B.é t.rai 23 tháng t.uổi bỗng bị ho và nôn ra m.áu rồi t.ử v.ong, bố mẹ bàng hoàng khi nghe kết quả khám nghiệm t.ử t.hi

Bác sĩ khám nói rằng đ.ứa t.rẻ bị viêm tiểu phế quản nên cho về nhà uống thuốc tự theo dõi, nhưng kết quả khám nghiệm t.ử t.hi lại khiến ai cũng sợ hãi.

Nỗi đau mất đi con trai Johnathan Huff (tên gọi ở nhà là Nugget – 23 tháng t.uổi), đến từ Greensboro, Bắc Carolina (Mỹ), có lẽ sẽ mãi không phai nhòa trong lòng của anh Jackie Huff và chị AJ Huff. Được biết, Nugget đã mất vào ngày 20/12/2020 sau 4 ngày nuốt một cục pin cúc áo khiến nó đốt cháy thực quản, ruột và động mạch chủ gây ra tình trạng c.hảy m.áu dữ dội.

Điều đáng nói là bố mẹ của bé không hề biết điều đó, khi thấy con bị sốt và c.hảy m.áu cam, họ chỉ nghĩ đơn giản là con bị nhiễm virus cho đến khi Nugget nôn ra một lượng m.áu lớn, động kinh và bất tỉnh tại nhà.

Nhớ lại sự việc đau lòng, anh Jackie kể lại rằng vào sáng ngày 16/12/2020, anh chị cùng đ.ánh thức Nugget và anh trai của bé, Michael (4 t.uổi) dậy. Sau đó, anh chị để 2 bé tự chơi ở ngoài phòng khách khoảng 20 phút trong khi mình chuẩn bị đồ ăn sáng. Anh Jackie tin rằng Nugget đã “ăn” cục pin cúc áo trong buổi sáng hôm đó.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi a00 5546513

Nugget đã “ăn” pin trong lúc chơi cùng anh hai tại phòng khách.

Ông bố 2 con kể: “Cả tôi và AJ đã triệu lần nhắc nhở nhau rằng phải cất hết tất cả pin trong nhà một cách cẩn thận. Chúng tôi đều là nhân viên y tế nên chúng tôi hiểu pin nguy hiểm như thế nào nếu trẻ nuốt phải pin. Thế nên tất cả pin đều được chúng tôi cất trong một chiếc thùng nhỏ ở trên cao. Chỉ riêng chiếc điều khiển tìm xe là có pin cúc áo nhưng tôi đã để nó trên một cái kệ cao tầm 1m3. Khi chúng tôi dùng điều khiển thì thấy nó không sáng đèn vì pin đã biến mất. Có lẽ Nugget đã bắc ghế trèo lên để lấy nó.

Trong buổi sáng hôm đó, Nugget rất vui vẻ đi học. Nhưng sau khi ăn trưa ở trường, cô giáo phát hiện con bị c.hảy m.áu mũi, rồi sau đó là nôn ra m.áu một v.ũng m.áu. Vì chỗ làm cách trường con một quãng đường ngắn nên tôi đã đến ngay lập tức sau khi nghe điện thoại của cô. Lúc đó, nhà trường cũng đã gọi xe cứu thương. Khi đến nơi, tôi thấy Nugget xanh xao, mệt mỏi nhưng con vẫn có vẻ ổn. Bác sĩ nhi khoa cũng đến kiểm tra và đưa ra kết luận rằng m.áu từ mũi của con tôi đã chảy xuống cổ họng kích thích dạ dày gây nôn. Đó là một lời giải thích hợp lý trên góc độ y khoa. Sau đó, mọi chuyện đều ổn.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi 2fa 5546513

Cậu bé bắt đầu nôn ra m.áu ngay trong vài giờ đồng hồ sau khi nuốt pin.

Tối hôm đó, Nugget bắt đầu bị sốt 38,3 độ C. Vợ chồng anh Jackie đã cho con uống thuốc hạ sốt và chườm mát cả đêm. Sáng hôm sau, họ vội vàng đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ nhi khoa nghi ngờ đ.ứa t.rẻ bị nhiễm virus nên bị c.hảy m.áu cam và bị sốt. Cậu bé được cho đi chụp X-quang phổi và kết luận của bác sĩ là Nugget bị viêm tiểu phế quản. Bác sĩ cho b.é t.rai về nhà uống thuốc nghỉ ngơi là sẽ mau chóng khỏe lại.

“Nhưng con tôi không cảm thấy khỏe. Ngược lại, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Khi tôi gọi cho bác sĩ, họ nói rằng hãy cho Nugget uống đủ nước, và cần phải mất vài ngày thì con mới khỏe được. Cả ngày hôm đó trôi qua trong sự lo lắng nặng nề. Nhìn con mệt mỏi, không chịu ăn uống gì, ngay cả chương trình tivi yêu thích nhất cũng từ chối không xem khiến chúng tôi đau lòng. Đến tối, cơn sốt cũng đã hạ một chút và Nugget chịu ăn một ít khoai tây khiến chúng tôi yên tâm hơn”, anh Jackie kể tiếp.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi 0b0 5546513

Thế nhưng, bác sĩ lại kết luận Nugget bị viêm tiểu phế quản và cho về nhà tự điều trị.

Đêm hôm đó, Nugget ngủ ngon nhưng sáng hôm sau thì lại sốt và ho ra một ít m.áu. Anh Jackie nhớ lại: “9 giờ sáng, tôi cho con đi ngủ, nhưng sau đó nghe thấy tiếng ho nặng nề của con. Cả tôi và vợ đều vào phòng thì thấy con ho và nôn ra m.áu. Rất nhiều m.áu. Tôi đã gọi xe cấp cứu trong khi AJ đang ôm con. Rồi tôi nhìn thấy con lên cơn động kinh. Con nằm mềm nhũn trong tay mẹ, môi tái xanh và bất tỉnh.

Vợ tôi vội kiểm tra toàn thân và phát hiện ra mạch của Nugget đang giảm dần, tim đ.ập càng ngày càng chậm rồi tim ngừng. AJ hô hấp nhân tạo cho con, ép lồng ngực nhưng chỉ có m.áu tươi trào ra thôi. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để cứu con. Chỉ có 3 phút là xe cấp cứu đến nơi nhưng chúng tôi cảm giác đó là 3 giờ đồng hồ”.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi 9bd 5546513

Sau 4 ngày nuốt phải cục pin cúc áo, Nugget đã mãi mãi dừng cuộc đời mình ở t.uổi lên 2.

Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, bác sĩ tuyên bố rằng đ.ứa t.rẻ đã c.hết. Kết quả khám nghiệm cho thấy có một cục pin cúc áo nằm trên trong ruột của Nugget. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến con t.ử v.ong vì pin đã gây ra tình trạng xói mòn thực quản, động mạch chủ và xuất huyết đường tiêu hóa.

Anh Jackie nói: “Khi hay tin con tôi mất vì pin cúc áo, thật sự chúng tôi rất sốc. Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm cục pin bị mất ấy. Thật không ngờ nó lại nằm trong bụng của Nugget”.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi 35b 5546513

Đây chính là cục pin có ở trong nhà anh Jackie.

be trai 23 thang tuoi bong bi ho va non ra mau roi tu vong bo me bang hoang khi nghe ket qua kham nghiem tu thi e07 5546513

Nugget đã lấy cục pin cúc áo trong chiếc điều khiển này.

Theo lời giải thích của pháp y, cục pin cúc áo đã bị kẹt ở thực quản của b.é t.rai, sau đó các chất hóa học của pin đã đốt cháy các mô. Lúc đó, cậu bé đã bắt đầu sốt và ho ra m.áu. Đến ngày thứ 2, cục pin đã rơi xuống dạ dày nên bác sĩ đã không phát hiện ra nó trong lúc chụp X-quang phổi. 2 ngày tiếp theo, cục pin đó đã ở trong bụng của Nugget ăn mòn cả động mạch chủ khiến cho cậu bé nôn ra m.áu nhiều đến thế.

Tròn 1 tháng sau ngày chôn cất Nugget, vợ chồng anh Jackie mới có đủ dũng khí để chạm lại nỗi đau của mình. Bởi anh chị không muốn các cha mẹ khác phải rơi vào tình huống đau lòng như mình. “Tôi chỉ muốn mọi người, nhất là các bậc cha mẹ, nhận thức được sự nguy hiểm của các loại pin nếu trẻ vô tình nuốt phải. Xin mọi người hãy luôn kiểm tra pin của nhà mình đã được cất kỹ trong hộp đóng kín và được cất lên cao. Với những đồ vật dùng pin nhưng lại không có ốc vít giữ pin an toàn thì bạn nên dùng băng keo quấn khu vực có pin nhiều vòng để trẻ không thể tự mở được và lấy pin ra ăn” , anh Jackie nhắn nhủ.

Pin cúc áo nguy hiểm như thế nào nếu chẳng may trẻ nuốt phải?

Pin cúc áo, pin đồng xu có thể được tìm thấy ở trong đồ chơi, điều khiển từ xa, chìa khóa xe hơi, thiếp chúc mừng có nhạc, máy tính, cân,… là một vật dụng rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải.

Mặc dù trẻ sẽ không bị sặc vì pin có kích thước nhỏ nhưng nếu không được phát hiện kịp thời, pin có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Chưa kể khi kết hợp với nước bọt, dòng điện từ pin sẽ tạo ra chất xút đốt cháy cổ họng, dạ dày hoặc các cơ quan nội tạng khác.

Vì thế, nếu nghi ngờ con nuốt phải pin, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức, đồng thời nói rõ cho bác sĩ biết nghi ngờ của bạn để bác sĩ sẽ có những quyết định xử lý kịp thời.

2 nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt

Sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện.

2 nguyên tắc cần nhớ khi con bị sốt

Nhiệt độ bình thường trong cơ thể t.rẻ e.m khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

TS BS Đặng Lê Như Nguyệt – Trưởng khoa Sức khỏe t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trẻ bị sốt là triệu chứng rất hay gặp. Ở trẻ dưới 2 t.uổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện thì tình trạng sốt càng nhiều hơn.

Theo bác sĩ Nguyệt trẻ trong 6 tháng đầu đời được nhận miễn dịch từ sữa mẹ, từ bánh nhau nên ít ốm hơn. Qua 6 tháng trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Não bộ bắt đầu phát triển bằng việc trẻ cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng… Những lý do này khiến vi khuẩn, vi rút, các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể trẻ nhiều hơn và gây nên sốt.

2 nguyen tac cha me can nho khi tre bi sot ab9 5462372

TS BS Đặng Lê Như Nguyệt

Khi bị sốt, trẻ có thể kèm theo dấu hiệu viêm hô hấp trên, viêm tiểu phế quản thậm chí viêm phổi, tiêu chảy.

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Cha mẹ có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Hiện nay, có một số loại nhiệt kế hồng ngoại.

Bác sĩ Nguyệt cho biết nguyên tắc chung trong xử lý các tình huống trẻ bị sốt.

Nguyên tắc số 1 là nhận ra dấu hiệu: Nếu trẻ sốt cao, bỏ bú, bỏ ăn, không chịu chơi, quấy khóc trên 2 tiếng cần theo dõi hạ sốt.

Nguyên tắc số 2 là hạ sốt đúng: Phụ huynh cần nhớ bên cạnh hạ sốt còn đảm bảo an toàn cho trẻ. Thuốc hạ sốt ở Việt Nam nên sử dụng Paracetamol. Sử dụng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, kẹp nhiệt độ ở nách. Liều lượng 10 – 15mg/kilogam cân nặng của trẻ. Với trẻ dư cân cũng cần tính cân nặng chuẩn chứ không sử dụng thuốc theo t.uổi.

Việc chăm sóc trẻ khi sốt, TS Nguyệt cho biết nhiều phụ huynh thấy trẻ run tưởng con rét nên đã cho trẻ mặc quá nhiều. Đây là quan niệm sai lầm. Theo bác sĩ Nguyệt, run là triệu chứng tự nhiên của phản ứng sốt của cơ thể. Khi cơ thể có tác nhân lạ vào thì sinh ra 1 số chất, 1 số tế bào làm việc tạo ra một số chất lạ và não sẽ phản ứng phải cơ thể đưa nhiệt độ cao lên để diệt tác nhân này. Thấy con có triệu chứng run, cha mẹ không nên ủ trẻ vì làm cho trẻ sốt kéo dài hơn, khó hạ sốt hơn. Vì vậy, chỉ mặc thoáng, hoàn toàn không kiêng tắm rửa, kiêng nước để giúp trẻ hạ sốt.

Cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước.

2 nguyen tac cha me can nho khi tre bi sot e7c 5462372

2 nguyên tắc khi trẻ bị sốt là hạ sốt và nhận biết dấu hiệu

Khi trẻ bị sốt có co giật

TS Nguyệt cho biết sốt và co giật là nỗi sợ hãi của nhiều phụ huynh. Co giật là triệu chứng nguy hiểm đặc biệt là có sốt. Khi trẻ dưới 6 t.uổi xung động thần kinh có thể bị lỗi nên khi trẻ sốt dẫn tới co giật.

Bác sĩ Nguyệt cho rằng khi trẻ sốt kèm co giật, cha mẹ cần phân biệt co giật do sốt hay bệnh lý tổn thương vùng thần kinh như động kinh, viêm màng não.

Xử trí tại nhà: BS Nguyệt nhấn mạnh hầu hết co giật do sốt không kéo dài quá 5 phút. Thông thường trên dưới 3 phút. Nếu trên 5 phút cần đưa trẻ ngay tới bệnh viện.

Cha mẹ nên bình tĩnh đo nhiệt độ cho trẻ, nếu trẻ đang có cơn co giật không đưa vật gì vào miệng, không đưa ngón tay phòng trẻ cắn lưỡi hay que đè lưỡi. Cho trẻ nằm nghiêng để đờm dãi chảy ra ngoài qua đường miệng, tư thế này trẻ hô hấp dễ hơn, tránh sặc.

Nếu phụ huynh biết bắt mạch có thể bắt mạch coi nhịp mạch của trẻ. Trường hợp khác cha mẹ chỉ cần để ý thời gian ghi nhận triệu chứng. Cha mẹ cần theo dõi khi đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ sẽ nghĩ tới các chẩn đoán khác nhau khi khám cho bé.

Khi trẻ co giật, chỉ hạ sốt bằng thuốc nhét h.ậu m.ôn, không sử dụng thuốc đường uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *