Ai không nên chơi trò cảm giác mạnh?

Vụ một học sinh t.ử v.ong và hai học sinh khác bị thương nặng khi văng khỏi tàu lượn siêu tốc ở Phú Thọ khiến nhiều phụ huynh hoang mang về sự an toàn của các trò chơi mạo hiểm tại Việt Nam.

ai khong nen choi tro cam giac manh ac6 5537195

Người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hở van tim dễ gặp sự cố khi chơi trò mạo hiểm

Thế nhưng, dưới góc nhìn của bác sĩ, kể cả khi không có yếu tố nguy hiểm, không phải ai cũng nên trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh.

Tai nạn từ trò chơi mạo hiểm dễ xảy ra vào dịp Tết

Từ vụ tai nạn tàu lượn siêu tốc mới xảy ra ở Phú Thọ, bác sĩ Vũ Công Tầm – Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – không khỏi rùng mình khi nhớ lại một tai nạn tương tự mà anh là người cấp cứu cho nạn nhân bị tàu lượn siêu tốc kéo lê trước khi văng xuống đất.

“Người nhà cho biết khi tàu lượn siêu tốc ở công viên sắp chạy, bé Q.N. 10 t.uổi hoảng sợ nên bước xuống, không may bị tàu kéo lê và văng xuống đất…”.

Các bác sĩ nhận định nạn nhân bị chấn thương rất nặng. Sau ca mổ kéo dài sáu giờ với sự tham gia của nhiều bác sĩ, cuối cùng nạn nhân mới thoát khỏi án tử.

ai khong nen choi tro cam giac manh ec1 5537195

Bệnh nhi N. được cấp cứu khi đi tàu lượn siêu tốc ngày tết

Hiện tại, dư luận vẫn đang dõi theo sức khỏe hai học sinh đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Hà Nội) sau khi văng khỏi tàu lượn siêu tốc ở khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Trải qua 3 giờ phẫu thuật cắt lọc xương, em N.L.P. (học sinh lớp 11 Trường THPT Đông Anh) – một trong hai nạn nhân bị thương – cho biết toàn thân em đau nhức, bầm tím sau va chạm, cánh tay phải được băng bó cố định.

P. kể: “Khi tàu đi được hai đoạn cua, em nghiêng người, nhắm mắt lại, chỉ vài giây sau đã thấy toa ghế mình ngồi bị chao đảo văng ra khỏi tàu. Mở mắt ra, em thấy toa tàu em ngồi vỡ làm đôi, lao thẳng vào cột sắt, tay phải bị va chạm đến biến dạng. Nhìn xuống dưới, em thấy bạn H. rơi xuống thảm cỏ, còn bạn A. bị văng ra khỏi toa rơi xuống mặt bê-tông nằm bất tỉnh. Các toa phía trên tiếp tục chạy về điểm xuất phát”.

Không phải ai cũng có thể tham gia trò chơi cảm giác mạnh

Gần tết, nhiều khu vui chơi quảng bá rầm rộ những trò chơi “mạo hiểm nhất Việt Nam”. Chẳng hạn, tháp rơi tự do Sky Drop: từ mặt đất người chơi được đẩy lên độ cao tương đương tòa nhà bảy tầng, sau đó “vút” một cái là chân chạm đất. Nhiều du khách mô tả cấp độ của trò chơi này là: “tim rớt ra ngoài, mông không chạm ghế, thét không thành tiếng”.

Hoặc trò đu dây văng (Swing Carousel) tư thế xoay tròn, xoay nghiêng ở độ cao 3m; tàu lượn cao tốc Roller Coaster luôn thay đổi tốc độ và hướng đi đột ngột nhằm đem đến cho người chơi cảm giác sợ hãi đến nghẹt thở.

Còn trò đu quay cảm giác mạnh (Evolution) mới là thử thách mạnh nhất mà nhiều người ưa mạo hiểm cũng phải dè chừng. Tốc độ, độ cao và âm nhạc sẽ là ba yếu tố khiến người chơi như lạc vào một thế giới không trọng lượng, nhất là khi vòng quay lên cao đến 20m và xoay tròn, lật ngược, xoay ngửa… trượt b.ắn lên không trung.

ai khong nen choi tro cam giac manh 4c6 5537195

Trò đu quay cảm giác mạnh (Evolution)

Bác sĩ Đinh Tấn Phương – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 – cảnh báo: “Trò chơi cảm giác mạnh phải chia theo độ t.uổi, cân nặng, chiều cao người chơi, đảm bảo tuân thủ nghiêm các nguyên tắc an toàn.

Ba mẹ cần nắm rõ quy định của trò chơi. Nhắc nhở trẻ chú ý nghe và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên khu vui chơi. Tốt nhất ba mẹ nên tham gia trò chơi cùng bé, để kiểm tra mức độ mạnh của trò chơi. Phải kiểm tra xem ghế ngồi và các thiết bị an toàn trước khi cho trẻ tham gia.

Đặc biệt, ba mẹ không được rời mắt khỏi con mình khi trẻ đang tham gia các trò chơi cảm giác mạnh. Khi xảy ra trục trặc, cần ngồi yên tại chỗ, ra hiệu cho đội an ninh kiểm tra và đưa tới khu vực an toàn.

Theo bác sĩ Phương, xung quanh trẻ luôn có rất nhiều rủi ro rình rập. Vì vậy, ba mẹ cần theo sát trẻ, tính toán những rủi ro có thể xảy ra và đề phòng. Không nên phó thác trẻ cho nhân viên an ninh khu vui chơi, vì chỉ cần một sơ suất tai nạn thương tâm có thể xảy ra.

Bác sĩ Huỳnh Bảo Quốc – Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM – chia sẻ nhiều khu vui chơi có quy định lứa t.uổi, chiều cao của trẻ phù hợp với từng trò chơi nhưng nhiều cha mẹ vẫn cưng chiều, cho trẻ nhỏ chơi trò của trẻ lớn… dẫn đến nguy hiểm. Chẳng hạn, trẻ dưới hai t.uổi dễ bị hội chứng rung lắc.

Ở độ t.uổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm khoảng 14 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, x.ương s.ọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và x.ương s.ọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đ.ập vào x.ương s.ọ gây tổn thương não nặng nề.

Hội chứng rung lắc ở t.rẻ e.m được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não do tai nạn xe. Nhiều người lớn nghĩ rằng bế bé trên tay sẽ an toàn khi chơi trò “nặng đô” nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Vì với tốc độ của trò chơi, ngay cả người lớn cũng khó kiểm soát được cơ thể mình nên không thể bảo vệ được con.

Chưa kể, theo bác sĩ Huỳnh Bảo Quốc, người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hở van tim dễ xảy ra sự cố khi chơi trò mạo hiểm. Nhiều người chỉ cần chơi trò gắng sức chứ không phải mạo hiểm đã bị ngất, nhồi m.áu cơ tim.

Còn ở t.rẻ e.m, tùy theo mức độ bệnh mà trẻ có được chơi trò mạo hiểm hay không. Ví dụ, với một số trò chơi như đu quay, tàu lượn siêu tốc, trẻ có bệnh lý về tim mạch và hen suyễn không nên chơi. Thậm chí, trẻ hen suyễn đang điều trị, nếu chơi trò quá phấn khích cũng có thể lên cơn suyễn.

Đặc biệt, đối với trẻ bị động kinh, theo bác sĩ Đinh Tấn Phương thì mọi rủi ro, tai nạn khi trẻ tham gia các hoạt động thường ngày cao hơn những bệnh lý khác. Trẻ bị động kinh tuyệt đối không được bơi lội, leo trèo và lái xe, vì những môn thể thao này có thể sẽ làm trẻ lên cơn động kinh đột ngột.

Tóm lại, tùy vào bệnh lý của con mình, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cho bé tham gia các trò chơi phù hợp.

Làm thế nào giữ an toàn khi cho trẻ chơi trò mạo hiểm?

1. Giải thích các quy định cho trẻ.

2. Hiểu rõ tình trạng sức khỏe và giới hạn chịu đựng của trẻ.

3. Giúp trẻ bình tĩnh.

4. Thông báo với nhân viên điều khiển trò chơi về các dấu hiệu nghi ngờ.

5. Ăn mặc thích hợp.

6. Tránh những khu vực cấm.

7. Thận trọng với những thứ xung quanh.

8. Cho trẻ uống đủ nước và tránh ra nắng nhiều.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng được không?

Cho con nằm võng – hành động tưởng chừng tốt cho con nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tác hại khôn lường khi trẻ sơ sinh nằm võng

Dễ làm móp hộp sọ của bé

Khi trẻ ngủ trên võng tư thế nằm thường nghiêng đầu về một phía làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng. Nhiều mẹ tìm giải pháp bằng cách cho con nằm gối, tuy nhiên cách này có thể làm cho bé bị khó thở, cổ bị quẹo. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên mặt phẳng để đảm bảo đầu và lưng thẳng hàng để định hình cột sống.

cho tre so sinh nam vong duoc khong cc0 5217378

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ

Nhiều mẹ thường đung đưa võng để dỗ dành bé cưng ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Thực tế, cách này không tốt mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và cứng cáp như người lớn. Chỉ cần những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mắc hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ. Khi trẻ bị tổn thương nặng thường làm cho trí tuệ kém phát triển, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực.

Khiến trẻ bị ức chế thần kinh

Đôi khi mẹ bị nhầm lẫn giữa việc trẻ thích ngủ võng và bị ép ngủ võng. Trẻ sơ sinh nằm võng và được mẹ đung đưa, rung lắc nhiều làm cho cơ thể quá mệt mỏi nên chìm vào giấc ngủ. Mặc dù đã ngủ nhưng bé luôn có tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó cũng là lý do tại sao bé hay giật nảy mình, khóc thét, hai tay nắm chặt như cố bấu víu. Chắc chắn rằng não của bé sẽ chịu ảnh hưởng không tốt nếu tình trạng như vậy kéo dài liên tục.

cho tre so sinh nam vong duoc khong e7d 5217378

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực

Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ sẽ không được nâng đỡ nên dễ bị cong vẹo. Điều này là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên dễ bị cong theo độ lún của võng. Bên cạnh đó, khi đốt sống cong thì lưng sẽ gù, khiến trẻ khó thở, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim, phổi,…

Thần kinh vận động kém phát triển

Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi,… Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ m.áu ở một điểm nào đó. Dẫn đến việc m.áu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.

Dễ gây tai nạn té, ngã

Tai nạn trẻ bị té, ngã khỏi võng rất nhiều vì không có sự canh chừng của người lớn. Ngoài ra, nằm võng còn tạo cho bé thói quen không tốt như luôn đòi hỏi mẹ phải ru ngủ, đung đưa võng trẻ mới ngủ ngon.

cho tre so sinh nam vong duoc khong e1a 5217378

Ảnh minh họa

Nên cho trẻ sơ sinh nằm võng như thế nào cho an toàn?

Để đảm bảo cho giấc ngủ cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé ngủ trên giường hoặc nằm trên một mặt phẳng an toàn. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho bé nằm võng. Tất nhiên, phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau đây:

Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ nên dùng thêm một tấm đệm, tấm lót hoặc chiếc chiếu nhỏ đặt dưới lưng cho bé. Tạo cho bé tư thể ngủ thoải mái hơn, tránh cho cột sống bị cong, vẹo.

Chỉ cho bé nằm võng trong thời gian ngắn. Không để bé ngủ quá lâu hoặc ngủ suốt đêm.

Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ.

Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ.

Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *