Loại trái cây này mùa đông bán đầy chợ, mua về nấu chè ăn hàng ngày thì da căng mịn đến ngỡ ngàng!

Món chè lê vừa ngon miệng, đẹp da đẹp dáng lại còn giúp phòng trừ ho hiệu quả thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua.

Nguyên liệu nấu chè lê

1 cây nấm tuyết

1 quả lê

Vài hạt bối mẫu

Đường phèn

Chè lê không chỉ là một món ăn thông thường mà đây còn là một bài thuốc. Món chè được kết hợp bởi lê, nấm tuyết, hạt bối mẫu và đường phèn. Quả lê theo Đông y có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, tiêu độc, sinh tân dịch, dưỡng huyết… nên đây là loại trái cây rất tốt để điều trị các chứng ho, khó thở. Ăn lê cũng có tác dụng dưỡng huyết, từ đó giúp làm đẹp da.

Nấm tuyết theo Đông y có vị ngọt tính mát giúp bảo vệ gan đồng thời giúp giảm mỡ m.áu, hạ đường huyết, kháng ung thư, chống lão hóa, ích khí dưỡng huyết, kích thích ăn ngon và giúp điều trị suy nhược thần kinh…

Cách nấu chè lê

Nấm tuyết bạn ngâm với nước cho mềm (ngâm khoảng 2 giờ) sau đó cắt bỏ chân rồi rửa sạch lại nấm.

Xé nấm thành từng mảnh nhỏ rồi cho vào nồi cơm điện. Thêm lượng nước vào xâm xấp mặt nấm rồi nhấn nút nấu (cook) trong 10 phút.

loai trai cay nay mua dong ban day cho mua ve nau che an hang ngay thi da cang min den ngo ngang 1dd 5540365

Trong lúc nấu nấm thì sơ chế quả lê, gọt bỏ vỏ và hạt sau đó thái lê thành khối nhỏ vừa ăn. Cho hạt bối mẫu vào máy xay rồi xay thành bột (hoặc giã nhỏ hạt).

loai trai cay nay mua dong ban day cho mua ve nau che an hang ngay thi da cang min den ngo ngang ac9 5540365

Khi nấm tuyết chín thì đổ ra nồi thông thường đun sôi, thêm lê, bột bối mẫu, đường phèn vào đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

loai trai cay nay mua dong ban day cho mua ve nau che an hang ngay thi da cang min den ngo ngang df3 5540365

Hạt bối mẫu là một vị thuốc Đông y, dùng để trị cảm lạnh, nôn ra m.áu và ho, giúp long đờm, chữa viêm họng, viêm amidan… Bạn có thể mua hạt bối mẫu ở các tiệm thuốc Đông y hoặc trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…

Thành phẩm

Nếu chị em nào “mê cái đẹp” chắc chắn không thể bỏ qua món chè lê này. Món chè có tác dụng làm ấm cơ thể và dạ dày, giúp cấp ẩm và làm da căng mướt trong những ngày lạnh giá.

loai trai cay nay mua dong ban day cho mua ve nau che an hang ngay thi da cang min den ngo ngang be2 5540365

Thời gian làm món chè lê trên chỉ khoảng 20 phút, bạn sẽ chi phí khoảng 50.000 đồng.

Chúc bạn thành công với cách nấu chè lê này!

Mối nguy hiểm khi bị hạ đường huyết cần lưu tâm

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi bệnh nhân đái tháo đường.

Khi bị hạ đường huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, người bị hạ đường huyết có thể bị hôn mê và đe dọa không nhỏ đến tính mạng.

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường (glucose) trong m.áu thấp dưới 3,9 mmol/l (dưới 70mg/dl). Cần xử lý nhanh chóng, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.

Khi bị hạ đường huyết xuống còn 53 mg/dl, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động, ngay lập tức, chúng sẽ đưa ra các tín hiệu cảnh báo như xây xẩm mặt mày, choáng váng, đói lả, đổ mồ hôi, tim đ.ập loạn nhịp, dễ cáu gắt, run tay, … Đây là những triệu chứng của dây thần kinh tự trị xuất hiện do đường huyết giảm quá mức.

moi nguy hiem khi bi ha duong huyet can luu tam 61b 5539183
Ảnh: Minh họa

Khi xuất hiện những triệu chứng như suy giảm khả năng tập trung, hoảng loạn, kiệt sức, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt… là lúc chỉ số đường huyết giảm xuống dưới 48 mg/dl. Đây là những triệu chứng của hệ thần kinh trung ương, cho thấy các tế bào não đang trở nên không hoạt động do thiếu glucose.

Nếu bệnh nhân không bổ sung đường trong trường hợp hạ đường huyết, tình trạng này sẽ tiếp tục tiến triển và xảy ra hiện tượng rối loạn ý thức. Đường huyết tiếp tục giảm, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức tạm thờ, co giật, trong trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể t.ử v.ong.

Hầu hết cơ thể mọi người đều phát ra tín hiệu cảnh báo việc hạ đường huyết. Tuy nhiên, một số người tiểu đường lâu năm hoặc bị hạ đường huyết vào ban đêm, có rất ít hoặc không có triệu chứng, cho đến khi bị co giật hoặc bất tỉnh đột ngột. Để tránh điều này, bạn nên đo đường huyết hàng ngày và cố gắng giữ mức đường huyết ở ngưỡng cho phép.

moi nguy hiem khi bi ha duong huyet can luu tam a7b 5539183

Ảnh: Sưu tầm

Có rất nhiều triệu chứng hạ đường huyết khác nhau, sự xuất hiện các triệu chứng sẽ tùy vào từng cá nhân người bệnh. Một người có thể có các triệu chứng xuất hiện ban đầu là run tay nhưng một người khác là cảm thấy đói bất thường. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, hãy nhớ kỹ các đặc điểm triệu chứng của bản thân. Việc này giúp bệnh nhân có thể phản ứng nhanh chóng khi tình trạng hạ đường huyết xảy ra vào một thời điểm khác.

Nếu các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện, điều đầu tiên phải bổ sung glucose (đường). Bệnh nhân hãy tự đo đường huyết để xác nhận đó có phải là hạ đường huyết không. Sau khi ăn hoặc uống 10~15g glucose, hãy nghỉ ngơi một lúc.

Trường hợp sau 15 phút nghỉ ngơi mà tình trạng hạ đường huyết không hồi phục, hãy bổ sung thêm glucose với cùng một lượng như vậy. Nhiều người nghĩ rằng, vừa mới dùng xong nên không nhất thiết phải hấp thụ thêm glucose, điều này có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm hơn. Dù khi bệnh nhân bổ sung thêm đường và tạm thời bị tăng đường huyết thì vẫn an toàn hơn nhiều so với việc bị hạ đường huyết.

Nếu có cảm giác bị hạ đường huyết trong khi lái xe, hãy bình tĩnh quan sát, kiểm tra sự an toàn của đoạn đường xung quanh và ngay lập tức dừng xe bên lề đường. Khi bị hạ đường huyết, sự tập trung sẽ bị giảm, chân tay run, phản ứng khi lái xe sẽ chậm lại, rất nguy hiểm cho cả lái xe và những phương tiện đang lưu thông khác.

Bản thân bệnh nhân nên biết kiến thức về các biện pháp đối phó với tình trạng hạ đường huyết, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng giữa việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa hạ đường huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *