Bị bạn bè trêu chọc, b.ạo h.ành trong thời gian dài, b.é g.ái 13 t.uổi uống hai gói thuốc trừ sâu trong đêm.
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội – bệnh nhi được gia đình đưa tới sau khi phát hiện tình trạng trẻ chóng mặt, nôn mửa liên tục.
Trẻ được rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, b.é g.ái được chuyển khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh – Phó trưởng khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên, bệnh nhi này luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Bé chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Các bác sĩ và chuyên gia đ.ánh giá bệnh nhi có những sang chấn về tinh thần. Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của trẻ cải thiện hơn, ăn ngủ tốt và được ra viện sau đó.
Trước đó, b.é g.ái 13 t.uổi bị bạo lực học đường nên có ý định t.ự t.ử. Sự việc xảy ra vào khoảng giữa năm học, bé được xếp ngồi giữa hai bạn nam. Từ đó, bé thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, đ.ánh và gán ghép với một trong hai bạn học này.
Điều đó khiến bé xấu hổ, căng thẳng và lo sợ nên không thể tập trung, học lực giảm sút. Áp lực tại trường trở thành rào cản, trẻ không muốn giao tiếp với ai thậm chí cả cha mẹ hay anh chị em và có suy nghĩ tiêu cực, muốn t.ự t.ử.
Bị bạn bè b.ạo h.ành và trêu chọc, b.é g.ái 13 t.uổi đã quyết định uống thuốc trừ sâu để t.ự t.ử. Ảnh minh họa: Freepik.
Câu chuyện của bệnh nhi trên khiến các bác sĩ lo lắng. Bởi em may mắn bảo toàn được tính mạng nhưng bác sĩ e ngại trẻ bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài, nhất là khi bé đi học trở lại. Nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, có thể trẻ sẽ có hành vi t.ự s.át và hậu quả đáng tiếc hơn.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt là đối với trẻ v.ị t.hành n.iên.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy trong một năm học, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đ.ánh n.hau ở trong và ngoài trường học.
Phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, đặc biệt là gia đình và nhà trường.
Cứu bệnh nhân uống thuốc trừ sâu
Người đàn ông ở Lạng Sơn đã t.ự t.ử do mâu thuẫn gia đình.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận bệnh nhân L.V.M. (nam, 39 t.uổi, trú tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) trong tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu.
Người đàn ông này được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình. Bốn giờ trước đó, ông M. uống thuốc trừ sâu t.ự t.ử do mẫu thuẫn gia đình.
Bệnh nhân M. có thể tự ngồi dậy và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê, da lạnh, niêm mạc hồng nhạt, co cứng tay chân, nhiều đờm hầu họng lẫn m.áu đỏ tươi, nhịp thở nhanh, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Ông M. được các bác sĩ đặt ống nội khí quản, thở máy và rửa dạ dày. Một giờ sau, bệnh nhân diễn tiến nặng, nhịp tim chậm dần và ngừng tuần hoàn. Sau 15 phút được y bác sĩ cấp cứu tích cực, bệnh nhân có mạch trở lại.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân M. tiến triển tốt. Ông được rút ống nội khí quản, có thể tự ngồi dậy. Dự kiến, ông M. xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ, người bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, liệt cơ hô hấp và t.ử v.ong.