Vui xuân, nhưng đừng quá chén…

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh. Có 8,3% nguyên nhân t.ử v.ong (gần 33 triệu cái c.hết) liên quan đến rượu, bia.

vui xuan nhung dung qua chen 25e 5543234

Cục Y tế dự phòng tập huấn về tác hại của rượu, bia cho cán bộ y tế. Ảnh: H.HOA

Về tiêu thụ rượu, bia, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực ông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và thứ 29 trên thế giới. Năm 2017, nước ta tiêu tốn cho rượu, bia khoảng 4 tỉ USD và 50.000 tỉ đồng giải quyết hậu quả tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia, 71,7% t.ử v.ong do xơ gan ở nam giới do rượu, bia và 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần dành để điều trị những người loạn thần do uống rượu, bia.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 1 đơn vị cồn bằng 10g cồn nguyên chất, tương đương chai hoặc lon bia 330ml chứa 5% độ cồn = 1 ly bia hơi 330ml = 1 ly rượu vang 100ml có 13,5% độ cồn = 1 ly 30ml rượu mạnh chứa 40% độ cồn. Bộ Y tế khuyến cáo, nam giới không uống quá 2 đơn vị cồn trên ngày và không quá 5 ngày/tuần; nữ giới không uống quá 1 đơn vị cồn/ngày.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường nếu uống phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa Methanol (hàm lượng Methanol vượt ngưỡng trên 0,05% có thể mù mắt và t.ử v.ong cao). ã có những trường hợp t.ử v.ong khi sử dụng rượu chứa Methanol, rượu ngâm thảo mộc (lá, rễ, hạt cây), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) chứa độc tố tự nhiên.

ể bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng, chống tác hại của việc lạm dụng, sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngành Y tế khuyến cáo người tiêu dùng: Không nên uống quá nhiều rượu do lạm dụng rượu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về thể chất, sức khỏe tâm thần của người sử dụng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ sử dụng; không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại rượu trôi nổi trên thị trường.

Rượu, bia làm người lái xe phản xạ chậm, xử lý tình huống giao thông không kịp thời, không chính xác. Từ đó dễ gây ra tai nạn giao thông và để lại hậu quả nặng nề cho bản thân và người khác. Mỗi năm ở Việt Nam có gần 7.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến rượu, bia. Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019: uống rượu, bia khi lái xe có thể bị phạt đến 10 năm tù. Ngoài ra, không ép người khác uống rượu, bia. Tại Nghị định 117/2020/N-CP của Chính phủ, hành vi ép người khác uống rượu, bia bị phạt tới 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ quan bị phạt 3-5 triệu đồng nếu để tình trạng uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc.

Khi người uống rượu có các biểu hiện về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý, điều trị kịp thời.

ể ngày Tết vui tươi, xuân lành mạnh, nếu có uống rượu, bia, hãy uống có chừng mực và chỉ dùng rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã uống rượu, bia thì không lái xe.

6 điểm mới của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cần biết: Đã uống rượu, bia thì không được lái xe. Phải dán thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 t.uổi. Quán nhậu hỗ trợ gọi taxi cho khách sau khi uống rượu, bia. Không mở mới điểm bán rượu, bia gần trường học, bệnh viện. Thành viên gia đình được hướng dẫn kỹ năng từ chối uống rượu, bia. Không quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng”.

Phòng ngừa nhược thị ở t.rẻ e.m

Đối với bệnh nhược thị, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả. Nếu không được điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược.

Nếu phát hiện quá muộn, nhất là khi trẻ sau 13 t.uổi, sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực, thậm chí mù mắt.

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Nhược thị là khi thị lực chỉ đạt dưới 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu. Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng tới 1 bên mắt, nhưng nếu cả 2 mắt đều mất đi thị lực trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhược thị có thể xảy ra ở cả 2 mắt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao.

Vì sao bị nhược thị?

Nhược thị có 2 loại:Nhược thị chức năng là loại nhược thị mà thị lực có thể phục hồi sau điều trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt.

phong ngua nhuoc thi o tre em 380 5509567

Hình ảnh minh hoạ giữa mắt nhìn bình thường và mắt bị nhược thị.

Nhược thị thực thể: là tình trạng thị lực không thể phục hồi được sau điều trị và thường kèm theo các bệnh lý khác ở mắt như: bệnh lý hoàng điểm Stargard, đục thể thủy tinh bẩm sinh,… Nhược thị thực thể thường kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt, có thể do một nguyên nhân đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân thường gặp nhất:

Lé: Có thể ở 1 mắt, 2 mắt hoặc lé luân phiên. 50% trong số t.rẻ e.m bị mắt lé bị nhược thị.

Tật khúc xạ: Nhược thị do khúc xạ xuất hiện ở t.rẻ e.m do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực ở t.rẻ e.m. Nhược thị do khúc xạ có thể xảy ra ở một mắt, hai mắt, có thể đối xứng hoặc không đối xứng (trong trường hợp bất đồng khúc xạ).

Ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do: bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hoặc xuất hiện từ khi còn nhỏ, sẹo giác mạc…

Cách nhận biết trẻ bị nhược thị

Biểu hiện duy nhất của nhược thị là nhìn mờ, được biểu hiện khi: trẻ tự phát hiện nhìn mờ; trẻ xem tivi, đọc sách, viết ở khoảng cách gần; nheo mắt, dụi mắt khi xem tivi; viết sai hàng; nghiêng đầu khi nhìn; khó khăn khi nhìn bảng, kêu ca là bị mỏi mắt…

Trẻ bị nhược thị sẽ ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…) và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt bị lé, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.

phong ngua nhuoc thi o tre em 4a3 5509567

Chỉnh tật khúc xạ tại phòng khám mắt cho trẻ.

Cách phòng tránh nhược thị hiệu quả cho trẻ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để tránh các bệnh liên quan đến tật khúc xạ cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; học trong phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút.

Không nên cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi điện tử quá 2 giờ liên tục. Bởi ánh sáng đèn LED từ các thiết bị này là tác nhân gây ra và làm các căn bệnh về mắt có chiều hướng trầm trọng hơn. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần có chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin để góp phần đảm bảo thị lực. Trẻ nhỏ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên 2 lần/năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh ở mắt và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *