Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên lo ngại về thực phẩm biến đổi gen lẫn trong thức ăn chăn nuôi khiến heo, cá tăng trọng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bởi cá nuôi 1 tháng tăng 1kg, heo 1 ngày tăng 1kg.
Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên kiến nghị Bộ NN&PTNT ưu tiên nghiên cứu các vấn đề về an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề về thực phẩm biến đổi gen trong hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2020 diễn ra vào cuối tháng 12/2020 vừa qua.
Theo thông tin Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng đi khảo thực tế cho thấy, bà con nuôi cá có thức ăn là cám, bột ngô Mỹ, bột đậu tương của Mỹ… Khi nuôi vật nuôi với bột biến đổi gen này, cá chỉ nuôi trong 7 tháng đã đạt 8kg, nghĩa là một tháng tăng 1kg, còn nuôi heo thì một ngày tăng 1kg.
Điều này làm dấy lên lo ngại về thực phẩm biến đổi gen có lẫn trong thức ăn chăn nuôi khiến heo, cá tăng trọng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là gì?
Thực phẩm biến đổi gen (hay còn gọi là GMO) là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen – DNA, hiện nay đã áp dụng đối với đậu tương, ngô, hoặc các loại thực vật khác.
Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, các loại hạt giống biến đổi gen đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông tại Mỹ.
Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) vào tháng 2 năm 2014 năm 2013 đã có trên 18 triệu nông dân ở 27 nước trồng cây biến đổi gen, tăng 5 triệu ha, tương đương 3% diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen.
Hiện nay, một số thực phẩm biến đổi gen phổ biến gồm ngô, đậu nành, khoai tây, củ cải đỏ, củ sắn, đu đủ, cà chua, bí đỏ hoặc một số loại thực vật khác…
Những loại thực phẩm này đã được sử dụng làm thực phẩm trong các bữa ăn trong gia đình như ngô ngọt, bánh mỳ, salad làm từ thực phẩm biến đổi gen,…
Việc tạo ra các loại hạt giống biến đổi gen với nhiều mục đích như tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn; sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những loại thực vật không hạt như dưa hấu và nho… hoặc một số loại thực vật biến đổi gen cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn như protein, canxi và folat.
Thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng đến con người?
Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen.
Để đ.ánh giá mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen cần được đ.ánh giá đối với từng loài cụ thể và không thể đưa ra được một khẳng định chung về tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen có an toàn hay không.
Các nhà khoa học đã có khoảng 600 nghiên cứu tập trung vào thực phẩm biến đổi gen, xem xét đến calo, đạm, chất béo và vitamin. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy thực phẩm biến đổi gen có giá trị dinh dưỡng bằng với thực phẩm hữu cơ nhưng lại gần như không đề cập đến tính an toàn cho sức khỏe con người.
Theo WHO, những thực phẩm biến đổi gen trên thị trường quốc tế hiện nay phải trải qua giai đoạn đ.ánh giá an toàn rất nghiêm ngặt và thường sẽ không gây ra nguy cơ gì với sức khỏe con người. Ghi nhân ở một số quốc gia chấp nhận sử dụng thực phẩm biến đổi gen, cũng chưa có được ảnh hưởng nào lên sức khỏe con người do tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen cả.
Nhắc đến thực phẩm biến đổi gen, tại Việt Nam, trước đó, cũng đã có nhiều ý kiến gây tranh cãi về loại thực phẩm này có ảnh hưởng cho sức khỏe cho người hay không, và cũng chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe.
Hiện vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gien có thể gây dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư.
Do đó, trong kinh doanh, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau quả hữu cơ không được phép trồng bằng hạt giống biến đổi gen, các loại thịt dán nhãn thịt sạch không được g.iết mổ từ những động vật đã được nuôi bằng thực vật biến đổi gen, và các loại đồ ăn sẵn hữu cơ đều không có chứa nguyên liệu biến đổi gen.
Tác động của thức ăn chăn nuôi biến đổi gen đối với động vật
Theo một báo cáo khoa học gần đây được tiến hành dựa trên các dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trên hơn 100 tỉ động vật được nuôi bằng thức ăn có thành phần từ cây trồng biến đổi gen, đã kết luận rằng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cây trồng biến đổi gen gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe vật nuôi.
Đây cũng là một trong những nghiên cứu khẳng định tính an toàn của cây trồng biến đổi gen khi được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Theo các tác giả của nhóm nghiên cứu này, nghiên cứu trên gà nuôi, trâu bò nuôi lấy sữa, trâu bò nuôi lấy thịt và lợn; tất cả dữ liệu được thu thập trong suốt khoảng 1 thập niên sau năm 2000 – giai đoạn có hàng tỉ động vật được nuôi bằng lượng lớn thức ăn từ cây trồng biến đổi gen đã được đem so sánh với dữ liệu lấy được từ trước năm 1994 – giai đoạn trước khi xuất hiện cây trồng biến đổi gen.
Kết luận của nghiên cứu khẳng định rằng không có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút hoặc tình trạng sức khỏe của các động vật này xấu đi.
Thực tế cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả và sức khỏe của động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen giống với động vật được nuôi bằng cây trồng có kiểu gen tương đồng, không biến đổi.
Hiện cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được sự khác biệt trong cơ cấu dinh dưỡng của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.
Ngực to gấp 4 người lớn, n.ữ s.inh 14 t.uổi phải phẫu thuật thu nhỏ
N.ữ s.inh lớp 8 có vòng một to gấp 4 lần bình thường khiến em luôn mặc cảm. Bác sĩ kết luận bệnh nhi bị phì đại tuyến vú, phải phẫu thuật thu nhỏ.
GS Trần Thiết Sơn, nguyên Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Đại học Y Hà Nội vừa thực hiện ca thu nhỏ tuyến vú phì đại cho bệnh nhi Lan Hương, 14 t.uổi ở Hưng Yên. Đây cũng là trường hợp nhỏ t.uổi nhất mắc căn bệnh này được GS Sơn thực hiện phẫu thuật.
Chị Tuyết, mẹ bệnh nhi chia sẻ, Lan Hương vốn bụ bẫm từ nhỏ nên khi con gái mới dậy thì, gia đình không để ý nhiều. Suốt năm học lớp 5, Lan Hương vẫn mặc áo lá như các bạn.
Tuy nhiên từ sau khi xuất hiện k.inh n.guyệt năm 11 t.uổi, vòng một của cô bé to nhanh bất thường, trong thời gian ngắn, áo ngực chuyển từ nhỏ nhất sang 43 cúp DD.
Để che đi vòng ngực quá khổ, mùa hè chị Tuyết phải may cho con gái áo đồng phục cỡ to hơn ở trường, mùa đông mặc áo khoác rộng để nguỵ trang.
Bệnh nhi bị phì đại tuyến vú khổng lồ khiến em luôn mặc cảm, không dám tham gia các môn thể dục ở trường
Vòng ngực to bất thường khiến cô bé gù gập người về phía trước, em cũng tự co mình lại, không dám tham gia các môn chạy nhảy ở trường. Trọng lượng ngực lớn cũng tác động lên hai vai khiến em luôn bị đau vai, khó thở.
Ở giai đoạn dậy thì, vòng ngực phát triển quá mức là một yếu tố gây rối loạn phát triển tâm sinh lý khiến trẻ thu hẹp quan hệ, khó hoà đồng, sống cô lập và luôn đối kháng với những tác động bên ngoài. Tâm lý không muốn có người yêu, không muốn lập gia đình gặp ở những bệnh nhân để vú phì đại đến năm 30 t.uổi.
Về mặt sức khoẻ, nếu để tình trạng phì đại kéo dài sẽ khiến cơ thể đổ về phía trước, cột sống gù theo, lâu ngày sẽ làm thoái hoá đốt sống cổ và thiểu năng tuần hoàn não.
Khi đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám, GS Sơn kết luận trường hợp này bị phì đại tuyến vú khổng lồ, ngực sa trễ độ 3, chỉ định thu gọn vú.
GS Sơn cùng ekip phẫu thuật
Sau hơn 3 năm phát triển, vòng một của bệnh nhi sa trễ 26cm, mỗi bên có thể tích 1.000cc, gấp 4 lần thể tích vú của phụ nữ trưởng thành.
GS Sơn cho biết, bệnh phì đại tuyến vú là bệnh tiến triển lành tính do rối loạn hormone. Ở các nước phương Tây, do đặc thù chủng tộc nên tỷ lệ trẻ v.ị t.hành n.iên bị phì đại tuyến vú rất cao song tại Việt Nam, phì đại tuyến vú hay gặp ở phụ nữ sau sinh.
Mỗi năm GS Sơn phẫu thuật thu gọn vú khoảng 30 trường hợp. Ca nhỏ t.uổi nhất trước đây 16 t.uổi, trường hợp phì đại lớn nhất mỗi bên nặng 4kg.
Để thu gọn tuyến vú, nhiều nước trên thế giới và nhiều cơ sở y tế trong nước sử dụng phương pháp phẫu thuật cổ điển Thorek. Bác sĩ sẽ cắt rời tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên để tạo hình thẩm mỹ.
Dù đảm bảo về tạo hình nhưng phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế như vết cắt lớn, ống tuyến và dây thần kinh cảm giác bị đứt lìa nên bệnh nhân mất cảm giác sau phẫu thuật, không thể nuôi con bằng sữa mẹ do mất tuyến sữa.
Ngực bệnh nhi được thu gọn sau ca phẫu thuật
Nhiều năm nay, GS Sơn đã nghiên cứu ra phương pháp thu gọn vú có bảo tồn, khắc phục các nhược điểm của phương pháp truyền thống.
Với phương pháp mới, bác sĩ thực hiện siêu âm doppler xác định mạch m.áu nuôi quầng núm vú, lần theo đường đi của cuống nuôi để thiết kế vạt mang quần núm vú. Sau khi cắt thu nhỏ tuyến vú, bác sĩ sẽ cuộn vạt lên để tạo hình bầu vú. Kĩ thuật này giúp quần núm vú có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ rối loạn cảm giác rất thấp, bệnh nhân sau thu gọn có thể nuôi con bằng sữa mẹ bình thường, không có nguy cơ tái phát.
Trường hợp của Lan Hương, bác sĩ đã cắt bỏ mỗi bên hơn 800cc thể tích, tạo hình lại bầu vú. 5 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhi được xuất viện và sẽ tiếp tục mặc áo định hình thêm 3-4 tuần.
GS Sơn lưu ý, phụ nữ có vòng một to gấp đôi bình thường, ngực chảy xệ quá mức cần đi khám ngay.
Riêng nhóm trẻ v.ị t.hành n.iên thường có tâm lý giấu giếm, dễ bị bạn bè trêu chọc nên trẻ có xu hướng co cụm, thậm chí trầm uất, vì vậy bố mẹ cần quan tâm tới con hơn để phát hiện sớm bệnh.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.