Ăn nửa chén đồ chiên mỗi tuần cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim

ó là kết luận từ một phân tích tổng hợp tập trung vào 17 nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa thức ăn chiên ngập dầu với sức khỏe tim mạch và các biến cố tim mạch liên quan.

an nua chen do chien moi tuan cung lam tang nguy co benh tim c01 5534627

Theo kết quả công bố trên tạp chí Heart, tiêu thụ nửa chén thực phẩm chiên, tương đương 113gr, mỗi tuần làm tăng 3% nguy cơ đau tim và đột quỵ, 2% nguy cơ bệnh tim và 12% nguy cơ suy tim. So với những người ăn thức ăn chiên ít nhất, những người ăn nhiều nhất mỗi tuần có nguy cơ suy tim cao hơn 37%, nguy cơ gặp các biến cố tim mạch nghiêm trọng nhiều hơn 28% và tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiến sĩ Megan Meyer, Giám đốc truyền thông khoa học của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, cho biết thực phẩm chiên ngập dầu không chỉ được tẩm ướp nhiều đường và muối để tăng vị ngon, mà chúng còn hấp thụ một số chất béo từ dầu trong quá trình chế biến.

Dầu chiên này thường chứa chất béo chuyển hóa, một loại chất béo rất không lành mạnh, rẻ t.iền và giúp thực phẩm được bảo quản lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo chuyển hóa có liên quan đến các vấn đề về tim, cũng như làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL).

Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Alzheimer & Dementia gần đây còn phát hiện ăn thực phẩm chiên ngập dầu, đồ ngọt và thức ăn vặt không lành mạnh khác có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của các chế độ ăn lành mạnh, như chế độ ăn ịa Trung Hải.

Ăn ít đồ chiên rán cũng gây nên nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nặng và đột quỵ, theo một nghiên cứu được CNN công bố.

an it do chien ran cung gay nen nguy co mac benh tim va dot quy 640 5530067

Đồ ăn chiên rán cũng gây nên bệnh thừa cân, béo phì

Nghiên cứu cho thấy: Một người ăn ít nhất 114 gram hoặc 4 ounce, tương đương với 115 gram thực phẩm chiên mỗi tuần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ lên 3%, bệnh tim 2% và suy tim 12%. Những người thường xuyên ăn nhiều hơn khối lượng này có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nhiều hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%.

Khi thức ăn được chiên, nó sẽ hấp thụ một số chất béo từ dầu, có khả năng làm tăng lượng calo. Ngoài ra, thực phẩm chiên và chế biến sẵn thường có thể chứa chất béo chuyển hóa, được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng giòn hơn.

Ngành công nghiệp thực phẩm thường xuyên sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có chi phí rẻ, tồn tại lâu và mang lại cho thực phẩm hương vị tuyệt vời.

Bên cạnh thực phẩm chiên, bạn sẽ tìm thấy chất béo chuyển hóa trong kem cà phê, bánh ngọt, vỏ bánh, bánh pizza đông lạnh, các loại bánh quy và hàng chục loại thực phẩm chế biến khác.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa kể từ năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một lỗ hổng. FDA cho phép các công ty ghi nhãn thực phẩm là “0 gam” chất béo chuyển hóa nếu một khẩu phần thực phẩm chứa ít hơn 0,5 gam loại chất này.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị nhà sản xuất nên thay thế chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chiên và chế biến bằng chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu hạt cải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *