Vấn đề ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới cũng như Việt Nam.
Ảnh minh họa
Em định đi nâng ngực bằng mỡ tự thân, vì nghĩ dùng mỡ tự thân sẽ tốt hơn cho túi nâng ngực vào người, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng thì em lại thấy hoang mang.
Có người bảo nhược điểm của phương pháp này là nếu sau này đi khám u vùng ngực sẽ khó phát hiện được, vì lượng mỡ c.hết sẽ vón thành cục trong ngực, không khác gì những khối u. Và hiệu quả cũng không lâu bền. Em bối rối quá, mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Hoài Thương (TP Vinh, Nghệ An)
Vấn đề ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới cũng như Việt Nam.
Kỹ thuật này khá thành công trong trường hợp diện tích bơm mỡ nhỏ, như vùng mi, vùng má, thái dương, môi, sẹo lõm ở chi thể (cánh tay, đùi), đặc biệt tốt trong trường hợp làm căng môi cho phụ nữ.
Tuy nhiên, việc bơm mỡ với khối lượng lớn như phần ngực là một vấn đề phải bàn. Bởi lẽ sau nhiều năm áp dụng, đã có khá nhiều tài liệu trên thế giới cũng như trong nước có ca biến chứng khi bơm mỡ vào ngực (từ 100- 200cc). Sẽ có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra như: một lượng mỡ bị xơ hóa, có thể ngấm vôi và tạo ra các hình khối.
Những hình khối này sẽ lẫn lộn và gây khó khăn cho người làm siêu âm, X-quang, nhằm phát hiện khối u bất thường trong vú, đúng như thông tin mà bạn đã được đọc. Bởi lẽ, việc ghép tế bào mỡ cần một quy trình nghiêm ngặt. Đầu tiên phải lấy lượng mỡ ở bụng, mông, đùi, cánh tay, sau đó đến quá trình cô đặc lại và mỡ tốt được sử dụng để chuyển sang khu vực cần cấy mỡ. Chu trình này được thực hiện trong vòng khép kín, hoàn toàn vô trùng.
Ở các nước tiên tiến, quy trình sang chiết mỡ và ly tâm phải có dụng cụ chuyên biệt, gọi là những bộ kít. Giá thành của bộ kít rất đắt đỏ nên để giảm chi phí, bằng cách sử dụng dụng cụ thủ công tác động vào quá trình sang chiết mỡ, rất dễ gây nhiễm khuẩn. Biến chứng đầu tiên khi bơm mỡ là n.hiễm t.rùng. N.hiễm t.rùng trên một khu vực rộng như ngực là một tai họa. Có trường hợp đến muộn, bệnh nhân n.hiễm t.rùng huyết, rất tốn kém.
Tuyến vú rất nhạy cảm với dị vật tạo hình. Mỡ ngoại lai đưa vào, dù là từ các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể vẫn có nguy cơ gây kích thích, tạo u bất thường. Lượng mỡ khi đưa vào phải có một tổ chức nuôi dưỡng rất tốt. Thông thường ở vú, lượng mỡ chỉ tiếp nhận được ít, theo từng dải mỡ một, mỗi dải không quá 5mm đường kính. Nếu bơm ồ ạt sẽ tạo ra một ổ chứa mỡ thì tại lõi ổ mỡ đó sẽ b.ị h.oại t.ử. Nếu ổ hoại tử không bị n.hiễm t.rùng thì sẽ tạo xơ hoặc đám vôi hóa. Nếu bị n.hiễm t.rùng thì không chỉ gây nguy hiểm cho bộ ngực mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Cá nhân tôi không ủng hộ việc lấy mỡ tự thân để bơm vào ngực. Tôi nghĩ rằng bạn nên loại bỏ kỹ thuật này ra khỏi đầu và nên nâng ngực bằng túi độn vì biện pháp này an toàn hơn nhiều. Cũng có biến chứng với túi độn, nhưng chỉ nằm trong phạm vi dưới 3% và đều có thể xử lý được, không nguy hiểm đến tính mạng.
TS.BS. Nguyễn Huy Thọ
TP.HCM: Người phụ nữ 34 t.uổi bị vỡ túi ngực, biến dạng ngực trái vì đi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng
Sau khi đi nâng ngực tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, người phụ nữ phải đến cầu cứu bác sĩ trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái.
Ngày 21/10, khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị trường hợp nữ bệnh nhân N.N.H. (34 t.uổi, ngụ tại TPHCM).
Bệnh nhân đến khám trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái. Chị H. cho biết đã phẫu thuật nâng ngực vào đầu tháng 2/2020 tại một thẩm mỹ viện do người quen giới thiệu.
Ngay sau phẫu thuật, chị thấy khó chịu, sưng đau nhiều vùng ngực trái nên báo lại thì được người của cơ sở thẩm mỹ cho biết hiện tượng sưng đau không đáng lo ngại, chỉ vài ngày sẽ hết.
Tuy nhiên hơn một tuần sau chị vẫn thấy đau âm ỉ ở ngực và nách trái. Dù cơn đau vùng ngực càng ngày càng tăng nhưng chị H. vẫn ngại việc đến BV khám.
Mãi đến khi không chịu được, lo sợ mình có thể bị ung thư vú nên mới đến cầu cứu bác sĩ.
Hình chụp X-quang cho thấy chị H. bị vỡ túi ngực nhân tạo bên trái.
Tại khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, sau khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ cho biết chị H. bị vỡ túi ngực nhân tạo bên trái, nách trái có hạch lớn, bầu ngực bị biến dạng.
Chị được bác sĩ tư vấn phẫu thuật lấy bỏ túi độn ngực hai bên, đồng thời làm xét nghiệm giải phẫu hạch và bao xơ xung quanh túi ngực để tầm soát ung thư vú.
Với nguyện vọng có được “vòng 1” căng đẹp, chị H. xin ý kiến bác sĩ về việc đặt lại túi độn ngực.
Túi ngực bị vỡ được lấy ra.
Bác sĩ Vũ Hữu Thịnh, Phó trưởng khoa Tạo hình – Thẩm mỹ của BV cho biết, túi ngực bên trái của người bệnh bị vỡ hoàn toàn và cũng không phải là vật liệu được Bộ Y tế cấp phép trong phẫu thuật nâng ngực.
Sau khi làm sạch, lấy hạch và bao xơ quanh túi ngực làm sinh thiết, kết quả cho thấy sức khỏe của chị H. bình thường. Chúng tôi đã đặt túi ngực mới theo nguyện vọng của chị.
Sau phẫu thuật, chị H. được mặc áo định hình, tình trạng sức khỏe ổn định và được xuất viện ngay trong ngày.
Chị được hướng dẫn các bài tập vận động trước khi xuất viện và hẹn tái khám sau 1 tuần. Kết quả tái khám cho thấy vết mổ lành tốt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Thịnh, khoa Tạo hình Thẩm mỹ từng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do nâng ngực tại các cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng.
Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ quan niệm sai lầm của chị em phụ nữ khi cho rằng phẫu thuật nâng ngực khá đơn giản, không có nhiều rủi ro.
Bác sĩ khuyến cáo, phẫu thuật nâng ngực là giải pháp giúp chị em phụ nữ tự tin hơn với “vòng 1” đầy đặn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (như sốc thuốc, xuất huyết, n.hiễm t.rùng, sẹo lồi…), thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó khi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật nâng ngực, chị em phụ nữ nên được tư vấn bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.