Móng tay thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề sức khỏe có thể làm thay đổi tình trạng bình thường của móng tay. Từ lâu, việc quan sát móng tay đã được áp dụng để chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể. Đôi khi chúng ta chỉ bị nhiễm nấm hoặc chấn thương nhưng trong nhiều trường hợp dấu hiệu bất thường của móng tay là lời cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến gan, tim và phổi.
Ở người khỏe mạnh, móng tay có màu hồng nhạt, sáng bóng, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt mịn màng. Tuy nhiên nếu thấy móng tay có những dấu hiệu khác thường dưới đây, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt
Vết đen trên móng tay
Móng tay xuất hiện vệt đen có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm.
Nếu thấy vết đen bỗng nhiên xuất hiện ở đầu móng tay bạn chớ nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như gan, suy tim sung huyết, bệnh tiểu đường. Ngoài ra những sọc đen chạy xuống móng còn có thể báo hiệu bệnh ung thư da, được gọi là khối u ác tính subungual.
Móng tay có sọc trắng ngang
Khi cơ thể thiếu kẽm hoặc protein, không đủ dưỡng chất để nuôi móng sẽ làm xuất hiện các sọc trắng ngang trên móng. Ngoài ra, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh gan, thận.
Móng giòn, dễ gãy
Móng tay khô giòn, dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc móng tay khô giòn, dễ gãy như thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng, tiếp xúc quá nhiều với các chất rửa tẩy hoặc sơn móng tay, do quá trình lão hóa. Bên cạnh đó tình trạng này có thể là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus (một loại nhiễm nấm dẫn đến phát ban ngứa trên da hoặc trong miệng), bệnh vảy nến, vấn đề về tuyến giáp, …
Trong một số trường hợp móng tay giòn gãy còn cảnh báo bệnh viêm khớp phản ứng, tình trạng viêm khớp xuất hiện thứ phát sau nhiễm khuẩn ngoài khớp như hệ tiết niệu, s.inh d.ục hoặc tiêu hóa. Càng kéo dài, bệnh sẽ gây ra những khó khăn trong sinh hoạt và đặc biệt ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.
Móng tay thay đổi màu
Móng tay thay đổi màu sắc bất thường cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh tuyến giáp, viêm gan, tiểu đường.
-Móng tay màu vàng thường do sử dụng sơn móng tay trong thời gian dài hoặc có thể chỉ ra bệnh vẩy nến, bệnh nấm móng. Khi bị nhiễm nấm nặng, móng sẽ co lại, dày lên và bị sứt gãy. Đáng chú ý, móng tay vàng còn là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như bệnh tuyến giáp, viêm gan, n.hiễm t.rùng xoang, tiểu đường, n.hiễm t.rùng phổi, phù bạch huyết.
-Móng tay chuyển màu xanh-đen có thể là do sự nhiễm vi khuẩn xảy ra dưới móng.
-Móng tay hơi xanh hoặc tím là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu oxy hoặc mắc bệnh phổi như bệnh khí phế thũng. Một số vấn đề về tim cũng có thể liên quan đến tình trạng móng tay xanh.
-Móng tay màu xám thường xuất hiện do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc.
-Móng tay nâu có thể là do mắc bệnh về tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng. Đặc biệt tình trạng móng tay một nửa trắng ở phía dưới, nửa nâu ở trên có thể là dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.
-Móng tay màu trắng là dấu hiệu thông thường của sự lão hóa, bệnh nấm móng, thiếu sắt (thiếu m.áu) hoặc cảnh báo một số bệnh như xơ gan, thận, suy tim, đái tháo đường, cường giáp, suy dinh dưỡng.
-Móng tay nhợt màu có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng như: Thiếu m.áu, suy tim sung huyết, bệnh về gan, suy dinh dưỡng
Móng tay gợn sóng
Bề mặt móng tay gợn sóng hay rỗ có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Móng tay thay đổi màu sắc cũng là biểu hiện thường gặp đi kèm với việc da dưới móng có màu nâu đỏ.
Móng nứt hoặc bị tách đôi
Móng tay khô giòn, dễ bị nứt hoặc tách đôi có khả năng liên quan đến các bệnh về tuyến giáp. Bên cạnh đó nứt móng hoặc tách đôi hai lớp móng với màu hơi vàng thường là dấu hiệu của bệnh nấm.
Phần da quanh móng sưng
Tình trạng này có thể là do bệnh lupus hoặc do rối loạn mô liên kết. N.hiễm t.rùng cũng có thể là nguyên nhân gây ra sưng đỏ và viêm phần da bọc móng tay.
Móng tay dễ bị lung lay
Đây thường là hậu quả của việc bị tổn thương vật lý hoặc n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên một lý do nữa khiến móng tay trở nên yếu và lỏng lẻo là do các bệnh tuyến giáp, vẩy nến, tuần hoàn kém hoặc phản ứng dị ứng với thuốc
Móng tay hình thìa
Khi thấy móng tay có phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên giống hình chiếc thìa và có lớp sừng rất mỏng, có thể lúc này bạn đang bị thiếu sắt (thiếu m.áu), các bệnh về gan, bệnh Raynaud (ảnh hưởng đến việc cung cấp m.áu cho các ngón tay và ngón chân), bệnh tim và suy giáp. Thiếu m.áu được bác sĩ xếp vào căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn tới các triệu chứng như ngất đột ngột, chóng mặt…
Xuất hiện rãnh trên móng tay
Việc xuất hiện đường sâu hay rãnh chạy qua móng tay có thể là hậu quả sau khi điều trị hóa liệu, gặp phải chấn thương, do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp, bệnh Raynaud, tiểu đường, bệnh mạch m.áu, thiếu hụt kẽm và sốt cao.
Móng tay lồi lên bất thường
Móng tay đột nhiên lồi cao lên bất thường có thể là dấu hiệu m.áu thiếu oxy hay các bệnh về phổi hoặc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim, bệnh viêm ruột (IBD), bệnh gan và AIDS.
Tại sao bạn nên ăn ít muối hơn trong mùa đông?
Mùa lạnh là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ngon yêu thích mà không cần đắn đo suy nghĩ.
Những thực phẩm chế biến nhiều muối – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tất cả chúng ta đều có xu hướng ăn nhiều hơn một chút trong mùa đông, điều này là bình thường cho đến khi bạn duy trì hoạt động thể chất.
Nhưng một thành phần thực phẩm chúng ta nên tiêu thụ ít hơn trong thời tiết này, đó là muối. Quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề về tim mạch trong mùa đông.
Dưới đây là cách thức và các cách giảm lượng muối ăn vào.
Tại sao chúng ta nên tiêu thụ ít muối hơn trong mùa đông?
Không giống như mùa hè, chúng ta không đổ mồ hôi vào mùa đông. Không tiết mồ hôi làm cho muối bị giữ lại trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Những người có tim bơm kém, còn được gọi là rối loạn chức năng LV có xu hướng quá tải chất lỏng, có thể làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết trong mùa đông
Dưới đây là những cách dễ dàng để giảm lượng muối vào mùa đông, theo Times of India.
Ăn ít thức ăn chế biến sẵn
Bước đầu tiên để giảm lượng natri của bạn là ăn ít thực phẩm chế biến sẵn. Bánh quy giòn, bánh quy mặn, bữa ăn đông lạnh và xúc xích chắc chắn có thể làm tăng lượng natri của bạn nhiều hơn lượng khuyến nghị hằng ngày. Natri được sử dụng làm chất bảo quản trong các loại thực phẩm này, giúp kéo dài thời hạn sử dụng.
Bỏ bình lắc muối ra khỏi bàn
Cách đơn giản nhất để cắt giảm lượng muối là làm ít muối hơn trong bữa ăn. Bạn chỉ cần lấy bình lắc muối ra khỏi bàn để cắt giảm lượng natri hằng ngày của mình.
Sử dụng gia vị không có muối
Chọn từ một số loại thảo mộc và hỗn hợp gia vị khác nhau, từ tiêu, chanh đến húng quế, tỏi để tăng thêm hương vị cho bữa ăn của bạn. Ăn ít muối không có nghĩa là thức ăn ít hương vị.
Xả và rửa sạch đồ hộp
Đôi khi thực phẩm đóng hộp là không thể tránh khỏi. Nếu bạn mua rau đóng hộp hoặc bất cứ thứ gì khác đóng hộp, hãy rửa thật sạch trước khi nấu. Rửa và để ráo nước có thể giúp loại bỏ nhiều natri trong thực phẩm đóng hộp.
Chọn các lựa chọn ít natri khi đi ăn ngoài
Hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn ngoài đều có hàm lượng natri khá cao. Muối làm cho thực phẩm ngon, do đó các đầu bếp có xu hướng sử dụng nhiều. Hãy tìm hiểu những mặt hàng có hàm lượng natri thấp nhất và lựa chọn chúng, theo Times of India.