Dù muốn hay không, những thói quen xấu đều có hại về mặt tinh thần, thể chất, tình cảm và thậm chí cả xã hội.
Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể dẫn đến nghiện, gây ra nhiều vấn đề hơn là chữa bệnh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là 10 thói xấu cần bỏ ngay, theo Life Hack .
1. Chơi với người luôn chống đối mình
Sẽ chẳng ích gì khi có ai đó bên cạnh chúng ta, luôn sẵn sàng lao vào những gì chúng ta nói và phản bác nó.
Chơi ít hơn với những người phản đối này và dành nhiều thời gian hơn với những người ủng hộ, những người chia sẻ phản hồi mang tính xây dựng, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều, theo Life Hack .
2. Ở bên những người không đ.ánh giá cao mình
Cố gắng làm hài lòng những người không đ.ánh giá cao mình, cúi mình với người không nghĩ cho mình?
Mặc dù chúng ta cho đi mà không mong nhận lại, nhưng chúng ta cần vạch ra ranh giới với những người không coi trọng chúng ta vì những người này làm tổn hại tâm hồn chúng ta.
Hãy ngừng dành thời gian cho những người không đ.ánh giá cao bạn và hãy dành nhiều thời gian hơn cho những người tôn trọng bạn.
3. Hút thuốc
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm rút ngắn t.uổi thọ 13,2 năm ở nam giới và 14,5 năm ở nữ, theo Life Hack .
Hút thuốc còn gây ra lão hóa trước t.uổi, và gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người xung quanh, kể cả những người thân yêu.
4. Uống rượu quá mức
Rõ ràng, uống quá nhiều rượu có hại, nhưng bạn có biết nó thực sự tác hại đến mức nào không?
Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu (Mỹ), uống quá nhiều, dù chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Uống rượu không chỉ gây hại tất cả cơ quan trong cơ thể, từ não, tim, gan, tuyến tụy, mà còn gây ra các loại ung thư như ung thư miệng, thực quản, cổ họng, gan và ung thư vú
Nếu bạn uống quá nhiều, hãy cắt giảm bằng cách giảm số ly mỗi lần, rồi giảm số lần uống mỗi tuần.
5. Ăn vặt kể cả uống nước ngọt
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, ăn vặt làm thay đổi hoạt động của não theo cách tương tự như các chất gây nghiện cocaine và h.eroin.
Đó là lý do tại sao bạn luôn thèm ăn vặt?
Hãy giảm từ từ, chọn nước trái cây tươi thay cho nước ngọt. Thay khoai tây chiên bằng các loại hạt, theo Life Hack .
6. Xem TV quá nhiều
Lối sống ít vận động từ lâu đã có liên quan đến sức khỏe kém. Càng ít hoạt động thể chất, tỷ lệ thừa cân và mắc bệnh tiểu đường càng cao.
Xem tivi không chỉ chiếm thời gian để bạn tham gia vào một sở thích yêu thích, đi thăm bạn bè hoặc rèn luyện trí óc, mà còn gia tăng tốc độ mất trí nhớ.
Cố gắng duy trì thời gian xem TV ở mức tối thiểu là 2 giờ và đảm bảo tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, theo Reader’s Digest .
Có thể đi bộ tại chỗ hoặc làm động tác ngồi xổm trong khi xem TV. Ngay cả những công việc gia đình, như hút bụi hoặc giặt giũ, trong thời gian quảng cáo có thể cộng thêm thời gian đốt cháy calo lên tới 20 phút.
7. Đến muộn
Việc đến muộn không chỉ bất lịch sự mà còn khiến bạn luôn vội vã chạy từ nơi này đến nơi khác, bắt kịp chương trình làm việc và phải xin lỗi mọi người.
Đặt mục tiêu đến sớm hơn 15 phút trước bất kỳ cuộc hẹn nào – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đừng đi muộn và không đúng giờ, mà hãy tập đi sớm. Đặt mục tiêu đến sớm hơn 15 phút trước bất kỳ cuộc hẹn nào và mang theo một việc gì đó để làm trong 15 phút đó, theo Life Hack .
8. Để mọi thứ đến giờ chót
Thói quen này không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn khiến tinh thần kiệt quệ khi bạn thường xuyên ở chế độ căng thẳng, cảm thấy lo lắng về việc liệu có thể hoàn thành công việc đúng hạn hay không.
Từ hôm nay, hãy chủ động lập kế hoạch trước, xác định những việc cần làm trong tuần và hoàn thành trước mọi việc.
9. Lạm dụng thuốc giảm đau và t.huốc n.gủ
Sử dụng thuốc giảm đau theo toa trong thời gian dài có thể dẫn đến nghiện, gây ra nhiều vấn đề hơn là chữa bệnh.
Ngay cả thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hay aspirin cũng không bao giờ sử dụng quá vài ngày liên tiếp, theo một báo cáo được Viện Chăm sóc Sức khỏe của Đức – Institute for Quality and Efficiency in Health Care, xuất bản.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của những loại thuốc giảm đau này ảnh hưởng đến dạ dày như khó tiêu, viêm dạ dày, loét và c.hảy m.áu dạ dày hoặc ruột, theo The Healthy .
Còn t.huốc n.gủ thì gây mất trí nhớ, buồn ngủ quá mức, chậm phản ứng hoặc bối rối và thường xuyên té ngã, theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc của Mỹ – National Institute on Drug Abuse .
10. Bỏ bữa sáng
Bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cân nặng, mức năng lượng và thậm chí cả lượng đường trong m.áu.
Bạn sẽ tạo ra thói quen “ăn bù” sau đó, đây là lý do tại sao những người bỏ bữa sáng có xu hướng ăn quá nhiều vào cuối ngày, theo Life Hack .
Những thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách
Bạn nên biết rằng một số loại thực phẩm có thể trở nên độc hại nếu chế biến sai cách, gây ngộ độc thức ăn và các vấn đề về tiêu hóa.
Gạo: Sau khi nấu chín, bạn không nên bảo quản cơm ở nhiệt độ phòng, vì cơm nấu chín rất dễ nhiễm các vi khuẩn gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn không ăn hết cơm ngay, bạn có thể bảo quản cơm trong túi bọc chân không.
Dầu ăn: Một số người có thói quen sử dụng lại một lớp dầu ăn nhiều lần. Đây là một thói quen xấu, có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn và gây các vấn đề về tiêu hóa.
Khoai tây: Giống như cơm, khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Bánh mì nướng: Bạn có biết rằng bánh mì nướng cháy có thể có hại cho sức khỏe? Sau khi được nướng cháy, bánh mì tiết ra một độc tố có tên là acrylamide. Chất này có thể gây khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.
Bắp rang bơ bằng lò vi sóng: Bạn nên bỏ ngay thói quen chế biến bắp rang bơ bằng lò vi sóng, vì bắp răng theo phương pháp này chứa một loại axit có hại cho cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Các loại rau giàu nitrate: Các loại rau giàu nitrate như cần tây, cải bó xôi hay củ cải đường có thể gây hại nếu được làm nóng lại sau khi đã nguội. Khi đó, chúng tiết ra chất carcinogen khiến thức ăn trở nên độc hại.
Thịt gà: Khi thịt gà nguội đi hoặc được bảo quản trong tủ lạnh, cấu tạo các protein trong thịt gà sẽ thay đổi. Nếu thịt gà đã nấu chín được hâm lại lần thứ hai, nó có thể gây các vấn đề về tiêu hóa và các vấn đề về sức khỏe khác.
Nấm: Nấm nên được ăn ngay sau khi chế biến, vì các protein trong nấm bắt đầu p.hân h.ủy ngay sau khi nấm được hái, do đó có thể gây hại cho dạ dày.
Tôm hùm: Sau khi tôm hùm c.hết, một số loại độc tố và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi trên tôm. Do đó, trước khi chế biến tôm hùm, bạn cần luộc tôm hùm bằng nước nóng để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Trứng: Trứng nấu chín là một môi trường sinh sôi hoàn hảo cho các loại vi sinh vật. Do đó, bạn nên ăn trứng ngay sau khi nấu, tránh để bên ngoài quá lâu./.