Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đúng cách

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ kháng kháng sinh. Thậm chí, đã xuất hiện những “siêu vi khuẩn” kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện có. Đáng lo ngại, t.rẻ e.m là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Các hiệu thuốc xung quanh các phòng khám, bệnh viện tại Hà Nội khá đông khách. Trong số những khách hàng, không hiếm các mẹ đến để mua thuốc về sử dụng cho con.

Chị Lê Thị Truyền ở Hải Dương đưa con lên Hà Nội khám bệnh, bé được 15 tháng t.uổi bị viêm amidan và viêm tai. Khi được hỏi mua thuốc gì cho con, chị Truyền lật giở đơn thuốc: “Tại vì kháng sinh toàn tên nước ngoài nên không nhớ nổi tên thuốc là gì, bác sĩ kê đơn thuốc về cũng đọc hướng dẫn sử dụng xem công dụng như thế nào đối với trẻ nhỏ nhưng xong lại quên”.

cho tre dung thuoc khang sinh dung cach 5f7 5542992

Quên tên thuốc là một chuyện, nhưng không ít mẹ cũng đã tự đi mua kháng sinh theo đơn thuốc cũ để trị bệnh cho con hoặc cậy nhờ tư vấn của người bán thuốc. Chính vì cho rằng, trị bệnh gì cũng cần kháng sinh nên không ít bà mẹ tự ý mua kháng sinh cho con uống.

“Do thói quen của người dân nói chung nên việc sử dụng kháng sinh khá dễ dãi, đối với t.rẻ e.m tình trạng sử dụng kháng sinh còn nhiều hơn nữa”- Ths. BS Vũ Thị Thúy Lan – nguyên trưởng khoa Hô hấp Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, Phụ trách phòng khám Nhi Cây Thông xanh – thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng RTCCD nhận định.

Việc tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cho các bé có thể mang đến những nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ, đầu tiên là chữa sai cách nên bệnh không khỏi, thậm chí còn làm cho trẻ mệt thêm như bệnh cúm A do virus chẳng hạn. Mỗi nhóm thuốc sẽ chữa cho các bệnh khác nhau như hô hấp, đường ruột, tiết niệu… nếu không biết sẽ sử dụng nhầm, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

cho tre dung thuoc khang sinh dung cach 73d 5542992

Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan hướng dẫn cha mẹ chăm sóc con nhỏ.

Theo BS Vũ Thị Thúy Lan: “Sử dụng kháng sinh không đúng cách về lâu dài ảnh hưởng đến tai, thận, răng, lợi, xương của trẻ. Nghiêm trọng nhất là tình trạng kháng kháng sinh, nhiều trẻ bị viêm phổi phải thay tới vài loại kháng sinh mà không khỏi bệnh, cuối cùng các bác sĩ đã phải phối hợp nhiều loại thuốc với nhau để điều trị”.

Do việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nên trong trường hợp phải điều trị bằng kháng sinh thì các bậc cha mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc như: Sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng cách. Việc sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc cũng rất quan trọng và trong quá trình điều trị kháng sinh của trẻ, bố mẹ cũng phải theo dõi cẩn thận xem có tác dụng phụ hay không, có cần điều chỉnh phác đồ hay không?…

Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan đưa ra lời khuyên để các con có thể phát triển khỏe mạnh hơn mà không phải lo lắng tới việc phải dùng kháng sinh: “Các bậc cha mẹ nên đặc biệt tới việc chăm sóc toàn diện về thể chất, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, vận động khoa học, chú trọng phát triển nâng cao nhận thức trí tuệ và sử dụng thuốc đúng cách”./.

Nguy cơ kháng kháng sinh từ thực phẩm

Theo GS Nguyễn Gia Bình không chỉ có tình trạng kháng kháng sinh do sử dụng thuốc bữa bãi khi ốm đau mà tình trạng hiện nay thì kháng kháng sinh còn len lỏi trong cả bữa cơm.

nguy co khang khang sinh tu thuc pham 825 5404491

Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.

Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX ngày 26 – 27/11/2020 do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Phòng chống kháng kháng sinh” nhằm tiếp nối các hoạt động của tuần lễ truyền thong phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế.

Trong khi đó, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có giá thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng t.iêu d.iệt được các loại vi khuẩn.

GS Bình cho biết muốn ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh, quan trọng nhất là công tác phòng chống vi khuẩn.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống kháng thuốc để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Bộ Y tế đã soát hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh n.hiễm t.rùng, quản lý việc kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất hạn chế.

Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam kết thúc vào cuối năm 2020, hiện tại Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021-2030.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *