Sau chầu rượu với bạn bè, người đàn ông 54 t.uổi, ở Cao Bằng, bị đột quỵ, được chuyển từ bệnh viện tuyến huyện đến Bệnh viện 103 cấp cứu.
Bệnh nhân được đưa đến Khoa Đột quỵ trong tình trạng xuất huyết não, liệt, hôn mê sâu. Người này t.iền sử nghiện rượu 20 năm, mỗi ngày đều uống 500 ml rượu. Trước khi xảy ra đột quỵ, bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ thể xuất huyết não. Bệnh nhân còn bị xơ gan làm suy giảm các yếu tố đông m.áu, khiến tình trạng c.hảy m.áu não trở nên nghiêm trọng hơn. Kíp cấp cứu nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Đình Đài, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện 103, ngày 20/1 cho biết trong những ngày thời tiết trở lạnh, khoa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đột quỵ có liên quan đến yếu tố rượu bia.
Một bệnh nhân nam 45 t.uổi, quê Hà Đông, Hà Nội, t.iền sử tăng huyết áp nhẹ, đang uống thuốc theo chỉ định bác sĩ. Sau khi uống bia cùng bạn bè, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đột quỵ, được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị đột quỵ thể c.hảy m.áu não, may mắn đến viện sớm nên được cấp cứu cầm m.áu, chống phù não và kiểm soát huyết áp kịp thời. Hiện, bệnh nhân đã xuất viện, sức khỏe hồi phục hoàn toàn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Đình Đài, chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện 103 đang chỉ đạo can thiệp cho một bệnh nhân đột quỵ, ngày 20/1. Ảnh: Thùy An
Theo bác sĩ Đài, đột quỵ não là bệnh xảy ra đột ngột, không thể dự báo trước. Đột quỵ có hai thể bao gồm nhồi m.áu não chiếm 80-85% và c.hảy m.áu não khiến mạch m.áu vỡ ra. Trong đó, thể c.hảy m.áu não đa số do tình trạng tăng huyết áp.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Song vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp là yếu tố bất lợi khiến huyết áp tăng cao dẫn tới c.hảy m.áu não. Người sử dụng rượu bia càng có nguy cơ c.hảy m.áu não cao hơn và khó cứu chữa do lượng m.áu c.hảy thường lớn, lại ở những vùng nguy hiểm trong não.
“Khi thời tiết lạnh đột ngột, cơ thể phải phản ứng với nó bằng cách nâng huyết áp lên. Việc uống rượu do vậy giống như thêm dầu vào ngọn lửa đang cháy, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao”, phó giáo sư Đài phân tích.
Do đó, nên thận trọng khi dùng rượu bia, chất kích thích trong thời tiết lạnh, đặc biệt là người có bệnh lý liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, béo phì… Người mắc bệnh nền cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nghiêm ngặt, tránh bỏ thuốc. Không ăn thừa quá nhiều calo, hạn chế mỡ động vật, bỏ thuốc, ăn nhiều rau củ, tập thể dục đúng cách.
Khi xuất hiện ít nhất một trong ba triệu chứng liệt mặt, liệt chi, nói khó cần nghĩ ngay đến đột quỵ và đưa người bệnh đến viện để cấp cứu trong 4,5 giờ đầu.
Bác sĩ BV Bạch Mai: “Không chỉ rượu giả, rượu ethanol thông thường cũng có thể gây ngộ độc”
Mới đây, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) vừa tiếp nhận điều trị cho một thanh niên 29 t.uổi (Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, suy thận, tiêu cơ vân nặng do ngộ độc rượu ethanol thông thường.
Vào thời điểm lễ hội, nhất là các dịp cận Tết và Tết tình trạng “chén chú chén anh” vẫn phổ biến trong nhiều bữa tiệc. Mới đây, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) vừa tiếp nhận điều trị cho một thanh niên 29 t.uổi (Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, suy thận và tiêu cơ vân nặng do ngộ độc rượu ethanol thông thường.
Đây là một trong nhiều bệnh nhân tổn thương nặng do uống quá nhiều rượu mà Trung tâm Chống độc tiếp nhận trong những ngày qua. Dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Trước đó, nam thanh niên này uống rượu cùng bạn. Sau khi nhậu say, người này về nhà, không ăn uống gì mà đi ngủ. Đến sáng hôm sau, gia đình gọi nhưng thanh niên 29 t.uổi này không có phản ứng và rơi vào trạng thái hôn mê, chân tay lạnh.
Thanh niên 29 t.uổi (Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, suy thận, tiêu cơ vân nặng do ngộ độc rượu ethanol thông thường (Ảnh: Internet)
Sau khi đưa đến bệnh viện, bệnh nhân được các bác sĩ hồi sức, lọc m.áu nhưng bệnh nhân cũng không có dấu hiệu hồi phục.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Không phải chỉ có người uống phải rượu giả pha methanol bị ngộ độc mà rượu thông thường ethanol cũng gây ngộ độc nặng nếu uống quá nhiều, nhất là khi uống không ăn, dẫn đến hạ đường huyết, tổn thương não nặng như trường hợp của bệnh nhân 29 t.uổi nói trên”.
1. Ngộ độc Ethanol là gì?
Ethanol là một chất có khả năng gây ức chế dẫn tới suy yếu hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm các hoạt tính của noron thần kinh. Do đó mà nếu uống rượu (kể cả là rượu bình thường) cho tới khi say đều gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe người uống. Đó là chưa kể đến nhưng trường hợp nghiện rượu.
Nói cách khác, nếu uống rượu tới mức gây ngộ độc có thể gây ra hôn mê, người uống bị suy hô hấp và thậm chí là t.ử v.ong. Với những người bị ngộ độc nặng hơn hay có những biến chứng như chấn thương hoặc hạ đường huyết,… Do đó mà việc phân biệt sự khác nhau về dấu hiệu cũng như phân loại ngộ độc rượu Ethanol và Methanol hay Ethylen Glycol là rất quan trọng.
Ngộ độc rượu chia thành 2 cấp độ là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính (Ảnh: Internet)
2. Phân loại ngộ độc Ethanol
Có hai dạng ngộ độc rượu Ethanol là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Tùy thuộc vào số lượng rượu mà người uống hấp thụ cũng như mức độ thường xuyên mà sẽ thuộc phân loại khác nhau. Cụ thể như sau:
– Ngộ độc cấp tính:
Với người bị ngộ độc Ethanol cấp tính thì giai đoạn đầu sẽ có những biểu hiện kích thích như cảm thấy sảng khoái, nói nhiều hơn, một số chức năng vận động bị rối loạn.
Sau đó tới giai đoạn ức chế gây ra các phản xạ chậm của gân xương, tri giác và người uống bị mất đi khả năng tập trung. Nếu như không được can thiệp kịp thời có thể gây giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp và t.ử v.ong.
– Ngộ độc mạn tính:
Nếu người uống rượu ở mức độ thường xuyên, kéo dài có thể gây ra sút cân, chán ăn và bị tiêu chảy do các tổn thương gan và ruột. Quan sát da thấy biểu hiện thiếu m.áu. Khi thăm khám có thể thấy những phần gan bị thoái hóa, xơ gan và có thể là ung thư gan.
Để có thể biết được các vấn đề này thì nạn nhân cần trải qua các Chẩn đoán kiểm tra chức năng gan cụ thể tại các bệnh viện có chuyên môn.
Một số có biểu hiện mất trí nhớ và bị rối loạn tâm thần.
3. Cần làm gì khi bị ngộ độc rượu?
Các bác sĩ cho biết, điều quan trọng nhất khi phát hiện bị ngộ độc rượu chính là GÂY NÔN, phải làm cách nào để gây nôn cho bằng hết rồi sau đó chà xát mạnh vào hai bên má.
Điều quan trọng khi phát hiện có người ngộ độc rượu chính là gây nôn bằng hết (Ảnh: Internet)
Tiếp đến, hãy cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng hoặc trà đặc. Đồng thời nới nỏng quần áo để nạn nhân ở nơi thoáng mát, không có gió lùa trực tiếp.
Lưu ý, nên để nạn nhân nằm ở tư thế úp mặt xuống giường. Hai tay để xuôi ra phía sau, mặt để nghiêng về bên trái. Ngoài ra, tuyệt đối không được cho nạn nhân sử dụng thuốc chống nôn hay paracetamol vì làm hại gan và chất độc không thoát ra ngoài được.
Trong trường hợp nạn nhân bị có dấu hiệu co giật, thở ngắt quãng không đều, hôn mê (rất dễ bị nhầm lẫn với việc nạn nhân ngủ say) hay bị ngã và có c.hảy m.áu tai, xuất hiện quầng mắt và bị rối loạn nhịp tim thì người nhà cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời.
4. Phòng tránh ngộ độc rượu, đặc biệt là khi sắp vào các dịp lễ như Tết Nguyên Đán
Vào dịp lễ Tết rượu xuất hiện thường xuyên trên các mâm tiệc, vì thế để phòng tránh ngộ độc rượu cần chú ý tới các vấn đề sau:
– Chọn mua rượu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng cùng với tem mác chứng nhận từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền
– Tuyệt đối không nên uống rượu tự pha chế, rượu tự ngâm có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật mà không nắm rõ được nguyên tắc sử dụng, bản thân có phù hợp hay không
Nên lựa chọn rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uống với mức độ vừa phải (Ảnh: Internet)
– Tuyệt đối không uống rượu mà hàm lượng methanol lớn hơn 0.1%
– Uống đúng lượng rượu cho phép ở mức giới hạn. Cụ thể, mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu/ngày. Cụ thể, chỉ nên uống 300-350ml bia (nồng độ 4%), 150-200ml rượu sâm banh (nồng độ 11%), 50ml rượu có màu (nồng độ 17-20%) và chỉ nên uống 25ml rượu trắng (nồng độ 35-40%).
Không nên uống quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe và các nguy cơ ngộ độc.
– Không uống rượu khi dạ dày đang rỗng
– Không uống lẫn rượu và các loại nước ngọt có gas
– Với những người đang có chỉ định sử dụng thuốc ức ché thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết hay các nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin, nhóm Phenicol (Chloramphenicol), nhóm Azol (Metronidazol, Ketocanzol), thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ (Diclofenac, Ibuprofen,…) thì tuyệt đối không được uống rượu.