng phiến 2g, bạch phàn 4g, bằng sa 4g, lô hội 4g. Các vị tán bột mịn. Súc miệng sạch, chấm thuốc vào chân răng và lợi.

Để phòng bệnh viêm lợi, miệng hôi cần vệ sinh răng miệng hàng ngày; súc miệng nước muối và ngậm thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi răng đau, chân răng sưng đau cần kiểm tra và chữa trị sớm. Ăn thức ăn mềm dễ nhai, không ăn thức ăn cay nóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *